Tổng thống Joe Biden gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội nghị thượng đỉnh G7 để thảo luận về chính sách đối ngoại và biến đổi khí hậu

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 16-06-2024 | 11:30:31
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Tổng thống Joe Biden đã gặp gỡ riêng Đức Thánh Cha Phanxicô vào tối hôm thứ Sáu tại Apulia, Ý, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy (G7) để thảo luận về chính sách đối ngoại và biến đổi khí hậu.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7, cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo chính phủ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ý. Liên minh châu Âu cũng tham gia nhưng không phải là thành viên chính thức.

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong một tuyên bố sau cuộc gặp gỡ, Nhà Trắng cho biết cả hai nhà lãnh đạo “nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và thỏa thuận trao trả con tin” ở Gaza cũng như sự cần thiết phải “giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng”.

Tuyên bố cũng cho biết thêm rằng “Tổng thống Biden cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì công việc của Vatican nhằm giải quyết các tác động nhân đạo của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, bao gồm cả nỗ lực của ngài nhằm giúp trả lại những đứa trẻ Ukraine bị bắt cóc về với gia đình của chúng”.

“Tổng thống Biden cũng tái khẳng định sự đánh giá cao sâu sắc của ông đối với sự ủng hộ không mệt mỏi của Đức Thánh Cha đối với người nghèo và những người bị đàn áp, ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu và xung đột trên khắp thế giới”, theo tuyên bố.

Vào buổi sáng, trước cuộc gặp gỡ, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết trong cuộc họp báo qua điện thoại rằng Tổng thống Biden dự định thảo luận các vấn đề ở Trung Đông và Ukraine với Đức Thánh Cha Phanxicô. Về vấn đề Ukraine, quan chức này cho biết “Tòa Thánh đã tích cực tham gia” vào vấn đề này.

“Đặc biệt, Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã được chỉ định làm Đặc phái viên làm việc để trao trả những đứa trẻ Ukraina bị cưỡng bức trục xuất qua biên giới, bị tách khỏi gia đình của chúng”, vị quan chức này nói thêm. “Tất nhiên, đó là một trong những bi kịch lớn của cuộc chiến này. Và Tòa Thánh cũng đã tham gia vào việc nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình”.

Quan chức này cho biết ông Biden cũng sẽ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu, “vấn đề gần gũi và được cả hai nhà lãnh đạo hết sức bận tâm”.

“Tất nhiên, kế hoạch thích ứng và phục hồi của Tổng thống, được đưa ra vào tháng 11 năm 2021, là một nỗ lực quan trọng nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như Quỹ Tổn thất và Thiệt hại đa phương mà Hoa Kỳ đã đóng góp 17,5 triệu USD, một khoản đóng góp quan trọng nhằm giảm thiểu một số tác động của vấn đề biến đổi khí hậu”, quan chức này cho biết.

Trước cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch, Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo khác đã chào ngắn gọn Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đến hội nghị thượng đỉnh để phát biểu trước các quan chức về những lo ngại liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI). Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã kêu gọi các quy định toàn cầu về AI, đã bày tỏ lo ngại về việc AI sẽ trở thành một công cụ chiến tranh và đồng thời cảnh báo không nên phụ thuộc quá nhiều vào AI mà không có sự can thiệp của con người trong bài phát biểu của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc đẩy các quy định toàn cầu để đảm bảo AI được sử dụng nhằm thúc đẩy công ích.

Quan chức chính quyền cấp cao cho biết trong cuộc hội thảo qua điện thoại rằng Tổng thống Biden cũng có thể sẽ thảo luận về AI với Đức Thánh Cha Phanxicô – một vấn đề rất quan trọng đối với Đức Thánh Cha trong năm qua.

“Tôi chỉ nói về AI, tôi thiết nghĩ cả hai đều quan tâm đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm, bảo vệ phẩm giá con người và nhân quyền”, quan chức này cho biết. “Và vì vậy họ sẽ có cơ hội tham gia vào lĩnh vực đó”.

Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Trắng sau cuộc họp không đề cập đến AI.

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6 năm 2024, sau phiên họp tại hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 6 tại vùng Puglia miền nam nước Ý (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 10 năm 2021 trong khoảng 75 phút để thảo luận về tình trạng nghèo đói, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác. Đó là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của ông Biden với Đức Thánh Cha trên cương vị Tổng thống, nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã trò chuyện qua điện thoại ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống. Ông Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã trò chuyện qua điện thoại vào tháng 10 năm 2023 để thảo luận về xung đột giữa Israel và Gaza. Ông Biden đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô 3 lần trước khi trở thành Tổng thống.

Tổng thống Biden tuyên bố vào năm 2021 sau khi hai người gặp gỡ trực tiếp rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với ông rằng ông “là một người Công giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ”. Vatican đã từ chối bình luận về việc Đức Thánh Cha Phanxicô có đưa ra những bình luận đó hay không. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2022, Đức Thánh Cha đã chỉ trích Tổng thống Biden vì việc ông ủng hộ việc phá thai, nói rằng việc một người Công giáo ủng hộ việc phá thai hợp pháp là một “sự thiếu mạch lạc”.

Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã bất đồng với chính quyền của Tổng thống Biden về các vấn đề liên quan đến vấn đề phá thai ý thức hệ về giới tính. Các Giám mục cũng chỉ trích các biện pháp an ninh biên giới gần đây của Tổng thống Hoa Kỳ.

Hoàng Thịnh (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube