Trước cuộc đối thoại Trung Quốc-Vatican, kế hoạch 5 năm được khởi xướng nhằm Hán hóa Giáo hội dưới thời của Đảng Cộng sản

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 01-06-2018 | 06:58:40

Kế hoạch bỏ qua những chi tiết cụ thể. Việc Hán hóa được khởi xướng bởi chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2015, đòi hỏi một sự đồng hóa với văn hóa Trung Quốc, sự độc lập với “các thế lực nước ngoài”, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Một cuộc họp mới giữa các phái đoàn Trung Quốc và Vatican vào đầu tháng Sáu. Nhưng ít người lạc quan. Đối với Tổng giám mục Đài Bắc, hiện vẫn chưa có bất kì thỏa thuận nào. Sự chú ý đối với “Kinh Thánh mục vụ”, vốn giải thích lại Tin Mừng, thích nghi nó với chủ nghĩa cộng sản.

Bắc Kinh (AsiaNews) – Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (PA) và Hội đồng Giám mục Trung Quốc (BCCC) đã khởi xướng “Kế hoạch phát triển 5 năm đối với việc Hán hóa Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc”. Kế hoạch đã được chấp thuận bởi sự hoan nghênh trong cuộc họp chung lần thứ tư của hai cơ quan quốc gia, được tổ chức vào tuần trước, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo của hai tổ chức, không tổ chức nào trong số đó được Toà Thánh công nhận.

CHINA-_Politics_and_churchTrong bài phát biểu của mình, Yu Bo, phó giám đốc Cục Quản lý Tôn giáo chính phủ, giải thích rằng “Cuộc họp chung lần thứ 4 đó là nhằm thực hiện sâu hơn tinh thần của Đại hội Đảng Cộng sản Quốc gia lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017 và tinh thần của Hội nghị quốc gia về công tác tôn giáo vào tháng 4 năm 2016, và tập trung vào việc cân nhắc kế hoạch 5 năm nhằm thúc đẩy việc Hán hóa đối với Giáo hội Công giáo Trung Quốc”.

“Việc Hán hóa” đối với các tôn giáo và Giáo hội Công giáo Trung Quốc đã trở thành một chủ đề liên tục kể từ năm 2015, khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia một cuộc họp của Mặt trận Thống nhất (cơ quan giám sát tất cả các thực thể phi cộng sản của Trung Quốc). Trong đó bao gồm:

  1. a) Tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc đối với biểu hiện tôn giáo, loại bỏ “ảnh hưởng của nước ngoài”;
  2. b) “Độc lập với sự ảnh hưởng của nước ngoài” (có nghĩa là thực hiện mọi việc mà không có sự ủy thác của Tòa Thánh đối với các cuộc phong chức Giám mục);
  3. c) Đệ trình Đảng bởi vì nó phải “chỉ đạo” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động tôn giáo”.

Không có thông tin chi tiết nào về kế hoạch dự thảo 5 năm được đề cập trong bản tin ngày 22 tháng 5 trên trang web Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (PA) và Hội đồng Giám mục Trung Quốc (BCCC). Thậm chí ngay cả trong ba cuộc họp chung trước đó, vốn đã đưa ra những nội dung cho việc Hán hóa Giáo hội Công giáo Trung Quốc, trang web CCPA-BCCCC cũng đã không đưa ra bất kì chi tiết nào. Một số nhà quan sát Công giáo tin rằng điều này có lẽ không làm mất lòng Vatican, khi Trung Quốc và Vatican đang trải qua các cuộc đàm phán và một số giám mục bất hợp pháp trong các cơ quan Giáo hội quốc gia đang chờ đợi để được Đức Giáo Hoàng tha thứ cho họ.

Tuy nhiên, một báo cáo trên tờ “Minzu Bao” (tạp chí chính thức về các chủ đề tôn giáo và dân tộc) ngày 25 tháng 7 năm 2017 về cuộc họp chung đầu tiên đã mang lại một cái nhìn thoáng qua. Báo cáo cho biết rằng kế hoạch sẽ được thực hiện thông qua năm khía cạnh. Dựa trên một Giáo hội Công giáo đã bị Hán hóa:

  1. Hành động thống nhất nhằm liên kết sự phát triển của Giáo hội Trung Quốc
  2. Hiểu rõ lịch sử của Giáo hội Trung Quốc;
  3. Thúc đẩy nghiên cứu thần học của Giáo hội Trung Quốc;
  4. Chú trọng thực hiện việc thúc đẩy công việc truyền giáo và công việc mục vụ;
  5. Tập trung vào sự biểu hiện của một Giáo Hội Trung Quốc đã được hán hóa trong kiến trúc, nghệ thuật và phụng vụ.

Cuộc họp thường niên lần thứ tư diễn ra ngay khi các nguồn tin Giáo hội ở Trung Quốc và ngoài nước cho biết rằng tuần tới sẽ diễn ra một vòng đàm phán mới giữa Trung Quốc và Vatican. Tháng 2 năm ngoái, những tin đồn đã lan truyền rằng sẽ có một cuộc họp giữa các phái đoàn Trung Quốc và Vatican vào tháng Ba, thế nhưng đã chẳng có chuyện gì xảy ra. Thậm chí có tin đồn rằng nếu như tất cả mọi thứ được sắp xếp trong cuộc họp đầu tháng Sáu này, một vòng đàm phán khác sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu để ký kết thỏa thuận.

Nói chung, người Công giáo Trung Quốc dường như chẳng mấy lạc quan về việc ký kết thỏa thuận. Bạo lực chống lại Giáo hội đã nổi lên trong những tháng gần đây (lệnh cấm các trẻ vị thành niên đi nhà thờ ở Hà Nam, việc phá hủy nhà thờ ở Tân Cương, vv ..). Ngoài ra, trên internet, các blogger ẩn danh đã tiết lộ một danh sách bao gồm tên tuổi của khoảng 20 giám mục mà Tòa Thánh đã chỉ định trước và sau các cuộc đàm phán Trung Quốc-Vatican tiếp tục vào năm 2014, ám chỉ sự đồng thuận của Tòa Thánh trong các cuộc đàm phán.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post vào ngày 18 tháng Năm, Đức Cha Gioan Hồng Sơn Xuyên (John Hung Shan-chuan), Tổng Giám mục Đài Bắc, cho biết rằng ĐTC Phanxicô đã chia sẻ rằng Ngài sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc Công giáo đối với các cuộc đàm phán và đồng thời nhấn mạnh rằng thẩm quyền bổ nhiệm các Giám mục phải tiếp tục thuộc về Giáo Hoàng. Về vấn đề này, Đức Cha Hồng kết luận, vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng về cuộc đối thoại.

Kế hoạch “Hán hóa” cũng liên quan đến Giáo hội Tin Lành và đã được phê duyệt vào tháng Tư năm ngoái. Có những tin đồn lan truyền rằng Đảng Cộng sản muốn “viết lại Kinh Thánh”. Thực tế, theo các học giả Tin Lành, ý tưởng này là hoàn toàn vô lý và đầy nực cười, nhưng các Kitô hữu cần phải chú ý đến những nỗ lực nhằm chú giải lại Kinh Thánh, như đã xảy ra trong quá khứ gần đây ở Mỹ Latinh, khi mà “Kinh Thánh mục vụ”, vốn cố gắng diễn giải lại Sứ điệp Tin Mừng bằng cách đưa Kinh Thánh đến gần hơn với tư tưởng cộng sản.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết