Đức Giáo hoàng Phanxicô và chủ tịch Tập Cận Bình đi theo những con đường hoàn toàn khác nhau trong việc quản lý thực thể rộng lớn, cách tiếp cận của Đức Phanxicô để thực hiện vai trò lãnh đạo của Ngài có ý nghĩa thế nào với Chủ tịch Trung quốc trong việc quản lý Hồng Kông?
ĐTC Phanxicô và Chủ tịch Tập Cận Bình đã bước vào vai trò hiện tại của họ cách nhau tròn một ngày. ĐTC Phanxicô đã được bầu chọn làm Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3 năm 2013 và Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch vào ngày 14 tháng 3 năm 2013. Tuy nhiên, họ đã đi theo một con đường hoàn toàn khác biệt trong việc quản lý các thực thể rộng lớn và nặng nề – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và Giáo hội Hoàn vũ.
Cách họ quản lý cho thấy sự tương phản hoàn toàn. Với biến cố kỷ niệm 20 năm bàn giao thuộc địa của Anh cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tuần này, thì cách lãnh đạo mà ĐTC Phanxicô đã thực hiện có ý nghĩa thế nào để nói về việc Trung Quốc có thể quản lý Hồng Kông ?
Bất chấp những điều mà Josef Stalin đã nói như là thước đo quyền lực của ĐTC Phanxicô – có bao nhiêu sư đoàn quân mà ngài đã chỉ huy – tiếng tăm của ĐTC Phanxicô vì thế có nhiều điều cần phải nói về việc sử dụng cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm. Trung Quốc là một học viên nặng ký cả về nội bộ lẫn trong các mối quan hệ với các quốc gia khác.
Trung Quốc và Vatican hoàn toàn đối lập nhau. Họ thường có những quan điểm trái ngược nhau về nhiều vấn đề thế giới. Trung Quốc, được biết đến như một nhà nước vô thần, có một kỷ lục dài về những cuộc bách hại các nhóm tôn giáo thiểu số, trong đó có Công Giáo. Hiện tại, có một sự bất đồng ý kiến cơ bản giữa Roma và Bắc Kinh về cách điều hành Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc và cách bổ nhiệm các Giám mục.
Có những điểm tương đồng: Trung Quốc là một quốc gia độc đảng, toàn trị; Vatican là một chế độ quân chủ tuyệt đối còn sót lại cuối cùng ở châu Âu; cả hai đều có quy trình đưa ra quyết định hết sức phức tạp; Cả hai đều đã cố gắng thực hiện công việc của mình một cách bí mật; Cả hai đều có những hình thức bảo trợ vốn có ảnh hưởng đến những người được đề bạt lên nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền của mình; Và cả hai đều tìm cách gây ảnh hưởng đến dư luận trên toàn thế giới trong một danh sách chung về các vấn đề quan trọng.
Nhưng đó chỉ ngừng lại ở những điểm tương đồng.
Cách mà ĐTC Phanxicô đang điều hành Giáo hội Công giáo đối lập hoàn toàn với cách mà Tập Cận Bình đã vận hành đất nước kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, hầu như sẽ được tái diễn tại đại hội Đảng vào cuối năm nay.
Chính phủ Trung Quốc và Tập Cận Bình đặc biệt rất lo sợ đối với bất cứ phong trào hoặc nhóm nào có thể dẫn đến sự tan rã trước sự kiểm soát nội bộ của họ – chứng kiến sự đàn áp các nhóm tôn giáo ở Tây Tạng và Tân Cương, việc đối xử tàn bạo với các luật sư nhân quyền, sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nhóm tôn giáo thiểu số trong cả nước.
Và trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển ảnh hưởng của mình ở các quốc gia trên khắp thế giới thông qua việc thành lập hàng trăm Trung tâm Khổng tử ở các trường đại học chủ yếu ở các nước phương Tây để truyền bá quan điểm của Trung Quốc thông qua sự kiểm soát và quyền sở hữu của các phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nhiều quốc gia, thông qua những ảnh hưởng nhỏ nhặt và với sự giám sát chặt chẽ đối với hàng triệu sinh viên Trung Quốc đang theo học ở các trường đại học ở phương Tây.
Và tại quê nhà, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã che đậy các quy trình nội bộ cũng như việc đề bạt đối với các nhà lãnh đạo của họ trong một bí mật đen tối.
Điều này đảm bảo sự tham gia của chỉ một số ít người được lựa chọn trong các cuộc bổ nhiệm và loại trừ những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc bổ nhiệm từ bất kỳ hoạt động nào khác ngoài việc hoan nghênh hoặc ít nhất là chấp nhận một cách nhẹ nhàng sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Đảng trong các lựa chọn của họ.
Trung Quốc đã trở thành một quốc gia độc tài toàn trị đối với toàn bộ lịch sử của họ. Hoặc là một triều đại hoặc là một đảng đã luôn luôn nắm quyền và chìa khóa đối với việc kiểm soát luôn luôn là một quân đội hoàn toàn vâng phục. Mặc dù đã đạt được sự thành công trong việc tạo ra nền dân chủ cho phép sự tham gia cá nhân ở những nơi khác tại Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan), không có dấu hiệu cho thấy sự phát triển tương tự ở Trung Quốc thậm chí còn nằm ở chân trời xa xôi của Trung Quốc.
Thực tế của vấn đề là, các nền dân chủ cho phép sự tham gia cá nhân phải mất hàng trăm năm mới có thể tiến triển. Chỉ cần nhìn vào lịch sử chính trị Châu Âu. Trung Quốc không có lịch sử để dẫn tới và sửa đổi. Một quy tắc của đảng và tất cả các quy trình bất chính của nó cũng chỉ lẩn quẩn xung quanh đâu đó đối với tương lai có thể đoán trước được.
Vatican, chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng còn tồn tại của châu Âu, trong khi đó đang vật lộn với sự thay đổi năng động. Hình thức dân chủ cho phép sự tham gia cá nhân theo kiểu Công giáo đang phát triển trong việc sử dụng nội các bởi các Thượng Hội Đồng ở tất cả các cấp quản trị Công giáo – từ Vatican đến các giáo xứ địa phương.
Giáo hội Công giáo không phải và sẽ không bao giờ là một chế độ dân chủ. Phong trào dân chủ bắt đầu từ thế kỷ 18 ở Châu Âu và mở ra ở phương Tây đã bỏ Giáo hội Công giáo lại một bên. Điều mà vị Giáo Hoàng hiện tại đang đề xuất là trở lại hình thức quản trị cổ xưa hơn trong Giáo hội – các Thượng Hội Đồng nơi mà hàng giáo sĩ và giáo dân tham gia và chia sẻ trong việc thiết lập định hướng của Giáo hội ở cấp độ quốc tế, quốc gia và giáo phận.
Các thành phần của mô hình này đã tồn tại trong các Giáo hội Đông phương – các cộng đồng Chính Thống như Nga và Hy Lạp và trong các Giáo hội theo các nghi lễ hiệp thông với Rôma – Melkites, Maronites, Syro Malabar…
Nhưng về phần mình, Nghi lễ Rôma do Giáo hoàng ở Rôma đứng đầu mang màu sắc và hình dạng của chế độ quân chủ tuyệt đối của Châu Âu và đạt đến hình thức cực đoan nhất trong thế kỷ 19 và 20. Và mặc dù Vatican II và việc thành lập Thượng Hội đồng Giám mục quốc tế do Đức Phaolô VI đề xướng, “việc tham vấn” vẫn do Rôma điều khiển với kết quả của các Thượng Hội đồng đã được đồng thuận thậm chí ngay cả trước khi các Giám mục đến Rôma.
Đó là cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô, người mà trong hai lần triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục đã tập trung vào các vấn đề về gia đình, đã đề nghị các Giám mục chia sẻ quan điểm của họ một cách công khai và không bị hạn chế bởi một chương trình nghị sự của Rôma, một điều mà đã chưa từng xảy ra trong hơn 45 năm – kể từ những lần triệu tập Thượng Hội Đồng vào đầu những năm 1970.
Đức Phanxicô kêu gọi sự cởi mở trong các cuộc thảo luận, thậm chí ngay cả đối với những biểu hiện của sự bất đồng đối với các chủ đề. Các Giám mục tại các phiên họp Thượng Hội Đồng đã không còn được yêu cầu trở thành những người quản lý chi nhánh thuộc các nhà quản lý đa quốc gia nhưng là các nhà lãnh đạo theo quyền hạn riêng của mình.
Những người tham dự Thượng Hội Đồng hoàn toàn có những lập trường mới. Nhưng cơ bản của động thái này đó là việc Đức Phanxicô đã khai phá theo nguyên tắc thiên niên kỷ của việc quản trị Công giáo – nguyên tắc bổ trợ mà theo đó các quyết định phải được thực hiện ở cấp độ gần với tác động và hiệu quả của quyết định. Một số quyết định sẽ có ý nghĩa phổ quát và cần phải có một quá trình toàn diện mang tính toàn cầu để tiếp cận chúng. Nhưng hầu hết các quyết định trong hoạt động của các thực thể nhân văn và Giáo hội đều có ý nghĩa địa phương và cần phải có người dân địa phương trở thành những người đưa ra quyết định.
Nó tạo ra ý nghĩa tốt nhất để tính đến những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các quyết định thực sự đã được đưa ra và làm chủ họ. Đó là điều mà bản tính Công giáo thực sự có ý nghĩa. Sự thay thế cách thô thiển đối với nó trong Giáo hội quá thường xuyên là nhu cầu về tính đồng nhất.
Và điều này đưa chúng ta trở lại với Tập Cận Bình và Trung Quốc. Các quốc gia độc đảng luôn mong muốn có được sự thống nhất, che giấu các quy trình bí mật của mình, không bao giờ ủy thác quyền lực hoặc việc đưa ra quyết định ngoài những điều họ có thể kiểm soát ngay lập tức, vận dụng lợi thế quyền lực của họ thông qua sự bảo trợ vốn được đáp lại với sự tuân thủ và tuân phục toàn toàn.
Và điều này tạo ra cái gì? Sự công kích một cách thụ động, sự thờ ơ của toàn xã hội. Người dân Trung Quốc và nhiều nhà quản lý cấp trung có vẻ “quỵ lụy”, nhưng họ đang thực sự làm những công việc của mình.
Nếu không có sự minh bạch, sự tham gia cách đúng nghĩa vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (chứ không phải là sự chấp nhận một cách nhu mì của các đại diện do Bắc Kinh đề cử) và sự ủy thác thực sự về quyền lực để quản lý những vấn đề của họ, người dân Hồng Kông sẽ chỉ còn hai lựa chọn – di cư, hoặc việc bị công kích một cách thụ động đối với những người phải ở lại.
Minh Tuệ lược dịch