Tổng Công Hội Dòng Chúa Cứu Thế lần thứ 25 - Buổi sáng ngày thứ ba

Nhật Ký Tổng Công Hội Dòng Chúa Cứu Thế Lần Thứ 25

Buổi sáng ngày thứ ba

03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (3)

Ngày thứ ba của Tổng Công Hội khởi đầu với Giờ kinh Thần vụ do ban Phụng vụ chịu trách nhiệm.

Tiếp sau đó, cha Bề trên Tổng quyền giới thiệu Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám mục Manila, Philippine. Đức Hồng Y sẽ là người giảng tĩnh tâm hai ngày cho các nghị viên Tổng Công Hội.

Đức Hồng Y hôm nay nói về chủ đề liên đới, hiệp thông: Thông hiệp với Đức Kitô và hiệp thông với người nghèo.03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (1)

Đức Hồng Y nói về ân sủng của Năm Lòng Thương Xót và nhấn mạnh đến tình liên đới với người nghèo. Ngài nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa được biểu lộ qua sự trìu mến của Người, mà người đói khát sự trìu mến trên hết chính là người nghèo.

Đức Hồng Y liên hệ đến tình mẫu tử của người mẹ đối với đứa con để nói về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta cần xây dựng đời mình trên chính nền tảng căn bản tình yêu đó bằng cách biết nghĩ đến người khác như là anh chị em của mình – không ai là xa lạ, tách biệt đối với ta!

Đức Hồng Y cũng nói đến dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu và đề cập đến ông thầy Lêvi là người tinh thông về luật và muốn dùng luật để giới hạn phạm vi ai là “người thân cận của tôi”. Thực ra, mọi người, kể cả người ngoài, đều là người thân cận của ta.

Vì người nằm bên vệ đường dường như đã chết, nên ông thầy Lêvi sợ bị ô uế mà không dám lại gần anh ta. Nhưng người Samaritanô thì nâng giấc anh ta dậy. Bởi thế, cảm thức của chúng ta về tình hiệp thông không cho phép ta bó hẹp mình trong một nhóm riêng biệt nào cả. Ngay kẻ thù cũng vẫn là anh em của ta.

Cũng vậy, trong dụ ngôn người con hoang đàng, chúng ta cần nhớ rằng chúng ta có những người anh em đang bị mất.

Đức Hồng Y nhắc nhở rằng người nghèo không phải là dụng cụ, nhưng là những con người thiết thân với chúng ta. Họ phải chịu đói khát, chịu áp bức bất công…

Chủ nghĩa cá nhân là nguyên do gây ra những tổn thương về tình bác ái và giới hạn tình hiệp thông. Chúng ta vẫn thấy người ta thường đổ lỗi cho những người di dân và những người tị nạn, cho rằng họ là nguyên nhân của những sự bất ổn về kinh tế, xã hội trên thế giới.

Những tổn thương cần được chữa lành và chúng ta phải là những người hàn gắn những tổn thương. Chúng ta cần nhớ lại cuộc hiện ra của Chúa Giêsu sau khi Ngài phục sinh: Ngài đã mời gọi Tôma xỏ bàn tay vào cạnh sườn Ngài. Liên đới và hiệp thông là như vậy!

Thế giới chúng ta ngày nay ngập tràn những tổn thương. Quả thật, đức tin đang bị tổn thương là điều ta đáng phải lưu tâm; chúng ta được mời gọi hãy đưa bàn tay vào cạnh sườn đang bị tổn thương của người nghèo.

Một khi chúng ta không màng đến những tổn thương của người khác, thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chối bỏ mạng sống của chính chúng ta và chúng ta xa cách người khác. Thực tế, dù ta chối bỏ sự chết, thì rồi ta vẫn phải gánh chịu sự chết. Nếu tôi không bao giờ cảm thấy đau, thì cũng có nghĩa là tôi đang bóp nghẹt khả năng cảm thương nơi tôi.

Đức Hồng Y kết thúc bài chia sẻ tĩnh tâm bằng một câu chuyện cảm động về một phụ nữ tị nạn: Chị ta cảm thấy mình hoàn toàn cô thế cô thân, nhưng rồi chị nhận ra rằng không chỉ riêng chị mới ở trong hoàn cảnh đáng thương như thế, mà còn có những người khác cùng cảnh ngộ. Chính khi đấy, chị ta cảm nhận được thế nào là liên đới, hiệp thông.

Kết thúc phần chia sẻ tĩnh tâm, Đức Hồng Y chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho những người đã qua đời, những người không có ai cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y lại nói đến tình liên đới và hiệp thông các thánh. Ngài nói rằng ốm đau là một sự nếm trải trước về sự chết. Bệnh tật, ốm đau có thể làm ta cảm thấy khốn khổ, cô quạnh và vì vậy nó làm tăng nỗi sợ chết nơi ta. Dẫu vậy, ta biết rằng sự sống xảy đến khi ta đã thông hiệp trong sự chết.

Trong một xứ đạo mà các thành viên không có sự hiệp thông với nhau, thì đó là xứ đạo chết. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của  sự sống. Ngài không bao giờ rời bỏ chúng ta. Chúng ta phải chết vì tội lỗi của chúng ta, nhưng Đức Giêsu không bỏ rơi chúng ta; sự thực là Ngài đã chết vì chúng ta để dẫn đưa chúng ta về lại Thiên Chúa hằng sống.03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (2)

Khi chúng ta chết thì nhiều thứ cũng chết theo. Nhưng Đức Giêsu không để ai trong chúng ta ở mãi trong sự chết. Ngài đã bước vào chốn chết chóc và như thế Ngài dính dự vào cái chết của chúng ta để chúng ta được thông hiệp vào sự sống của Ngài.

Vì vậy, chúng ta đến với những người cô thế cô thân, hiệp thông, liên đới với họ để chuyển trao sự sống cho họ.

Thông tín viên, Ronald J. McAinsh, C.Ss.R.

03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (7) 03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (6) 03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (5) 03-11-2016 Cong Hoi 25 3 (4)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết