Trung Quốc tuyên bố cuộc đàn áp mới về tự do tôn giáo

Nhà thờ Công giáo Cứu thế ở quận Xicheng, Bắc Kinh, Trung Quốc (Shutterstock)

Nhà thờ Chúa Cứu Thế, một nhà thờ Công giáo ở quận Tây Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc 

Trung Quốc sẽ thực thi các hạn chế mới đối với các nhóm tôn giáo, các tổ chức, các cuộc hội họp và các sự kiện liên quan khác bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai.

Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã công bố chính sách mới vào ngày 30 tháng 12, sau khi chính quyền Trung Quốc chuyển sang đàn áp các tín hữu Công giáo tại Tổng Giáo phận Phúc Châu, những người đang từ chối gia nhập Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc.

Theo UCA News, các biện pháp hành chính mới của nhóm đối với các nhóm tôn giáo, gồm có sáu phần và 41 điều, sẽ kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc, và sẽ bắt buộc tất cả các tôn giáo và tín đồ ở Trung Quốc tuân thủ các quy định do Đảng Cộng sản Trung Quốc, phải được thừa nhận là cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Theo UCA News, “Các biện pháp Hành chính đối với các nhóm Tôn giáo” mới, vốn gồm có 6 phần và 41 điều khoản, sẽ kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc, và sẽ bắt buộc tất cả các tôn giáo và tín đồ ở Trung Quốc tuân thủ các quy định do Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành, vốn cần phải được thừa nhận là cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

“Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuân thủ hiến pháp, luật pháp, các quy định, pháp lệnh và chính sách, tuân thủ nguyên tắc độc lập và tự trị, tuân thủ các chỉ thị về tôn giáo tại Trung Quốc, thực hiện các giá trị của chủ nghĩa xã hội”, Điều 5 của các chính sách mới nêu rõ.

Điều 17 nhấn mạnh rằng “các tổ chức tôn giáo phải truyền bá các nguyên tắc và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, cũng như yêu cầu “các nhân viên tôn giáo vàcông dân thuộc mọi tôn giáo phải ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hỗ trợ hệ thống xã hội chủ nghĩa, tuân thủ và đi theo đường lối của chủ nghĩa xã hội với bản sắc Trung Quốc”.

Các điều khoản khác trong các biện pháp mới nêu rõ rằng các tổ chức tôn giáo “phải thiết lập một hệ thống học tập”, để đào tạo nhân viên tuân thủ các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cũng yêu cầu các cơ quan chính phủ phải tham gia vào việc lựa chọn các quan chức tôn giáo và tham gia vào các cuộc tranh chấp.

Điều 34 nêu rõ“Nếu không có sự chấp thuận của cơ quan tôn giáo của chính phủ nhân dân, hoặc nếu không đăng ký với cơ quan dân sự của chính phủ nhân dân, không có hoạt động nào có thể được thực hiện dưới danh nghĩa của các nhóm tôn giáo”. Điều này có nghĩa là “các nhà thờ tại gia” hay bất kỳ hình thức nào của “các nhà thờ hầm trú” đều là bất hợp pháp.

Trong nhiều thập kỷ sau cuộc cách mạng Cộng sản ở Trung Quốc, Giáo hội Công giáo “hầm trú” đã tồn tại trong sự hiệp thông hoàn toàn với Rome, cũng như Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA) được nhà nước bảo trợ, các Giám mục được chính quyền chọn lựa và tồn tại trong tình trạng ly giáo.

Vào tháng 9 năm 2018, một thỏa thuận tạm thời giữa các quan chức Bắc Kinh và Vatican đã được công bố, nhằm mục đích thống nhất Giáo hội hầm trú và CPCA. Mặc dù các điều khoản của thỏa thuận vẫn tiếp tục được giữ bí mật, nhưng theo báo cáo, nó cho phép CPCA quyền lựa chọn một danh sách đề cử các Giám mục, từ đó Đức Giáo hoàng đưa ra lựa chọn.

Kể từ sau thỏa thuận, các nhà thờ và Giám mục hầm trú ở Trung Quốc đã bị buộc phải tuân phục một chiến dịch cưỡng bức để phù hợp với CPCA. Một số nhà thờ đã bị chính phủ ra lệnh đóng cửa hoặc bị phá hủy vì không tham gia CPCA.

Trong Tổng Giáo phận Phúc Châu, nằm ở phía đông nam Trung Quốc, hơn 100 nhà thờ đã bị chính phủ đóng cửa kể từ tháng 8 năm 2019. Cuộc đàn áp bắt đầu sau khi chỉ có 5 thành viên trong hàng Giáo sĩ tham dự một “hội nghị đào tạo huấn luyện” được bảo trợ bởi Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất và Cục Các vấn đề về Tôn giáo và Dân tộc.

Các nhà thờ Công giáo ở thành phố Phúc Thanh đã bị đóng cửa và camera giám sát đã được lắp đặt để ngăn cản không cho giáo dân bước vào. Phúc Thanh là quê hương của Cha Lin Yuntuan, Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo phận Phúc Châu.

Theo ấn phẩm Bitter Winter, chính phủ coi Cha Lin là “một nhân vật có sức lôi cuốn và có tầm ảnh hưởng lớn”, người đang ngăn chặn việc sáp nhập Giáo hội hầm trú với CPCA.

Một Linh mục đến từ Phúc Thanh đã phát biểu với Bitter Winter rằng chính phủ đang nhắm đến điều họ gọi là “các Linh mục nổi loạn” trong tỉnh, những người từ chối tham gia CPCA.

Các Linh mục khác cho biết họ bị cấm gặp gỡ nhau và phải chịu sự sách nhiễu liên tục từ chính phủ.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết