Tổng thống Trump phải đối mặt với một người có thẩm quyền cao hơn: Đức Phanxicô

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 20-05-2017 | 20:13:42

Khi Tổng thống Trump thực hiện chuyến viếng thăm Vatican vào tuần tới, ông sẽ gặp gỡ một vị Giáo Hoàng, một người đã không ngại ngùng đưa ra những lời chỉ trích ông.

Đức GH

Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa các tổng thống Hoa Kỳ và các vị Giáo Hoàng là một vấn đề phức tạp. Nhưng hiếm khi có một cuộc gặp gỡ đầu tiên đầy khó xử như cuộc gặp gỡ sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump và Đức Phanxicô.

Khi Tổng thống Trump ngồi xuống cùng với nhà lãnh đạo tinh thần của 50 triệu người Công giáo Hoa Kỳ vào thứ Tư tới, ông ấy sẽ phải mặt đối mặt với một người có lẽ là người duy nhất có tiếng nói với tầm ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn mình.

Sẽ không có nhiều điểm chung giữa hai nhà lãnh đạo – Tổng thống Trump đã xảy ra cuộc đấu khẩu với ĐTC Phanxicô về những dự định đề xuất của ông, và ĐTC Phanxicô đã phê bình Tổng thống về hàng loạt các vấn đề khác nhau, từ việc biến đổi khí hậu đến vấn đề nhập cư và tái định cư cho những người tị nạn.

“Có một truyền thống và một mục đích thực sự: quý vị muốn nhà lãnh đạo của một siêu cường quốc thế tục gặp gỡ với nhà lãnh đạo của siêu cường quốc về tinh thần, nếu quý vị muốn. Đó thực sự là một đòi buộc mà hai nhà lãnh đạo với những trách nhiệm không chỉ đối với các lĩnh vực tương ứng của họ, mà rõ ràng là còn đối với cả thế giới, mà họ đã trở nên quen thuộc và phát triển một mối quan hệ”, Jim Nicholson – nguyên Bộ trưởng Cựu chiến binh Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, từng giữ chức vụ đại sứ tại Tòa thánh dưới thời Tổng thống George W. Bush từ năm 2001 đến năm 2005, cho biết.

“Họ có lẽ sẽ không đồng ý về những vấn đề chẳng hạn như nhập cư, họ sẽ không đồng ý về án tử hình”, ông Nicholson cho biết. “Nhưng điều quan trọng vốn đang xảy ra trong nhiệm kì tổng thống còn đầy non trẻ của vị tổng thống này, ông ấy sẽ được biết đến Đức Giáo Hoàng, ông ấy có thể biết một điều rằng ông có thể kêu gọi Đức Giáo Hoàng để bàn luận và đưa ra những lời khuyên giải, như Tổng thống Bush đã từng làm”.

Cả hai bên đều đang cảm thấy áp lực khi phải đưa ra một khuôn mặt vui tươi trong cuộc gặp gỡ riêng tư của mình. Ông Nicholson cho biết chuyến đi xảy đến sau khi ông nhắc nhở các nhân viên cao cấp của Nhà Trắng – những người đã từng tranh luận về việc liệu có nên thực hiện chuyến viếng thăm Vatican hay không – rằng cuộc gặp gỡ một vị Giáo Hoàng đã trở thành một phong tục đối với mỗi tổng thống đã thực hiện chuyến viếng thăm đến Italy kể từ Thế chiến II.

