Tòa Thánh với LHQ: 'Các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp chấm dứt đói nghèo và thúc đẩy hoà bình'

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Hai 17/7 vừa qua đã phát biểu với LHQ về vai trò của các nhân vật tôn giáo cũng như các cộng đồng trong việc xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy hòa bình.

Bernardito AuzaĐức TGM Auza đã phân biệt giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, đồng thời cho biết rằng “họ không ngụy tạo để trở thành những nhân vật cũng như những điều mà thực sự họ không phải như thế”.

Ngài cho biết các nhà lãnh đạo tôn giáo “chủ yếu ở đó để kêu gọi và đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người hành động, và để nhắc nhở họ về ý nghĩa sâu sắc hơn cũng như những lý do đối với hành động của họ, cung cấp ‘lý do cho niềm hy vọng trong họ’ như Thánh Phêrô đã mô tả trong Thư thứ nhất của mình”.

Đức TGM Auza cho biết các chỉ số về sự phát triển bền vững đối với hòa bình sẽ là “định tính, chứ không phải định lượng”.

“Cụ thể hơn, chúng sẽ mang tính luân lý, được chứng minh trong việc hình thành nên những con người và những dân tộc riêng biệt để trở thành những con người tốt hơn, những nam thanh nữ tú, những người tự xem mình như người quản lý của các anh chị em mình và đáp lại một cách tương ứng”.

Dưới đây là bài phát biểu của Đức TGM Mục Bernardito Auza:

Phát biểu của Tổng giám mục Bernardito Auza – Sứ Thần Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hợp Quốc, về việc huy động các cộng đồng tôn giáo hành động với tinh thần liên đới và trách nhiệm chung nhằm chấm dứt nghèo đói và thúc đẩy hòa bình

Sự kiện được tổ chức bởi tổ chức ‘Religions for Peace’ trong Diễn đàn Chính trị Cấp cao năm 2017

United Nations Plaza, New York, ngày 17/7/2017

Thưa ngài Tổng thư ký Vendley thân mến,

Thưa toàn thể các tham dự viên, và toàn thể ông bà, anh chị em thân mến!

Tôi rất biết ơn lời mời chiều nay để tham dự cuộc thảo luận quan trọng này, về việc huy động các cộng đồng tôn giáo hành động với tinh thần liên đới và chia sẻ trách nhiệm, nhằm giúp đỡ tốt hơn cho những người mà chúng ta phục vụ cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế, giúp họ nắm vững các nguyên tắc luân lý đối với sự phát triển bền vững. Đồng thời truyền cảm hứng cho họ hợp tác với một nghị lực và hiệu quả lớn hơn trong việc đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, cổ vũ hòa bình và thực hiện các nguyên tắc khác của Chương trình nghị sự 2030.

Trong những lời nhận xét của tôi, tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ chủ yếu về cơ sở luân lý đối với sự phát triển. Đó là các nguyên tắc cơ bản về lý do tại sao các cộng đồng tôn giáo phải huy động trong tinh thần liên đới nhằm chấm dứt đói nghèo và đồng thời thúc đẩy hòa bình.

Tôi tin rằng với sự đóng góp lâu dài, các tín đồ tôn giáo và các tổ chức dựa trên đức tin sẽ cùng nhau hướng tới việc thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững không chỉ là tổng thể của những công việc to lớn mà họ thực hiện, mà sẽ tiếp tục tiến hành trong việc giảm nghèo đói, cung cấp lương thực cho những người đang trong bờ vực của nạn đói, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục quần chúng từ các trường tiểu học thông qua các trường đại học, và hơn thế nữa, thúc đẩy phẩm giá của phụ nữ, đặc biệt là các dịch vụ không thể thiếu đối với tư cách là những bà mẹ, quan tâm đối với nguồn nước và môi trường của chúng ta, tham gia vào xây dựng hòa bình và kiến tạo hòa bình, cũng như nhiều hoạt động cao quý khác.

Đó sẽ chính là những công việc của họ như là nguồn thúc đẩy cho việc thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), từ nay cho đến năm 2030 và xa hơn nữa, theo như cách mà họ thể hiện những lý do về nhân chủng học và luân lý sâu sắc hơn, rằng tại sao các cộng đồng tôn giáo của chúng ta lại đang thực sự huy động trong tinh thần liên đới và trách nhiệm mang tính phối hợp như vậy.

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững không tự kết thúc trong chính nó, nhưng có nghĩa là, mang lại những lợi ích đích thực cho hết thảy mọi người và mọi dân tộc thông qua việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, cũng như tất cả những tạo vật cùng chung sống trong ngôi nhà chung đó. Chúng ta đang sống trong thời điểm mà nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển và ở đây tại Liên Hợp Quốc, muốn đặt ra những câu hỏi quan trọng nhất, chẳng hạn như những câu hỏi liên quan đến việc chúng ta là ai, chúng ta đến từ đâu, chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta phải đối xử với nhau thế nào, và điều gì là tử tế, chân thật, và thực sự tốt đẹp. Mặc dù các truyền thống tôn giáo khác nhau có thể trả lời những câu hỏi này theo những cách hơi khác nhau, nhưng những câu hỏi cơ bản này – và những câu trả lời của chúng ta đối với những vấn đề đó – giúp thế giới không quên những vấn đề này cũng như mức độ quan trọng của chúng.

Trong bối cảnh cụ thể của chương trình nghị sự phát triển bền vững, nếu chúng ta đánh mất sự phối hợp cơ bản của con người, sẽ nảy sinh một nguy cơ nghiêm trọng rằng các Mục tiêu Phát triển Bền vững có thể được hiểu chỉ một phần, thông qua các lăng kính quá mức về kinh tế, môi trường, hoặc xã hội học, trong khi thiếu đi các mục đích và bối cảnh sâu sắc hơn về luân lý và nhân học của chúng. Cũng giống như bất kỳ điều gì tốt có thể bị lạm dụng, nếu chúng ta loại ra khỏi các cuộc đối thoại của chúng ta những vấn đề sâu sắc hơn về lý do tại sao đằng sau những gì phát triển bền vững thì cơ sở hạ tầng quốc tế khổng lồ cho hòa bình và phát triển có thể kết thúc thực sự đang được sử dụng trong một số trường hợp để làm suy yếu đi hòa bình và sự phát triển thực sự mà chúng đã được sáng kiến để thúc đẩy. Điều này có thể xảy ra đặc biệt nếu như các Mục tiêu Phát triển Bền vững kết hợp chặt chẽ với những triết lý về chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cá nhân hoặc chủ nghĩa khoái lạc vốn không chỉ để lại một số hậu quả mà còn cố ý loại trừ một số đồng loại của chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất hoặc những người gây ra những mối phiền phức, khỏi sự quan tâm chăm sóc của chúng ta.

Đó chính là lý do tại sao điều đó (chú ý khía cạnh luân lý) lại hết sức quan trọng đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo, các cộng đồng và các các tín hữu cần phải giúp thực hiện, với sự dũng cảm và kiên trì, điều mà chúng ta có thể gọi là “linh hồn” hoặc “lương tâm” của chương trình nghị sự phát triển bền vững. Trong kỷ nguyên tương đối đồng nhất về mặt nhận thức luận và luân lý, chúng ta cần giúp mọi người giữ lại khái niệm về chân lý cũng như sự thiện. Tương tự như vậy, khi các nhà lãnh đạo – dù là các chính trị gia hay những người mang vỏ bọc tôn giáo – cố gắng công cụ hóa tôn giáo vì các mục đích đi ngược lại với việc yêu mến Thiên Chúa và quan tâm đến những người anh em đồng loại, đồng thời thóa mạ bản chất thiết yếu của tôn giáo cũng như các tín hữu tốt lành, và các tổ chức tôn giáo hoạt động vì các cá nhân, các cộng đồng và thế giới, chúng ta phải khiển trách và chỉnh sửa họ sao cho phù hợp.

Nguyên tắc này rất dễ hiểu khi các nhà lãnh đạo tôn giáo khuyến khích các tín đồ hướng tới những tội ác tàn bạo, khi nhiều người trong chúng ta đã cùng nhau bàn thảo vào buổi chiều hôm thứ Sáu tuần trước tại Hội đồng Kinh tế & Xã hội LHQ (ECOSOC) khi khởi động Kế hoạch Hành động cho các Nhà lãnh đạo Tôn giáo nhằm Ngăn chặn việc Kích động Bạo lực vốn có thể dẫn đến tội ác tàn bạo. Nhưng hơn nữa nó cũng xuất hiện khi các nhà lãnh đạo tôn giáo lừa dối những người đi theo họ để đối xử với các chủng tộc khác không xứng với sự quan tâm chăm sóc của họ, hoặc cách tương tự với những người phải lang thang từ nước này qua nước khác, những người bị khiếm khuyết về thể lý hoặc tinh thần, những người có cuộc sống và sinh kế bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm, hoặc tăng vấn đề mực nước biển ngày càng dâng cao, hoặc tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng, hoặc những sinh linh vẫn nằm trong dạ mẹ hoặc những người vào cuối đời mà phẩm giá của họ bị xem thường và không xứng đáng được tôn trọng và bảo vệ tối đa. Các tín đồ tôn giáo và cộng đồng phải, tôi lặp lại, luôn là linh hồn hay lương tâm của chương trình nghị sự phát triển bền vững.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo không phải là những nhà lãnh đạo chính trị hay các nhà khoa học xã hội, và họ không ngụy tạo để trở thành những nhân vật hay những việc mà họ thực sự không phải như vậy. Họ không phải ở đó chủ yếu để đo lường các mục tiêu và nhắm đến thông qua các chỉ số khoa học. Họ chủ yếu ở đó để kêu gọi và truyền cảm hứng cho mọi người hành động và đồng thời để nhắc nhở họ về ý nghĩa sâu xa hơn cũng như lý do cho các hành động của họ, cung cấp “lý do cho niềm hy vọng trong họ”, như Thánh Phêrô đã mô tả trong Thư Thứ nhất của mình. Thông qua lăng kính của sứ vụ luân lý và tâm linh chủ yếu của họ, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tín đồ, các tôn giáo và các tổ chức tôn giáo chăm lo cho sự phát triển toàn diện của con người. Phấn đấu cho sự phát triển con người đích thực, họ không chia nhỏ sự phát triển, nhưng nỗ lực vì sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân cũng như toàn thể nhân loại. Bởi vì sự tiến bộ của nhân loại là một phần không thể tách rời trong tầm nhìn và sứ mạng của họ, bên cạnh những nơi thờ tự, họ cũng xây dựng các trung tâm xây dựng cộng đồng, bệnh viện, trường học và các trường đại học. Một cách nào đó, những gì họ làm và sẽ tiếp tục thực hiện nhằm giúp đạt được Các Mục tiêu Phát triển Bền vững chính là biểu hiện bề ngoài của niềm tin tôn giáo cũng như các nguyên tắc luân lý của họ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tín ngưỡng và cộng đồng các tín hữu làm việc để bảo vệ cuộc sống và môi trường, trao quyền cho những người yếu đuối và bị áp bức. Họ giúp dân chúng phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có trách nhiệm và đồng thời bảo vệ chúng trước những lợi ích có thế lực về chính trị và kinh tế. Họ sáng tạo trong việc đưa người nghèo thoát khỏi tình trạng đói nghèo dưới mọi hình thức và đồng thời phá vỡ các bức tường của sự loại trừ. Bén rễ sâu nơi cộng đồng địa phương, các nhà lãnh đạo tôn giáo có kiến thức trực tiếp về các thức của tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng; họ có uy tín ở cấp cơ sở; họ có thể dễ dàng tìm thấy nơi người dân những người biết rõ các chương trình của họ. Sự hiện diện cơ sở của họ ủng hộ đối thoại giữa các nhóm cơ sở. Được liên kết với khắp mọi nơi, họ là những người ủng hộ có hiệu quả đối với các mục tiêu quốc tế chẳng hạn như xoá đói giảm nghèo và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Các tôn giáo tin tưởng và tuyên bố rằng hòa bình là điều thiết yếu cho sự phát triển. Tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia và khu vực xung đột đã suy thoái thay vì tiến bộ. Như Đức Phaolô VI đã khẳng định vào năm 1967, ‘phát triển chính là tên gọi mới của hòa bình’ (1). Việc xây dựng hòa bình đòi hỏi phải theo đuổi sự phát triển. Không có những đòi hỏi về sức chi phối đối với kinh tế và chính trị, các tôn giáo và các tổ chức dựa trên đức tin thường được coi là những người trung gian công bằng trong hình thức xây dựng hòa bình quan trọng này.

 ĐTC Phanxicô đã tìm cách đóng góp cho việc này thông qua việc đề xuất cho thế giới một nguyên tắc luân lý Ngài tin là nền tảng cần thiết cho sự phát triển bền vững và toàn diện (Laudato Si’, số 18). Chúng ta đang phải đối diện, ĐTC Phanxicô viết trong Thông điệp Laudato Si’, không chỉ là các cuộc khủng hoảng độc lập gây tổn hại cho môi trường, mặt khác là những người nghèo, những người dễ bị tổn thương và bị gạt ra bên lề xã hội, mà còn là “một cuộc khủng hoảng phức tạp về xã hội cũng như môi trường”, vốn đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện nhằm chống lại cảnh đói nghèo, phục hồi nhân phẩm cho những người bị loại trừ, và đồng thời bảo vệ thiên nhiên”(Laudato Si’, số 139).

Trong bài phát biểu hồi tháng 9 năm 2015 của mình tới Đại hội đồng LHQ, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “việc lạm dụng và phá hoại môi trường cũng đi kèm với một tiến trình loại trừ không ngừng”, đồng thời, ĐTC Phanxicô cũng cho biết rằng điều này xuất phát từ “sự ích kỷ và tham vọng không giới hạn về quyền lực và sự thịnh vượng về vật chất vốn dẫn đến việc lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có cũng như việc loại trừ những người thấp cổ bé họng và bị thiệt thòi về mặt xã hội hoặc kinh tế”. ĐTC Phanxicô đã gọi chủ nghĩa tiêu thụ ích kỷ này là “nền văn hoá thải loại”, đồng thời cho biết rằng nó xuất phát từ chứng mất trí nhớ tinh thần: chúng ta đã quên rằng có một Đấng Tạo Hóa và do đó chúng ta đã đánh mất đi cảm giác kinh ngạc và tôn kính về việc chúng ta, những con người khác, những thụ tạo khác và ngôi nhà chung của chúng ta đều có liên quan như thế nào đến Đấng Tạo Hóa. Khi chúng ta không nhìn thấy một cách rõ rằng chúng ta chính là những thụ tạo có liên hệ với Đấng Tạo Hóa cũng như với nhau, ĐTC Phanxicô nói, chúng ta dễ bị tổn thương bởi những bệnh lý khi tự xem mình là những chủ nhân nên chúng ta có quyền vơ vét thiên nhiên (Laudato Sì, số 2). 

Qủa thực quan trọng biết bao đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu để giúp thế giới khôi phục lại những gì nằm đằng sau sự ý thức này, để nhận ra rằng có một Đấng Sáng Tạo tồn tại và thông biết mọi sự, và thực tế này phải ảnh hưởng đến cách chúng ta đối xử với nhau cũng như mỗi một thụ tạo của Đấng Sáng Tạo. Điều này chính là, và phải là, công việc chung của các cộng đồng tôn giáo để hỗ trợ không chỉ đối với những thành quả mà còn đối với nguồn gốc của sự phát triển bền vững.

Các “chỉ số” quan trọng nhất đánh giá sự phát triển bền vững thực sự sẽ không được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán của LHQ hoặc thông qua những nỗ lực của Uỷ ban thống kê của LHQ. Chúng sẽ không liên quan đến dữ liệu phân tách về việc bao nhiêu người đã được loại ra khỏi tình trạng đói nghèo hoặc có bao nhiêu chất độc đã được loại bỏ khỏi không khí hoặc nguồn nước của chúng ta. Các chỉ số quan trọng nhất của tiến trình phát triển bền vững thực sự sẽ là định tính, chứ không phải định lượng. Nói một cách cụ thể hơn, chúng sẽ mang tính luân lý, được chứng minh trong việc hình thành nên những con người và những dân tộc riêng biệt để trở thành những con người tốt hơn, những nam thanh nữ tú, những người tự xem mình như những người quản lý của những anh chị em mình và đáp lại một cách tương ứng, những người nhận thức được rằng họ không phải là những ông chủ nhưng những người quản lý đã được ủy thác việc bảo vệ và phát triển món quà của sáng tạo để biến nó trở nên tốt hơn cho các thế hệ kế tiếp hơn là chỉ thừa hưởng nó.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể hợp tác với nhau, họ sẽ phục vụ tốt hơn cho các dân tộc trên thế giới và đồng thời hợp tác hiệu quả với cộng đồng quốc tế qua việc thực hiện Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững. Điều này là bởi vì đóng góp quan trọng nhất của cộng đồng tôn giáo sẽ giúp mọi người nhận thấy những nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng hiện tại mà chúng ta đang cùng cộng tác với nhau để giải quyết, khi chúng ta tìm cách tiêu diệt nền văn hoá thải loại như là cốt lõi của vấn đề và cũng như các giải pháp: ấy là một hệ sinh thái toàn diện sẽ dẫn tới sự phát triển bền vững và toàn diện, và với việc huy động trong tinh thần liên đới và trách nhiệm cần thiết để làm cho môi trường sinh thái toàn diện trở thành hiện thực.

Xin cảm ơn quý vị rất nhiều vì đã quan tâm lắng nghe.

[1].Thông điệp  Populorum Progressio, số 76.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết