Tổng thống Malta vào tuần này cho biết ông thà từ chức còn hơn ký dự luật hợp pháp hóa phá thai.
George Vella, một bác sĩ y khoa đã giữ chức Tổng thống nước này kể từ năm 2019, đã đưa ra phát biểu trên với NETnews hôm 17 tháng 5.
“Tôi sẽ không bao giờ ký một dự luật liên quan đến việc cho phép giết người”, ông Vella nói, theo Times of Malta.
“Tôi không thể ngăn cản quyền hành pháp, điều đó phụ thuộc vào quốc hội. Nhưng tôi có quyền tự do, nếu tôi không đồng ý với một dự luật, từ chức và về nhà, tôi không có vấn đề gì khi làm việc này”.
Ông Vella đã phát biểu sau khi nghị sĩ độc lập Marlene Farrugia đưa ra một dự luật tại quốc hội vào ngày 12 tháng 5 nhằm hợp pháp hóa phá thai, dự luật đầu tiên thuộc loại này nằm ở quốc gia Địa Trung Hải.
Dự luật đề xuất loại bỏ ba điều khoản khỏi bộ luật hình sự của Malta, theo đó bất kỳ ai tìm kiếm hoặc giúp đỡ phá thai có thể bị kết án đến ba năm tù, mặc dù các vụ truy tố thường không phổ biến.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có những trường hợp nên cho phép phá thai hay không, vị tổng thống 79 tuổi nói: “Người ta hoặc giết hoặc không giết, không thể có chuyện nửa này nửa kia. Tôi rất rõ ràng, không có ‘nếu’ và ‘nhưng’”.
Hai đảng chính ở Malta, một quần đảo ở trung tâm Địa Trung Hải với dân số nửa triệu người, đã bày tỏ sự phản đối của họ đối với dự luật của các thành viên cá nhân.
Đảng Lao động cho biết họ sẵn sàng thảo luận về việc hợp pháp hóa phá thai nhưng không muốn đặt vấn đề này trở thành một cuộc bỏ phiếu của quốc hội.
Đảng Quốc dân cho biết họ sẽ không bao giờ ủng hộ việc hợp hóa phá thai bởi vì họ đề cao quyền sống kể từ khi thụ thai cho đến khi chết đi.
Năm 1990, Quốc vương Baudouin, nguyên thủ quốc gia của Bỉ, tuyên bố rằng ông sẽ không ký dự luật tự do hóa luật phá thai. Vào ngày 4 tháng 4 năm đó, Quốc vương Baudouin từ chức trong khi các thành viên của chính phủ ký dự luật thành luật, đảm nhiệm chức vụ của ông 36 giờ sau đó.
Hơn 90% dân số Malta là những người Công giáo đã được rửa tội.
Vào ngày 13 tháng 5, Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna của Malta cho biết rằng việc hợp pháp hóa phá thai sẽ là một bước lùi.
“Cung lòng của người mẹ là một điều gì đó thân thương và thánh thiêng, chính ở đó mà sự sống của con người mới có thể phát triển. Chúng ta hãy cầu nguyện để cung lòng của người mẹ tiếp tục là nơi của sự sống chứ không phải nơi sự giết chóc diễn ra”, Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna, theo Times of Malta.
Minh Tuệ (theo CNA)