Nhưng trong trường hợp này, vấn đề chính trị lại trở nên vô cùng phức tạp. Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ một nhà lãnh đạo Công giáo, một người có tỉ lệ được người dân tán thành cao hơn ông tại Hoa Kỳ. Đức Giáo Hoàng phải ghi nhớ rằng trong khi Tổng thống Trump duy trì sự ủng hộ của đa số những người Công giáo da trắng, ông vẫn phải đối diện với tỉ lệ phản đối sâu sắc giữa những người Công giáo Hispanic – một nhóm phát triển nhanh nhất tại Giáo Hội Hoa Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo đã không giành được cảm tình từ phía đối phương một cách trực tiếp kể từ sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, thế nhưng những căng thẳng đã không hề nguội đi bởi những phát ngôn qua lại trước đó vào hồi tháng 2 năm 2016, khi ĐTC Phanxicô phát biểu với các phóng viên: “Một người chỉ lo nghĩ đến việc xây dựng các bức tường ngăn cách – dù là ở bất cứ đâu – chứ không phải là việc xây dựng những cầu nối, không phải là một Kitô hữu”, trong một phát biểu ám chỉ đến đề xuất xây dựng bức tường biên giới Mexico của Tổng thống.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Trump đã đáp trả: “Không có nhà lãnh đạo nào, đặc biệt là một nhà lãnh đạo tôn giáo, có quyền chất vấn về vấn đề tôn giáo hay đức tin của một người khác”, Tổng thống Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh tại Nam Carolina. “Nếu như và khi Vatican bị tấn công bởi ISIS, điều mà như mọi người đều biết đó là chiến tích sau cùng của ISIS, tôi có thể thề với quý vị rằng Đức Giáo Hoàng sẽ chỉ mong muốn và cầu nguyện rằng tôi – Donald Trump, sẽ trở thành Tổng thống”.

Theo nhà phân tích lâu năm Iacopo Scaramuzzi của Vatican, cuộc tranh luận đã vang dội tại Rome, vì nó cho thấy rõ rằng ĐTC Phanxicô đã sẵn sàng bước ra khỏi truyền thống của Giáo Hoàng để tập hợp những người ủng hộ mình chống lại một ứng cử viên chính trị Hoa Kỳ – tạo ra một mối quan hệ không mấy thoải mái với vị tổng thống có khả năng sẽ xảy ra.

“Khi ĐTC Phanxicô chỉ trích Tổng thống Trump về vấn đề bức tường biên giới, thậm chí ngay cả các nhà ngoại giao Vatican cũng hết sức ngạc nhiên bởi một cuộc công kích như vậy đối với một ứng cử viên có khả năng sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ”, ông Scaramuzzi nói. “Nhưng đó là một cuộc công kích có chủ tâm. Một mâu thuẫn rõ ràng có thể hữu ích: việc lấy một ai đó như là một ví dụ về những điều sai trái có thể rất hữu ích để gửi một thông điệp đến những người ủng hộ quý vị”.

Trong khi hai nhà lãnh đạo đã không đối thoại kể từ khi Tổng thống Trump bước vào Nhà Trắng, sự bất hòa đã tăng lên một cách không dễ phát hiện. ĐTC Phanxicô đã tạo ra những làn sóng tại châu Âu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Trump nhậm chức, chẳng hạn như việc đề cập đến nhà độc tài Adolf Hitler một cách tự phát trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Tây Ban Nha khi được hỏi về sự nổi lên của chủ nghĩa bài ngoại và vị tân Tổng thống Hoa Kỳ. Tháng sau đó, ĐTC Phanxicô dường như tuyên chiến với lời tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Trump rằng ông sẽ xây dựng một bức tường biên giới và buộc Mêxico thanh toán các khoản chi phí bằng cách thúc giục người Công giáo “không được phép đề khởi những bức tường ngăn cách mà phải là những cầu nối”, đồng thời ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng: “Một Kitô hữu không bao giờ được phép tuyên bố: Tôi muốn anh/chị phải thanh toán các khoản chi phí cho vấn đề đó”.

Những người thân cận với Vatican cũng giải thích việc ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Joseph Tobin Địa phận Indianapolis làm Hồng Y vào hồi tháng Mười – và sau đó bổ nhiệm ĐHY Tobin coi sóc Tổng Giáo phận Newark nổi tiếng vào ngày hôm trước Ngày Bầu Cử – như một thông điệp gửi tới Tổng thống Trump. ĐHY Tobin gần đây đã công khai đụng độ với Phó Tổng thống Mike Pence, sau đó là một ứng cử viên cho một vị trí phụ trong cuộc tranh cử của Tổng thống Trump cũng như thống đốc tiểu bang Indiana, khi ngài giúp đỡ một gia đình tị nạn Syria định cư trong thành phố bất chấp tuyên bố của phó Tổng thống Pence rằng ông sẽ không ủng hộ những nỗ lực tái định cư như vậy.

“Nguy cơ đối với Tổng thống Trump ở đây chính là sự tương phản giữa ông ấy và ĐTC Phanxicô là vô cùng khắc nghiệt đối với rất nhiều vấn đề về chính trị và luân lý của thời đại chúng ta”, John Gehring – giám đốc một chương trình Công giáo mang tên ‘Faith in Public Life’, một nhóm vận động chính trị tự do, cho biết.

Tuy nhiên, thông điệp đã được gửi đi theo cả hai hướng: các nhà phê bình của ĐTC Phanxicô đã ghi nhận với những báo cáo được quan tâm vào hồi tháng Tư rằng Tổng thống Trump đã trao cho Tổng thống Argentina Mauricio Macri một bộ sưu tập các tài liệu mới đã được tiết lộ gần đây về “cuộc chiến tranh nhơ nhuốc” tại quốc gia của ông vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. ĐTC Phanxicô đã thường phải đối diện với những câu hỏi tại Argentina về vai trò của Ngài trong vụ việc xảy ra tại quê nhà của mình, khi ĐTC Phanxicô vẫn còn được biết đến với tên gọi là Jorge Maria Bergoglio, và mối tương quan của Ngài với Tổng thống Macri từ lâu đã trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trước đó cho thấy ĐTC Phanxicô – người đã nói rằng Ngài chấp nhận bất kỳ nhà lãnh đạo nước ngoài nào đề nghị một buổi hội kiến – đã vượt ra khỏi đường lối của Ngài để mở đường cho vấn đề ngoại giao với Tổng thống Trump, các chuyên gia của Vatican cho biết.

“Tổng thống Trump và Đức Bergoglio sẽ cố gắng thể hiện thái độ xây dựng, mặc dù điều mà họ có điểm chung là không thể dự đoán được”, ông Scaramuzzi cho biết thêm. “Hai Bộ ngoại giao đã cùng cộng tác để tổ chức một cuộc gặp gỡ trôi chảy. Để rồi, không ai rời khỏi phòng họp mà vẫn còn những mối bất hòa”.

Không có đại sứ nào tại Tòa thánh trong khi chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị để đề cử bà Callista Gingrich – phu nhân của cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich – phần lớn các công việc phối hợp đã được thực hiện bởi vị đại diện lâm thời mới của Tòa Đại sứ – ông Louis Bono, phát biểu với một quan chức Vatican.

Dân biểu của tiểu bang Florida, ông Francis Rooney, người đã kế nhiệm ông Nicholson trong cương vị là đại sứ và đã phục vụ cho đến năm 2008, cho biết ông hy vọng rằng vài điểm gây tranh cãi về sự bất đồng sẽ được đưa ra trong cuộc đối thoại ngắn ngủi, thay vì chỉ ra vấn đề buôn người như là một chủ đề của cuộc thảo luận bởi vì tầm quan trọng của nó đối với cả hai nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Tòa thánh và Ivanka Trump, con gái của tổng thống.

“Họ sẽ bỏ quá khứ lại đằng sau”, dân biểu Rooney nói. “Đó là một điểm uốn trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh”.

Các quan sát viên thân cận tại Italy lưu ý rằng ĐTC Phanxicô sẽ nắm hầu hết quyền lực trong cuộc gặp gỡ theo kiểu như vậy. Những cử chỉ nhã nhặn khác chẳng hạn như việc đồng ý tổ chức cuộc gặp gỡ vào sáng thứ Tư – ít lâu trước buổi tiếp kiến chung đã được lên kế hoạch định kì tại quảng trường Thánh Phêrô – cho thấy ĐTC Phanxicô có thể sẽ không tìm cách đẩy Tổng thống Trump vào một khúc quẹo khó khăn về mặt chính trị.

Các trợ lý của Tổng thống Trump đã cân nhắc đến việc lập kế hoạch để cuộc gặp gỡ này diễn ra sau hội nghị G7, nhưng cuối cùng đã quyết định rằng tổng thống cần quay trở lại Washington để tham dự Ngày Tưởn niệm Chiến sĩ Trận vong, ông Nicholson cho biết.

Cứ khoảng 9 giờ hoặc 9 giờ 15 mối sáng thứ Tư hàng tuần, ĐTC Phanxicô ra ngoài quảng trường để chào đón đám đông hành hương trên chiếc xe jeep của mình, ông Robert Mickens, nhà xuất bản La Croix, cho biết. Vì vậy, nếu ĐTC Phanxicô nhận thấy rằng cuộc gặp gỡ không diễn ra không mấy tốt đẹp, Ngài có thể đơn giản sẽ tức khắc rời cuộc gặp gỡ này.

“Điều này cho phép vị Giáo Hoàng nói, ‘Tôi xin lỗi, tôi phải đi rồi’. ĐTC Phanxicô đã không đề cập đến lịch trình của mình để dành trọn buổi sáng để gặp gỡ Tổng thống Trump”, ông Mickens nói, “điều này có nghĩa là ĐTC Phanxicô không thể dành nhiều thời gian hơn với Tổng thống Trump, chỉ vì thực tế tuyệt đối rằng Ngài có một buổi tiếp kiến hàng tuần quan trọng khác”.

Cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của vị tổng thống dị giáo và một vị Giáo Hoàng không thể đoán trước được là một phần trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Trump vốn có một sự tập trung dút khoát vào chủ nghĩa tượng trưng tôn giáo. Hành trình của tổng thống cũng bao gồm cả chuyến viếng thăm Israel và Saudi Arabia.

“Họ sẽ có cơ hội để nhìn vào mắt nhau và để xem họ có điểm chung như thế nào”, ông Nicholson cho biết. “Họ nhận ra những nhân vật siêu việt trên vũ đài thế giới, và mức độ quan trọng của những điều họ nói và thực hiện, sự tin tưởng và những thông điệp đến mọi người. Bởi vì rất nhiều người đang theo dõi họ”.

Sau cuộc phân tích trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng các cử tri có đức tin sẽ từ bỏ ứng viên Trump, sự ủng hộ cuối cùng dành cho ông trong số những người Công giáo Hoa Kỳ đã phản ánh đúng các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa: 6/10 người Công giáo da trắng ủng hộ ông vào hồi Tháng Mười Một, theo phân tích của trung tâm Pew đối với các cuộc tiếp xúc cử tri, và tỉ lệ ủng hộ dành cho ông trong nhóm đó đã giảm đôi chút vào tháng Tư, xuống còn 53%.

Một số nhà lãnh đạo Công Giáo và các nhà lãnh đạo theo phái Phúc Âm đã tăng cường gần gũi hơn với ông sau khi tổng thống thúc đẩy Chính sách Mexico City cắt đứt nguồn tài trợ của Hoa Kỳ các tổ chức phi chính phủ thực hiện việc phá thai, cắt giảm ngân quỹ đối với Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ, phê chuẩn ông Neil Gorsuch – một thảnh viên phe bảo thủ, vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao và đã ký một sắc lệnh mới nhằm tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo.

Tuy nhiên, theo sự phân tích của Pew, sự hỗ trợ này đã phủ nhận điểm yếu nghiêm trọng của ông ta trong các cộng đồng Công giáo khác: chỉ khoảng một phần tư người Công giáo Hispanic đã bỏ phiếu cho ông, và tỉ lệ ủng hộ dành cho ông đối với nhóm này đã giảm đến 15% vào tháng trước. Và về vấn đề đề xuất lệnh cấm của Tổng thống Trump về việc đi du lịch đến Hoa Kỳ từ một tập hợp các quốc gia đa số là Hồi giáo, 6 trong số 10 người Công giáo – trong đó có khoảng một nửa người Công giáo da trắng – cho biết họ đã không tán thành ông.

Các nhà quan sát của Vatican tin rằng bất kỳ cuộc đụng độ công khai nào với những điểm này vẫn không được mong đợi, bất chấp sự sẵn sàng của vị Giáo Hoàng để đối đầu với vị tổng thống theo một cách không tương đồng về mối quan hệ trước đây giữa Vatican và Washington.

“Tôi không mong đợi để nghe điều này”, ông Rooney nói. “Tôi nghĩ rằng Tổng thống coi trọng vai trò của Tòa Thánh trong thế giới ngoại giao quốc tế”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

 

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết