“Diễn giải tuyên bố bằng hành động và những cam kết trong thành quả”. Đó là hướng vận hành của thương mại toàn cầu để đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự mới 2030 cho phát triển bền vững. Trên đây là tuyên bố của Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, ngày hôm qua 5/12 trong cuộc họp Hội đồng UNCTAD, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
Suy nghĩ lại về toàn cầu hóa để tạo ra sự thịnh vượng được chia sẻ
Mặc dù có những lợi thế không thể nghi ngờ của sự tự do hóa thương mại toàn cầu và những bước tiến được thực hiện trong những thập kỷ gần đây của cộng đồng quốc tế để làm cho thị trường tiếp cận các nước đang phát triển với Tổ chức Thương mại Thế giới – Đức Tổng Giám mục cho biết – nền kinh tế thế giới vẫn chật vật phục hồi khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008-2009, trong đó hậu quả nặng nề nhất là đối với các nước nghèo nhất, thậm chí ngay cả đối các nền kinh tế phát triển, tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng tăng. Đối mặt với tình huống này, Đức Cha nhấn mạnh, “những thách đố chính trị lớn lao mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt hiện nay là chuyển từ toàn cầu hóa sang một câu chuyện mang tính xây dựng hơn của việc tạo ra một sự thịnh vượng được chia sẻ.”
Thúc đẩy một vòng tròn đạo đức vì công ích
Để làm như vậy – quan sát viên Vatican cho biết – các chính sách của các tổ chức đa phương và các mục tiêu Chương trình nghị sự 17 cho sự phát triển sau năm 2015, không thể bị giới hạn vào việc duy trì một loại cân bằng giữa những lợi ích đặc thù, nhưng phải nhằm mục tiêu công ích. Điều này đòi hỏi, một mặt, sự tự kiểm soát của mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế, và mặt khác, sự hợp tác của họ với nhau.
Di chuyển từ lời nói sang hành động
“Nếu chúng ta thực sự muốn đảm bảo thành công vào năm 2030 – Đức Tổng Giám mục Jurkovic kết luận – chúng ta phải tiếp tục thực hiện Chương trình Hành động Ababa Addis. Mục tiêu chung của chúng ta là chuyển đổi quyết định thành hành động”.
Chương trình hành động được thông qua vào năm 2015 do Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về tài trợ cho sự phát triển.
Vũ Minh