Tòa Thánh ủng hộ Hiệp ước Toàn cầu của LHQ về vấn đề Di cư

Tòa Thánh sẽ tham dự Hội nghị Liên chính phủ vào tuần tới để thông qua Hiệp ước Toàn cầu của LHQ về vấn đề Di cư An toàn, trật tự và Thường xuyên.

Tòa Thánh sẽ cùng với các chính phủ trên thế giới tham dự Hội nghị Liên chính phủ để thông qua Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư an toàn, trật tự và thường xuyên (GCM), sẽ diễn ra vào tuần tới tại Marrakech, Morocco, ngày 10 và 11 tháng 12.

Sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên được điều phối bởi Liên Hợp Quốc bao quát tất cả các khía cạnh của vấn đề di cư quốc tế được thể hiện trong một tuyên bố của Ủy ban Di dân và Tị nạn của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện.

Vào tháng 11, Hiệp ước Toàn cầu về người Tị nạn (GCR) đã được phê duyệt bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York.

Hành động 4 điểm của ĐTC Phanxicô

Các vị Thư ký của Ủy ban Di dân và Tị nạn, linh mục dòng Tên Michael Czerny và linh mục Fabio Baggio thuộc Dòng Scalabrinian, những người đã ký tuyên bố, đã nhấn mạnh sự bận tâm của Tòa Thánh với những người di cư và những người tị nạn, “áp dụng cách tiếp cận của ĐTC Phanxicô được thể hiện đơn giản và hùng hồn qua bốn hành động: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập, tất cả đều được dựa trên Tin Mừng”.

Ủy ban đã mở rộng 4 hành động của ĐTC Phanxicô thành 20 Điểm Hành Động có ý nghĩa đối với việc lập kế hoạch và đánh giá mục vụ, vốn đã trở thành một phần quan trọng trong sự đóng góp chính thức của Tòa Thánh trong các cuộc tham vấn của Liên Hợp Quốc vào năm 2017 và 2018.

Hai linh mục Czerny và Baggio đã bày tỏ sự hài lòng rằng các nguyên tắc và các phương pháp của 20 Điểm Hành động đã được phản ánh trong các văn bản cuối cùng của Hiệp ước Toàn cầu, đặc biệt trong khoảng 15 trong tổng số 23 Mục tiêu của Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư an toàn, trật tự và thường xuyên (GCM).

GCM thể hiện các giá trị phổ quát

Mặc dù GCM không phải là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý và cũng không phải là một thