Cho dù có những khuynh hướng thần học thế nào đi chăng nữa, những người ủng hộ Donald Trump nên hài lòng với những thay đổi hiện đại tại Vatican: cho đến cách đây một vài thập kỉ, một vị Giáo Hoàng sẽ không bao giờ tiếp kiến một nguyên thủ quốc gia vốn đã hai lần ly hôn và ba lần kết hôn, được tháp tùng bởi một người con gái đã cải đạo sang Do thái giáo.
May mắn thay, điều này đã không phải là một vấn đề đối với gia đình Trump khi tháp tùng vị Tổng thống trong chuyến thăm chính thức của ông vào tuần này.
Thông tin thực tế duy nhất, trên thực tế, đó chính là vừa qua Vatican đã khá nhanh chóng thông qua cuộc tiếp kiến của Tổng thống Hoa Kỳ và hiển nhiên là không có chuyện gì xảy ra.
Điều này không có nghĩa là không có gì quan trọng đã xảy ra; nhưng là ngược lại.
Trong chuyến đi quốc tế dài ngày của Tổng thống Trump, lần đầu tiên trong nhiệm kì tổng thống đầy hỗn loạn của ông, Vatican là điểm dừng ít thách thức nhất theo một quan điểm ngoại giao nghiêm khắc: nhưng so với Ả-rập Xê-út và Israel – hai điểm dừng đầu tiên trong “chuyến đi liên tôn này”, Vatican cũng là “bầu không khí lãnh đạm và xa cách nhất”, nếu nói về lĩnh vực chính trị.
Điều gây chia rẽ giữa Trump và Đức Phanxicô về mặt chính trị đã không chia rẽ giữa Trump với Quốc Vương Salman của Ả Rập Saudi hoặc với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Sự căng thẳng xung quanh cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô, trái ngược với mối giao hảo về chính trị tự nhiên với các nhà lãnh đạo Saudi và Israel, là bằng chứng cho thấy cuộc hành hương của tổng thống đã không thực sự quan trọng về mặt tôn giáo.
Thay vào đó, đó chính là việc tìm ra cách sử dụng tôn giáo cho các mục đích chính trị của chính quyền (chống khủng bố và thúc đẩy một hệ thống phức hợp chống Iran) mà không thay đổi về mặt cơ bản đối với bản tường thuật của chính quyền này về tôn giáo. Và điều đó, bất chấp bài phát biểu của ông tại Riyadh, vẫn chú tâm vào thế giới quan chống Hồi giáo.
Bài phát biểu của Tổng thống Trump đã thất bại trong việc thừa nhận những gì đã xảy ra ở Iran với việc tái cử của Tổng thống Hassan Rouhani và nó đã đề cập song song với bài phát biểu của ĐTC Phanxicô tại Cairo chỉ trước đó ba tuần lễ: nhưng các quỹ đạo song song theo định nghĩa đã không được đáp ứng.
Sự không phù hợp về mặt lịch sử, văn hoá và thần học của chính quyền Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã được khẳng định bởi chuyến đi này: may mắn cho Donald Trump, nghi thức ngoại giao rất trang trọng và đã được sắp xếp theo một kế hoạch của Vatican đã cho thấy sự không thích hợp này ít hơn.
Cuộc gặp gỡ riêng với ĐTC Phanxicô tại Vatican kéo dài 29 phút, và cuộc trò chuyện cá nhân đã tạo ra những mối liên hệ cá nhân giữa họ (và gia đình tổng thống – đối với ĐTC Phanxicô, đó luôn luôn là một điều rất quan trọng để gặp gỡ các gia đình của những người đối thoại với Ngài). Thế nhưng nó đã không thu hẹp những khoảng cách giữa thế giới quan của họ.
Đây chính là cơ hội để khiến cho Nhà Trắng trở nên quen thuộc với Giáo hội Công giáo hoàn vũ chứ không phải là Hoa Kỳ – một điều quan trọng đối với chính quyền Trump, vốn mang tính quốc gia hơn những người tiền nhiệm trước đây.
Không có gì đáng ngạc nhiên rằng một số vấn đề tế nhị, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu, đã bị bỏ qua trong tuyên bố ngắn gọn chính thức của Tòa Thánh; những lĩnh vực bất đồng về chính kiến đã không bao giờ được đề cập đến trong tuyên bố này.
Thật vậy, thực tế việc nó không được đề cập đến cho thấy rằng khoảng cách vẫn còn tồn tại. Và nó không phải là duy nhất. Có một số khác biệt thú vị giữa bản thông cáo cuối cùng do Tòa thánh Vatican và phái đoàn Mỹ đưa ra về cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô và cuộc gặp gỡ tiếp theo đó giữa Trump và các quan chức Hoa Kỳ với ĐHY Pietro Parolin – Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh: Tuyên bố của Nhà Trắng đã không đề cập đến vấn đề nhập cư, trong khi Vatican đã thực hiện điều đó.
Bên cạnh các cuộc gặp gỡ cũng như các bản tuyên bố, cuộc gặp gỡ được hết sức mong đợi này phải được đặt vào một bối cảnh rộng hơn.
Trước hết, việc hạ thấp những kỳ vọng trong suốt cuộc gặp gỡ hôm 24 tháng 5 đã cho thấy mối bận tâm của cả hai bên nhằm kết nối lại sau một khoảng thời gian cực kỳ khó khăn giữa Trump và ĐTC Phanxicô.
Sự đồng thuận nhanh chóng này đã được đưa ra sau việc bổ nhiệm bà Callista Gingrich làm đại sứ Hoa Kỳ tại Toà Thánh để có thể thông báo trước chuyến thăm đã cho thấy rằng Vatican không muốn làm trầm trọng thêm một mối quan hệ đặc biệt khó xử này.
Thứ hai, kỳ vọng của mỗi bên đối với cuộc gặp gỡ này quả là rất khác nhau.
Trọng tâm của Trump chỉ nhắm vào những điểm như: Giáo Hoàng và Vatican. Những lợi ích chính trị riêng của Trump và tính hợp pháp về đạo đức rất khác so với quan điểm của Đức Phanxicô, đặc biệt là đối với một vị Giáo Hoàng giống như Đức Phanxicô.
Ở phía bên kia bàn làm việc, ĐTC Phanxicô cần phải ghi nhớ không chỉ nhân vật đang hiện diện trước mặt mình mà còn là những lĩnh vực khác vốn có thể là mục tiêu của các hành động và chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ: các Giám mục Hoa Kỳ, các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ nói chung, 1,2 tỷ tín hữu Công giáo trên khắp thế giới, những người di dân cũng như những người tị nạn mà ĐTC Phanxicô đã đặt làm ưu tiên đối với Giáo Hội, và các tôn giáo khác – kể cả đạo Hồi – những người mà theo một cách nào đó đã tin cậy vào Đức Thánh Cha để nói lên sự thật với nhân vật quyền lực mới của Hoa Kỳ.
Thứ ba: cuộc tiếp kiến cũng đưa ra một số lời khẳng định rằng những lời nói hùng biện chống người nhập cư và ủng hộ những người bản xứ của chiến dịch tranh cử của Trump sẽ không được ghi nhận trong một nhiệm kì tổng thống chống lại Công giáo theo ý nghĩa của việc thù hận đứng đằng sau đối với Giáo Hoàng và Vatican.
Thế nhưng khoảng cách vẫn còn ở đó, và nó là một phần của mối quan hệ phức tạp giữa Rome và Hoa Kỳ dưới thời Đức Phanxicô.
Hiện tượng Trump đã chinh phục Đảng Cộng Hòa – Đảng của Thiên Chúa giáo trong nền chính trị Hoa Kỳ – trực tiếp sau chuyến đi của ĐTC Phanxicô tới Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2015. Trong một số trường hợp, Trump đã và đang là một triệu chứng hơn là một nguyên nhân của những khó khăn – không chỉ về mặt Thần học và luân lý (cuộc tranh luận về hôn nhân và gia đình dẫn tới ‘Amoris Laetitia’) mà còn là về chính trị (thông điệp môi trường về công bằng xã hội Laudato Si’) – giữa ĐTC Phanxicô và Hoa Kỳ.
Thứ tư: Cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với Trump là một cách để Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đi các thông điệp đến, và về chính quyền này.
ĐTC Phanxicô có thể có ít đơn vị quân đội hơn Tổng thống Trump, thế nhưng Ngài có nhiều cách để sử dụng quyền lực mềm của mình. Chưa đầy một giờ sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ với tổng thống Hoa Kỳ, ĐTC Phanxicô đã tiếp tục buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô với hàng ngàn khách hành hương cũng như khách du lịch quy tụ về đây.
Bài chia sẻ giáo lý của ĐTC Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tập trung vào trình thuật Tin Mừng theo Thánh Luca về việc Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ các môn đệ trên đường tới Emmaus. Nhưng nó cũng được sử dụng như một cách gián tiếp củng cố những cống hiến của ĐTC Phanxicô đối với nhiệm kì của Tổng thống Hoa Kỳ cũng như những tuyên bố và kêu gọi về tôn giáo của nó.
Sẽ là quá lạc quan khi mong đợi một sự thay đổi đột ngột trong mối quan hệ giữa Triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô và nhiệm kì tổng thống Trump do cuộc khám phá kỳ diệu đối với một nền tảng chung trước đây đã không thể được nhìn thấy.
Cuộc gặp gỡ giữa Trump và Đức Phanxicô thực tế không phải là một sự đình chiến, mà chỉ là nhằm giảm bớt căng thẳng.
Minh Tuệ chuyển ngữ