Tòa Thánh và Mexico khẳng định sự cần thiết đối với tiến trình về Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 21-06-2018 | 05:40:32

Ngày 18/6, bế mạc ‘Hội nghị lần thứ hai về vấn đề Di cư quốc tế Tòa Thánh – Mexico’

Kết luận chính của “Hội nghị lần thứ hai về vấn đề Di cư quốc tế Tòa Thánh – Mexico” là sự cần thiết phải tiếp tục tiến tới Hiệp ước toàn cầu của LHQ về vấn đề Di cư an toàn, trật tự và thường xuyên.

Điều đó, dưới hình thức của một số kết luận, được đưa ra trong hội nghị vào ngày 14 tháng 6 năm 2018 được thúc đẩy bởi Bộ phận đặc trách Quan hệ với các quốc gia thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đại sứ quán Mexico tại Tòa Thánh, với sự cộng tác của Giáo Hoàng Học viện về Khoa học và Bộ phận Di dân và Tị nạn Phần thuộc Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, diễn ra tại Vatican, tại Điện Casina Pio IV.

Immigration_Reform_Leaders_Arrested_1Trong thông điệp của mình gửi tới tất cả các tham dự viên tham gia hội nghị, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng con người trong cuộc tranh luận về vấn đề di cư, đồng thời nhấn mạnh rằng vấn đề này không chỉ là về những con số.

“Tôi muốn chỉ ra rằng vấn đề di dân không đơn giản chỉ là một vấn đề về những con số, mà là về những con người, mỗi một con người có lịch sử, văn hóa, cảm xúc và nguyện vọng của riêng mình”, ĐTC Phanxicô nói.

“Những con người này, các anh chị em của chúng ta, cần ‘sự bảo vệ liên tục’, độc lập với bất kỳ tình trạng di dân nào mà họ có thể có”, ĐTC Phanxicô tiếp tục. “Quyền cơ bản của họ và phẩm giá của họ cần phải được gìn giữ và bảo vệ. Mối bận tâm đặc biệt cần phải được thể hiện đối với trẻ em di dân và các gia đình của họ, những người là nạn nhân của nạn buôn người, và những người bị buộc phải di tản do các cuộc xung đột, thiên tai và khủng bố”.

“Thật không may, hiện nay chúng ta nhận thấy rằng ngày càng có nhiều thách thức phức tạp và cấp bách đặc trưng cho hiện tượng di chuyển, trong khi nhiều vấn đề mà chúng ta đang thảo luận trong thời đại chúng ta vẫn không có được một phản ứng đầy đủ”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, phát biểu tại hội nghị. “Đối với những thách thức này [như chúng ta đã nghe] khi các phản ứng được tìm kiếm, vào năm 2016, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc với Tuyên bố New York, thực hiện đường lối đối thoại, tham vấn và đàm phán, cả trong lĩnh vực trách nhiệm mà mỗi bên cần phải có đối với việc bảo vệ những người tỵ nạn, và trong việc quản lý chung đối với hiện tượng di cư nói chung”.

Sau đây là kết luận của hội nghị, do Vatican cung cấp:

“Hội nghị về vấn đề Di cư quốc tế Tòa Thánh – Mexico” mà chúng ta tổ chức ngày hôm nay chính là sự tiếp nối của hội nghị được tổ chức tại Phủ Thủ tướng Mexico vào tháng 7 năm 2014 về vấn đề Di dân và Phát triển Quốc tế, cuối cùng nó đã được đồng ý tổ chức bằng một phiên bản mới tại Vatican.

Phiên bản năm 2018 của Hội nghị này đã xem xét ba chủ đề chính: (1) Tiến bộ và ý nghĩa của Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư An toàn, trật tự và Thường xuyên; (2) Di cư và phát triển theo quan điểm của Hiệp ước Tòa cầu; và (3) Di dân và truyền thông dưới ánh sáng của Hiệp ước Tòa cầu.

Vào cuối Hội nghị, chúng ta có thể làm nổi bật những kết luận sau đây:

– Trong Thông điệp gửi đến các tham dự viên tham gia hội nghị, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích chúng ta trong nhiệm vụ và nỗ lực của mình để tinh thần trách nhiệm đối với việc quản lý toàn cầu và chia sẻ về vấn đề di cư quốc tế nhận thấy những điểm mạnh của nó trong các giá trị về công lý, liên đới và bác ái. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng thái độ cơ bản đó chính là “bước ra bên ngoài để gặp gỡ người khác, để chào đón, nhận biết và nhìn nhận họ”.

– Chính phủ Mexico tái khẳng định cam kết của mình để đảm bảo rằng hiệp ước toàn cầu về vấn đề di cư an toàn, bình thường và thường xuyên là một công cụ để chuyển đổi tầm nhìn ngắn hạn và nội quan trở thành những quan điểm rộng lớn và nhân văn.

– Về phần mình, Giáo hội Công giáo tại Mexico đã quyết định tự cam kết với những người di cư, thực hành bốn động từ do ĐTC Phanxicô đưa ra nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới năm 2018 – đó là: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập – thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ.

– Chúng tôi đồng ý về tầm quan trọng của việc hiểu được sự phức tạp của các phong trào di cư đương đại vốn có nhiều nguyên nhân khác nhau, và thường được xác định bởi các tình huống xung đột, thiên tai, nghèo đói và việc tìm kiếm các điều kiện sống cũng như những cơ hội tốt hơn. Trẻ em là những người chịu nhiều hậu quả nhiều nhất của việc di cư cưỡng bức. Những thách thức được tạo ra bởi những dòng di cư này phải được đáp ứng một cách hiệu quả, bằng cách cân bằng các nguyên tắc về liên đới, bổ trợ và đồng trách nhiệm.

– Chúng ta đồng thuận về sự cần thiết phải nhấn mạnh vào tính trọng tâm của con người trong tất cả mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả những mục tiêu điều chỉnh dòng chảy di cư, tái khẳng định tính bất khả xâm phạm đối với nhân quyền và phẩm giá của tất cả những người đang phải sống cảnh nay đây mai đó.

– Chúng tôi đồng ý về tính thích đáng của việc cam kết đối với việc quản trị toàn cầu liên quan đến các dòng di cư, được thành lập dựa trên tinh thần đồng trách nhiệm của tất cả các thành viên tổ chức và tư nhân, nhằm đảm bảo vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên vì lợi ích của tất cả mọi người có liên quan và đồng thời giúp tạo điều kiện cho việc di cư trở thành một quyết định tự nguyện chứ không phải là một điều ép buộc.

– Vì lý do này, chúng tôi mong muốn tích cực đóng góp cho quá trình vốn sẽ giúp Liên Hợp Quốc áp dụng Hiệp ước toàn cầu về vấn đề Di cư an toàn, thường xuyên và trật tự trong năm nay. Tương tự như vậy, việc xem xét sự phức tạp của dòng di cư đương đại, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải nhấn mạnh vào tính thích đáng của việc hòa hợp hiệp ước này với Hiệp ước Tị nạn Thế giới.

– Chúng tôi cam kết thúc đẩy việc thực hiện các điều kiện cần thiết cho tất cả những người di cư nhằm làm phong phú thêm các xã hội tiếp nhận tài năng của họ, và đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững ở cấp cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.

– Chúng tôi yêu cầu tất cả các phương tiện truyền thông vốn đóng góp, theo khả năng của họ, vào việc phổ biến thông tin nhất định và đã được chứng minh về các dòng di cư và đồng thời xua tan những thông tin vốn chỉ tạo ra những nhận thức tiêu cực về những người di cư.

Thành phố Vatican, ngày 14 tháng 6 năm 2018.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết