Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge Địa phận Brisbane, Australia, đã tự nhận thấy mình như đang ở giữa hàng loạt các phương tiện truyền thông cho thấy rằng việc hợp pháp hóa các thủ tục như phá thai trên cơ sở giới có thể mở cửa cho thuyết ưu sinh đối với sự lựa chọn như thế giới đã chứng kiến dưới thời Đức quốc xã và chúng ta lại có thể chứng kiến trong thời đại ngày hôm nay.
Hôm thứ Hai vừa qua, Đức TGM Australia Mark Coleridge cho biết có một mối liên hệ giữa việc phá thai và lạm dụng trẻ em, và một Giáo Hội “vốn mạnh mẽ trong việc bảo vệ trẻ chưa được sinh ra đã trở nên kém mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em và dễ bị tổn thương bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu”.
Tương tự – Đức TGM Coleridge cho biết thêm – điều này cũng chính xác đối với chính phủ.
Đức TGM Coleridge đã đưa ra những ý kiến nhận định của mình về một video được chia sẻ trên trang web Giáo phận Brisbane của ngài. Ngài hiện đang là một trong nhiều vị Giám mục của Giáo hội Công giáo đang tham gia các buổi điều trần chính thức của Ủy ban Hoàng gia Australia đối với những phản ứng mang tính chất tổ chức đối với các trẻ em bị lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Tuần trước trong một cuộc biểu tình ủng hộ bảo vệ sự sống, Đức TGM Coleridge đã được một nhà báo phỏng vấn trong việc cân nhắc trong cuộc tranh luận đang diễn ra tại Queensland về việc hợp pháp hóa phá thai. Theo qui định hiện hành, cả những người phụ nữ tìm cách phá thai và các bác sĩ cung cấp các thủ tục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ khi nó được thực hiện nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
Trong cuộc phỏng vấn, như TGM Coleridge đã phát biểu trong bài chia sẻ của mình, Đức TGM Coleridge đã được hỏi về những công nghệ mới có thể phát hiện khuyết tật cũng như phá thai trên cơ sở giới.
“Tôi không thể không đồng ý với những gì ông đã nói, bởi vì thuyết ưu sinh là một phần của sự phức tạp xung quanh việc phá thai”, Đức TGM Coleridge nói. “Các phóng viên đã đề cập đến thuyết ưu sinh của Đức Quốc xã, và một lần nữa tôi không thể phủ nhận một thực tế lịch sử”.
Phó Thủ tướng Jackie Trad – một người Công giáo ủng hộ quyền phá thai, đã trả lời thông qua Facebook, bà cho biết bà không những là một người Công giáo mà còn là một người phụ nữ, và bà “đơn giản chỉ là không đồng ý với các quan điểm của Giáo hội về quyền của phụ nữ trong việc tự do lựa chọn”.
“Đó cũng là một điều đáng buồn khi chúng ta đã bị hạ thấp trong cuộc tranh luận này và quyền phá thai của những người phụ nữ được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã”, bà Trad viết.
Điều đó – theo Đức TGM Coleridge – không phải là quan điểm của những điều ngài đã nói, nhưng thay vì thực tế là pháp luật được đề xuất tại Queensland có thể mở cửa “cho các loại thuyết ưu sinh mà chúng ta đã chứng kiến trước đó và hiện nay chúng ta đang chứng kiến ở nhiều nơi thế giới”.
“Điều đó phải thực hiện bằng chính sách pháp luật, chứ không phải là cá nhân những phụ nữ người quyết định phá thai”, TGM Coleridge nói.
TGM Coleridge, hay Giáo hội Công giáo đối với vấn đề đó, thì xa vời đối với việc trở thành người đầu tiên đề khởi những rủi ro của việc phá thai dựa trên di truyền.
Chẳng hạn như, vào cuối tháng Giêng vừa qua, Lord Kevin Shinkwin -một thành viên thuộc Nghị viện Vương quốc Anh, đã đưa ra bài phát biểu, trong đó ông cho biết: “Tôi có thể nhận thấy từ những xu hướng trong việc phá thai vì lý do khuyết tật là một điều gì đó tồi tệ đối với những người như tôi”.
Shinkwin – một người khuyết tật – tiếp tục cho biết rằng những người bị khuyết tật bẩm sinh đang phải đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt.
“Nếu chúng ta là những loài động vật, có lẽ chúng ta phải hội đủ điều kiện để được bảo vệ như những loài đang trong tình trạng nguy cấp”, ông nói. “Nhưng chúng ta chỉ là những người khuyết tật, vì vậy chúng ta không thể”.
Đức TGM Coleridge cũng phát biểu về những nhận định của bà Trad liên quan đến quan điểm của Giáo hội về quyền của phụ nữ trong việc tự do lựa chọn, Ngài nói rằng đây là phát biểu chẳng đáng tin cậy, khiến cho bản thân Ngài hoặc các tổ chức coi bộ như có vẻ chống lại phụ nữ vồn đã “là một ấn tượng chung”.
Tuy nhiên – Đức TGM Coleridge lập luận -“vị thế của Giáo Hội đó là chân thành ủng hộ phụ nữ. Phụ nữ đã bị làm tổn hại bởi việc phá thai, vốn chỉ là một giải pháp ngắn hạn hàng đầu và thường gây rắc rối về lâu về dài”.
Kế đến, cũng có một thực tế rằng nhiều phụ nữ lựa chọn phá thai vì họ hoặc là cảm thấy hoặc là bị ép buộc cảm thấy như họ không có sự lựa chọn, và chẳng có sự lựa chọn nào khác được giới thiệu với họ.
“Việc nói về quyền lựa chọn của phụ nữ gợi lên những vấn đề khác về quyền: Quyền của những đứa trẻ chưa được sinh ra là gì, hoặc là chúng chẳng có quyền gì cả, hoặc là chúng chẳng có tư cách pháp nhân thực sự? Quyền của người phối ngẫu hoặc đối tác của người phụ nữ trong việc cân nhắc phá thai là gì? Quyền của xã hội nhằm đảm bảo quyền được sống như một nền tảng mà trên đó tất cả các quyền khác được xây dựng là gì? Quyền lương tâm là gì?”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức TGM Coleridge cũng nói về sự mâu thuẫn của một chính phủ vốn phản đối mạnh mẽ bạo lực gia đình nhưng lại ủng hộ việc tiếp cận nhiều hơn đối với việc phá thai, mà theo giáo huấn Giáo Hội, cũng như nghiên cứu khoa học nhiều trong 3 tháng đầu của thời kì thai nghén, điều đó có nghĩa là chấm dứt một sự sống con người.
Theo tờ The Daily Telegraph, hôm thứ hai, bà Trad cho biết bà “đã có ý tưởng rằng có lẽ đã có tầm quan trọng hơn trong việc tập trung vào kết quả của những phát hiện của Ủy ban Hoàng gia về vấn đề Lạm dụng trẻ em và vai trò của Giáo hội Công giáo trong đó hơn là pháp luật trước Quốc hội Queensland”, vốn đã thúc đẩy những phản ứng của Đức TGM Coleridge.
Minh Tuệ chuyển ngữ