USCIRF chỉ ra tình trạng hiện đang ngày càng xấu đi đối với vấn đề tự do tôn giáo tại Pakistan

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã đề nghị đưa Pakistan phải được chỉ định là một quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm”. 

Religious-minorities-in-Pakistan

“Chỉ định Pakistan như là một quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA). Đàm phán một thỏa thuận ràng buộc với chính phủ Pakistan, theo mục 405 (c) của IRFA, để đạt được những cải cách cụ thể và có ý nghĩa, với những chuẩn mực bao gồm những cải cách pháp lý chủ yếu và phóng thích các tù nhân bị kết án vì tội báng bổ; một thỏa thuận như vậy cần phải được đi kèm theo các nguồn lực do Hoa Kỳ cung cấp để xây dựng những quyền hạn có liên quan thông qua Bộ Quốc Vụ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)”, theo báo cáo của USCRIF.

Báo cáo hàng năm của USCRIF cho biết thêm: “Điều kiện tự do tôn giáo tại Pakistan từ lâu đã bị làm xấu đi bởi các điều khoản và pháp chế mang tính phân biệt đối xử tôn giáo. Trong nhiều năm, chính phủ Pakistan đã liên tục thất bại trong việc ngăn chặn những lời lẽ khích động tôn giáo hoặc bạo lực giáo phái gây do các nhà tư tưởng tôn giáo và các nhóm cực đoan tiến hành, hoặc trong việc đưa các kẻ thủ phạm ra ánh sáng công lý khi xảy ra các cuộc tấn công bạo lực.

Hơn nữa, các nhóm cực đoan bạo lực và các tổ chức khủng bố do Hoa Kỳ chỉ định đích xác – chẳng hạn như Tehrik-e-Taliban Pakistan (Pakistan Taliban), chi nhánh Pakistan của quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) và Lashkar-eJhangvi (LeJ) – nhắm mục tiêu vào các thường dân Pakistan, các văn phòng chính phủ, và các địa điểm quân sự, đặt ra một thách thức an ninh đáng kể đối với chính phủ và đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực và ý chí của chính phủ nhằm giải quyết các vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng ở nước này”.

Báo cáo đã mô tả thêm tình trạng tiến thoái lưỡng nan của các nhóm thiểu số tôn giáo khi cho biết rằng: “Ít nhất 40 cá nhân đã bị kết án tử hình hoặc đang phải chịu án tù chung thân vì tội báng bổ, trong đó bao gồm hai Kitô hữu đã nhận án tử hình vào tháng 6 năm 2016”.

Báo cáo tiếp tục mô tả tình hình thảm khốc mà các nhóm tôn giáo thiểu số hiện đang phải đối diện: “Các cộng đồng tôn giáo thiểu số, bao gồm các Kitô hữu, các tín hữu Hindu, Ahmadis và Hồi giáo Shi’a cũng đã phải trải qua tình trạng bạo lực tôn giáo và bạo lực giáo phái từ các tổ chức khủng bố cũng như các cá nhân trong xã hội; sự thất bại đã có từ lâu nay của chính phủ đối với việc ngăn chặn hay tiếp tục xảy ra những hành động bạo lực như vậy đã tạo ra một bầu không khí ăn rễ sâu đối với việc dung thứ trước những hành động bạo lực vốn đã khuyến khích những hành động cực đoan”.

Báo cáo đơn giản hóa thực tế bằng cách chỉ định Pakistan như là một quốc gia cần phải đặc biệt quan tâm thực sự sẽ trao quyền cho Hoa Kỳ để hối thúc một cách có hiệu quả hơn đối với Chính phủ Pakistan nhằm bắt tay vào việc thực hiện cải cách không thể tránh khỏi. “Bất chấp những đề xuất đã có từ lâu của USCIRF, Bộ Quốc Vụ Hoa Kỳ chưa bao giờ chỉ định Pakistan như là một quốc gia cần đặc biệt quan tâm”, báo cáo cho biết.

Minh Tuệ (Theo Christiansinpakistan)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết