Trẻ em Kitô giáo phải đối mặt với áp lực cải đạo sang Hồi giáo trong các trại tị nạn tại Sudan

Trẻ em Nam Sudan tại các trại tị nạn ở Sudan hiện đang phải đối mặt với “một tình huống khủng khiếp” bởi áp lực để trở thành người Hồi giáo. Gần 2 triệu người tị nạn hiện đng phải chạy trốn khỏi cuộc nội chiến đang diễn ra tại Nam Sudan. Các Giám mục của cả nước nhấn mạnh rằng việc giết chóc, tra tấn và hãm hiếp dân thường gây ra bởi cả chính phủ lẫn các lực lượng nổi dậy chính là các tội ác chiến tranh.

YAOUNDÉ, Cameroon – Trẻ em đến từ Nam Sudan tại các trại tị nạn ở quốc gia Sudan lân cận hiện đang phải đối mặt với một lựa chọn đầy khó khăn – hoặc là họ phải bắt đầu việc đọc Kinh Koran, cuốn Thánh Kinh của Hồi giáo, hoặc là phải chết vì đói.

800-2-1-690x450Theo Tổ chức Viện trợ các Giáo hội đau khổ (ACN), trẻ em đang bị bắt buộc phải cầu nguyện bằng các kinh nguyện Hồi giáo như là một điều kiện trước tiên để có thể có được các khẩu phần thức ăn.

Một nhân viên ACN, người đề nghị được giấu tên, cho biết trẻ em tại Nam Sudan trong các trại tị nạn ở Sudan hiện đang phải đối mặt với “một tình huống khủng khiếp”.

“Chúng tôi đã nghe những câu chuyện mà trong đó trẻ em bị bắt buộc theo điều kiện phải đọc những kinh nguyện Hồi giáo trước khi được phân phát thức ăn. Điều này quả thực không đúng chút nào. Những đứa trẻ này là những Kitô hữu. Chúng cần phải được tôn trọng như vậy”, một nhân viên CAN cho biết.

Cuộc xung đột tại Nam Sudan bắt đầu kể từ khi được thành lập vào năm 2011, khi đất nước này – chủ yếu là Kitô giáo – đã giành được độc lập từ quốc gia Sudan đa số là người Hồi giáo. Mặc dù có nhiều hi vọng cho đất nước này kể từ khi được hình thành, tình trạng tham nhũng chính trị và sự chia rẽ sắc tộc đã khiến cho đất nước trở nên kém phát triển, gây ra nạn đói và bạo lực.

Trong ba năm rưỡi qua, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa những người trung thành với Tổng thống Salva Kiir và những người trung thành với cựu phó tổng thống Riek Machar.

Bạo lực đã đẩy những người tị nạn phải trốn chạy sang các nước láng giềng, trong đó có Sudan.

Nhân viên ACN cũng cho biết rằng chính phủ Sudan đã cản trở các cơ quan cứu trợ cung cấp sự rợ giúp cần thiết cho những người tị nạn Nam Sudan tại Sudan, ước tính có tới hơn 400.000 người.

Nhưng năng lực của chính phủ trong việc cung cấp lương thực cho người dân còn hạn chế, với những khẩu phần hàng tháng cho các gia đình chỉ có thể kéo dài khoảng hai tuần.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ, khoảng một phần ba dân số Nam Sudan hiện đang trong tình trạng mất an ninh lương thực, với các số liệu thống kê cho thấy tình trạng an ninh lương thực đã trở nên xấu đi ở những quốc gia mới nhất trên thế giới kể từ khi cuộc xung đột lan rộng vào năm 2013.

Cơ quan LHQ ước tính rằng ít nhất 2,4 triệu người hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp.

Nạn đói và xung đột đã xua đuổi ít nhất 1.9 triệu người khỏi đất nước này kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu, chỉ tính riêng Uganda đã tiếp nhận ít nhất một triệu người tị nạn Nam Sudan.

Thậm chí ngay cả ở các trại tị nạn của Uganda, những người tị nạn hiện vẫn phải sống trong những điều kiện cực kỳ khó khăn. Sau khi thăm các trại tị nạn tại Uganda, Noah Gottschalk đến từ tổ chức Oxfam Hoa Kỳ đã mô tả những gì ông đã chứng kiến như là “một câu chuyện đau lòng đến xé ruột”.

Phát biểu với NPR, ông Gottschalk cho biết có một “sự thất vọng to lớn đối với những người, trong nhiều trường hợp, đã bị buộc phải di dời trong nhiều năm trong suốt cuộc nội chiến kéo dài của đất nước, những người đã trở về Nam Sudan chỉ để nhận thấy rằng một vài năm sau đó họ lại một lần nữa bị buộc phải di dời. Cảm giác phải sống cảnh nay đây mai đó khi họ mong đợi để được định cư chỉ một lần và trên hết là được trở về quê nhà đã trở nên hết sức rõ ràng và thực sự rất bi thảm và đau lòng khi phải chứng kiến”.

Nguồn gốc của một cuộc khủng hoảng

Sau nhiều thập niên chiến tranh ở cái mà sau này được gọi là quốc gia Sudan thống nhất, một Hiệp ước Hòa bình toàn diện do Cộng đồng Pan-African làm trung gian, cùng với các tổ chức quốc tế có liên quan khác, đã chứng kiến Nam Sudan giành được độc lập từ các khu vực còn lại của Sudan vào ngày 9 tháng 7 năm 2011.

Cuộc nội chiến Nam Sudan vào năm 2013 đã nổ ra sau khi Tổng thống Salva Kiir – một người thuộc dân tộc Dinka, nhóm sắc tộc lớn nhất nước này – đã sa thải ông Riek Machar, một người đến từ cộng đồng lớn thứ hai nước này, dân tộc Nuer.

Cuộc khủng hoảng đã khiến cho hàng chục ngàn người thiệt mạng, khiến gần 4 triệu người phải rời bỏ khỏi nhà của họ, và khiến cho gần 45% dân số cả nước – khoảng 5,5 triệu người – hiện đang cần viện trợ lương thực.

Cuộc xung đột vốn đã trở nên cay độc đã thúc giục các Giám mục Nam Sudan công bố một bức thư mục vụ, than phiền về sự bất lực của mình trong việc tạo ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo của hai bên.

“Đất nước ta không còn bình an. Người dân hiện phải sống trong sự sợ hãi. Cuộc nội chiến, mà chúng ta thường xuyên miêu tả là dù sao đi nữa không có bất sự biện minh về mặt luân lý nào, vẫn tiếp tục”, tuyên bố cho biết.

“Bất chấp lời kêu gọi của chúng tôi gửi tới tất cả các bên, các đảng phái cũng như tất cả mọi cá nhân phải ngừng chiến tranh, tuy nhiên việc giết chóc, hãm hiếp, cướp bóc, việc người dân bị buộc phải di tản, các cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ và việc phá hủy tài sản vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước. Ở một số thị trấn, tình hình hiện đã dịu đi, nhưng việc vắng những tiếng súng không có nghĩa là hòa bình đã gần kề. Tại các thành phố khác, dân thường bị mắc kẹt bên trong khu vực thị trấn do tình trạng mất an ninh trên các con đường xung quanh”, các Giám mục tiếp tục.

Các Giám mục đã cáo buộc cả chính phủ cũng như phe đối lập vì đã tấn công thường dân và đồng thời cảnh báo về việc mâu thuẫn sắc tộc đã xảy ra.

Các Giám mục cũng cho biết rằng nhiều người dân không có nơi trú ẩn an toàn để họ có thể tránh cảnh bạo lực.

“Thậm chí ngay cả khi họ đã chạy trốn đến các ngôi nhà thờ của chúng tôi hoặc các trại tập trung của LHQ để được bảo vệ, họ vẫn bị các lực lượng an ninh quấy nhiễu. Nhiều người đã bị buộc phải chạy trốn sang các nước láng giềng để được bảo vệ”, các Giám mục viết.

Lưu ý rằng mức độ hận thù tại Nam Sudan đang ngày càng gia tăng, các Giám mục nhấn mạnh rằng việc giết chóc, tra tấn và cưỡng hiếp dân thường là một “tội ác chiến tranh”.

“Người dân bị dồn vào các ngôi nhà của họ sau đó bọn chúng phóng hỏa các ngôi nhà và giết chết tất cả. Các thi thể sau đó được chôn trong các hố rác tự hoại đầy những rác thải. Có một sự thiếu tôn trọng chung đối với sự sống con người”, các Giám mục cho biết.

Các Giám mục cho biết họ sẽ đưa ra một “cách tiếp cận chủ động” hơn để tiến lên phía trước, và đồng thời sẽ phối hợp với các nhà thờ khác nhằm tìm kiếm hòa bình bền vững.

“Thông qua Kế hoạch Hành động vì Hòa bình (APP) của Hội đồng các Giáo hội Nam Sudan (SSCC), chúng tôi dự định gặp gỡ trực tiếp không chỉ với Tổng thống mà còn với các vị Phó Tổng thống, các Bộ trưởng, các thành viên Quốc hội, các nhà lãnh đạo phe đối lập và các chính trị gia, các sĩ quan quân đội từ tất cả các bên, và bất cứ ai khác mà chúng tôi cho là có ảnh hưởng để thay đổi đất nước chúng ta trở nên tốt hơn. Chúng tôi dự định sẽ gặp gỡ họ không phải chỉ một lần rồi thôi, nhưng là nhiều nhiều lần nữa, trong chừng mực cần thiết, với một thông điệp rằng chúng ta cần phải hành động chứ không chỉ là đối thoại chỉ để đối thoại”, các Giám mục cho biết.

Đầu năm nay, Vatican đã phải chính thức bác bỏ một chuyến viếng thăm vào tháng 10 của ĐTC Phanxicô tới đất nước bị chiến tranh tàn phá này, vì lý do an ninh.

Vào tháng 6, Vatican đã công bố một sáng kiến với tên gọi: “Giáo Hoàng vì Nam Sudan (The Pope for South Sudan)”, bao gồm việc triển khai các khoản tài trợ đáng kể của Vatican cho nước này – 500.000 đô la Mỹ – được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và nông nghiệp.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết