Trung Quốc: Cuộc đàn áp tôn giáo tại Hà Nam là 'có hệ thống và đã được lên kế hoạch'

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 11-05-2018 | 16:26:52

Chương trình ban đầu được xây dựng vào tháng 5 năm 2015 đã chứng kiến một cuộc tấn công rộng rãi nhằm vào các Kitô hữu trong những tháng gần đây

Mối bận tâm ở Bắc Kinh về tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Kitô giáo đã gây ra một sự leo thang gần đây về sự đàn áp chống lại các Kitô hữu ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, theo một học viện hàng đầu của Hồng Kông cho biết.

Cuộc đàn áp gần đây đối với các cộng đồng Công giáo và Tin Lành kết quả của hơn hai năm tổ chức và chuẩn bị ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quận thông qua Ủy ban Mặt trận Thống nhất đầy quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, Giáo sư Ying Fuk-tsang, giám đốc Trường Thần học tại Đại học Hồng Kông phát biểu với ucanews.com.

“Sau khi xem xét chính sách tôn giáo mới của chủ tịch Tập Cận Bình, có lý do để tin rằng ĐCSTQ đang cố gắng ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng giữa các tôn giáo”, Giáo sư Ying nói.

Đề cập đến các sự kiện ở Hà Nam – một tỉnh của Trung Quốc với hầu hết các Kitô hữu – nơi mà các nhà thờ đã bị chiếm dụng, các trường mẫu giáo bị đóng cửa và trẻ em bị cấm tham dự các hoạt động nhà thờ và thậm chí là tham dự Thánh lễ, giáo sư Ying cho biết ông đã xem xét các báo cáo của các cơ quan Đảng Cộng sản và các cơ quan chính phủ liên quan đến tôn giáo.

Hầu hết đều được tìm thấy trên các trang web của Ủy ban Đoàn kết Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Nam và Ủy ban Mặt trận Thống nhất tỉnh Hà Nam.

This photo taken on October 6, 2017 shows a man working on a 3D street painting of the emblem of Chinese Communist Party to celebrate the upcoming Party Congress in Xiayi in China's central Henan province.  China will convene its 19th Party Congress on October 18, state media said, a key meeting held every five years where President Xi Jinping is expected to receive a second term as the ruling Communist Party's top leader. / AFP PHOTO / STR / China OUT

Việc triệu tập hội nghị Ủy ban Mặt trận Thống nhất Trung ương (tháng 5 năm 2015) và Hội nghị Quốc gia về Công tác Tôn giáo (tháng 4 năm 2016) cho thấy Đảng Cộng sản đã thực hiện một đường hướng mới về vấn đề tôn giáo.

Các chính sách mới tại khắp “các tỉnh thành khác nhau sau đó được thực hiện theo những tình huống độc nhất của họ”, Giáo sư Ying cho biết trong một bài viết được đăng trên Facebook vào ngày 28 tháng Tư.

Ông lưu ý rằng các quy tắc và nhiệm vụ về dân tộc và tôn giáo mới được thực hiện tại Hà Nam sau khi Ủy ban Mặt trận Thống nhất tỉnh Hà Nam được tổ chức vào tháng 5 năm 2015 tại Trịnh Châu và Nhóm lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Thống nhất đã được thành lập vào tháng 2 năm 2016.

Vào tháng Tư năm 2016, Sở Tôn giáo tỉnh Hà Nam đã chỉ thị một cuộc họp ủy ban thường trực tỉnh để thực hiện “tinh thần” của Hội nghị về Công tác Tôn giáo Quốc gia, và vào tháng 12, đã tổ chức các lớp đào tạo cho tất cả các quan chức về cách thức thực hiện.

“Một đề xuất về việc tăng cường các quy tắc tôn giáo của Ủy ban tỉnh Hà Nam và chính quyền tỉnh Hà Nam” đã được ủy ban này phê duyệt vào tháng 11.

Vào tháng 2 năm 2017, một cuộc họp khác của Ủy ban Mặt trận Thống nhất đã được tổ chức tại Hà Nam bởi chính quyền tỉnh. Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Zhu Weiqun, giám đốc Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo thuộc Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã tổ chức một hội nghị chuyên đề để nghiên cứu về chủ đề “Làm thế nào để thực hiện tinh thần của Hội nghị Công tác Tôn giáo Quốc gia tại cấp độ cơ sở”.

Vào tháng 9 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Tỉnh Hà Nam đã triệu tập một cuộc họp để truyền đạt “thông điệp của việc học hỏi tinh thần của hội nghị” do Ủy ban Mặt trận Thống nhất Trung ương và Sở Tôn giáo Nhà nước tổ chức.

Nhóm lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Thống nhất tỉnh Hà Nam đã triệu tập một cuộc họp toàn thể thứ ba, “thảo luận về cách thức thúc đẩy các nhiệm vụ chính yếu trong lĩnh vực tôn giáo”, giáo sư Ying nói.

Gần đây hơn, vào ngày 16 tháng 1 năm nay, Jia Ruiqin, giám đốc Cục Tôn giáo tỉnh Hà Nam, đã tổ chức một cuộc họp làm việc để truyền tải thông điệp của việc học hỏi tinh thần của Hội nghị Tôn giáo Quốc gia được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 8/1.

Khi “Quy định về tôn giáo” sửa đổi gây tranh cãi có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2, ủy ban dân tộc và tôn giáo tỉnh đã phát động “việc học hỏi với quy mô lớn” vốn đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đàn áp mới ở Hà Nam.

Vào tháng Tư, Ủy ban Mặt trận Thống nhất thuộc Ủy ban tỉnh đã kêu gọi công chúng trên trang web của mình phải báo cáo “các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, các địa điểm tôn giáo bất hợp pháp, các giáo phái hoặc các sự kiện đáng ngờ ở Hà Nam”.

Trong khi đó, Sun Shougang, một thành viên của ủy ban thường trực tỉnh và lãnh đạo Ủy ban Mặt trận thống nhất tỉnh Hà Nam, đã đến thăm Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh để trao đổi ý kiến và đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải theo đuổi các chính sách với “cam kết chính trị”, theo giáo sư Ying.

Kể từ đó, Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh đã tổ chức một nhóm nghiên cứu và Jia Ruiqin, giám đốc và thư ký của Ủy ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức một cuộc họp cho các nhà lãnh đạo đảng nhằm thấm nhuần chỉ thị của nhà lãnh đạo Sun cũng như trao đổi ý kiến.

Theo Ying, kể từ tháng 3 năm 2017, nhiều hội nghị khác về các vấn đề tôn giáo và các nhiệm vụ của ủy ban Mặt trận Thống nhất đã được tổ chức tại các thành phố trên toàn tỉnh.

“Các khu vực hành chính [bao gồm các thành phố, quận và huyện] trực thuộc thẩm quyền của các đô thị tiếp tục tổ chức các hội nghị và hội thảo nhằm huy động mọi người tăng cường công tác tôn giáo”, ông cho biết.

Giáo sư Ying cho biết việc đàn áp đối với các Giáo hội Tin Lành và Giáo hội Công giáo trên khắp Hà Nam trong những tháng gần đây không nên được xem như là “những vụ việc chỉ liên quan đến các cá nhân” hoặc đã xảy ra như những hành động quá mức bởi các cá nhân cán bộ ở cấp cơ sở.

“Một bức ảnh đã được tiết lộ về việc chuyển giao chính sách từ ‘trung ương đến tỉnh [Hà Nam] – thành phố và quận – và sau đó đến cấp cơ sở [làng, thị trấn, cộng đồng và đường phố]'”, giáo sư Ying nói.

“Sự tăng cường toàn diện đối với sự kềm kẹp của đảng đối với tôn giáo và các vấn đề tôn giáo thực sự là yếu tố cốt lõi của chính sách tôn giáo mới”, ông cho biết thêm.

“Việc phá hủy Thánh giá ở tỉnh Chiết Giang từ năm 2013-2016 đã trở thành một cuộc tổng huy động” của tỉnh này. “Đó là một phong trào chính trị với quy mô lớn có tổ chức nhắm vào Kitô giáo từ trên xuống dưới. Cả hai mô hình tại Chiết Giang và Hà Nam là những ví dụ chiến lược và mạnh mẽ về cuộc tổng huy động chính trị và có những mục tiêu rõ ràng [về việc phá hủy Thánh giá ở Chiết Giang và cấm trẻ vị thành niên tham dự Thánh lễ ở Hà Nam]”, giáo sư Ying kết luận.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết