Tuyệt chủng sinh học và hành vi con người

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 04-03-2017 | 17:35:24

Đa dạng sinh học, một từ thường được trích dẫn, được lặp đi lặp lại như một khẩu hiệu, được sử dụng như một ngọn cờ, nhưng không luôn luôn được hiểu một cách đúng đắn.

DickinsoniaCostataĐó là điều chúng ta đọc được trong báo cáo cuối cùng của hội nghị “Tuyệt chủng sinh học. Làm sao cứu lấy môi trường thiên nhiên đang phụ thuộc chúng ta” do Học viện Giáo hoàng về Khoa học và Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội tổ chức từ ngày 27/2 đến ngày 1/3 vừa qua tại Vatican.

Các học giả nhấn mạnh mối liên hệ giữa “sự đa dạng sinh học” với cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng như mối liên kết không thể phá vỡ giữa nó với những gì chúng ta ăn và uống, hoặc với các loại thuốc mà chúng ta sử dụng để điều trị các thứ bệnh khác nhau.

Và thực tế vốn rất đơn giản: chúng ta phụ thuộc vào môi trường mà chúng ta đang sống trong đó. Hàng ngàn loài cây được trồng để cung cấp thực phẩm, nhưng chỉ 103 loại trong số này đã tạo nên khoảng 90% lương thực cho toàn thế giới.

Theo những ước tính gần đây, chúng ta chỉ mới biết một cách khoa học và chi tiết về 1/5 các loài thực vật hiện có, và nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 21, trước khi được khảo sát và nghiên cứu.

Mối nguy hiểm cũng đe dọa hàng ngàn vi sinh vật không thể được nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có giá trị – hoặc có thể, trong tương lai, trở thành có giá trị – trong lãnh vực y tế, thực phẩm, công nghiệp.

Kết quả của hội nghị chuyên đề được tổ chức trong Casina Pio IV – Vatican đã được trình bày tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Năm vừa qua. Chủ trì cuộc họp báo là Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh Greg Burke và Đức Giám mục Marcelo Sánchez Sorondo, Khoa trưởng của Học viện Giáo hoàng về Khoa học và Học viện Giáo hoàng về Khoa học xã hội. Trong cuộc họp báo, có sự tham dự của Werner Arber, Giải Nobel Y học và là Chủ tịch của Học viện Giáo hoàng về Khoa học, và hai nhà nghiên cứu của Học viện: Peter Hamilton Raven, nhà sinh học tại Vườn bách thảo Missouri, và Partha Sarathi Dasgupta, nhà kinh tế học của Đại học Cambridge.

“Tuyệt chủng là vĩnh viễn mất” – Raven nói. Ông nhấn mạnh mối đe dọa rất nguy hiểm của sự biến đổi khí hậu. Làm thay đổi chu trình nước, nguồn gốc của cuộc sống, cũng có nghĩa là thay đổi đa dạng sinh học – Sánchez Sorondo nhấn mạnh khi giới thiệu các bài phát biểu. Việc chuyển đổi sang năng lượng sạch là một trong những giải pháp mà các học giả đề nghị, cùng với các kỹ thuật canh tác mới và các cấu hình đô thị mới theo mô hình quản lý thông minh tài nguyên; các học giả đã trích dẫn ví dụ tích cực của các thành phố thông minh ở Brazil và Arizona, là những thành phố nhỏ hơn và tích hợp nhiều hơn với môi trường xung quanh. Nhưng không phải chỉ có những thành phố mới, “có những thành phố cổ – vị giám chức cho biết – như New Orleans, cũng đã thực hiện những thay đổi rất lớn”.

Ưu tiên vẫn là cuộc chiến chống đói nghèo, nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của mọi mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường, vì các cộng đồng nghèo thường bị buộc phải bán toàn bộ khu rừng với giá vô lý để tồn tại. Con đường đưa đến sự phát triển cân bằng và bền vững của các dân tộc là thúc đẩy sự tồn tại của gia đình trong ý nghĩa Kitô giáo. Việc giải quyết vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào “việc áp dụng các nguyên tắc của công lý xã hội và phát triển bền vững” – tài liệu được chuẩn bị bởi các chuyên gia tham gia hội nghị cho biết.

Theo L’Osservatore Romano, 3-4 tháng 3 năm 2017.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết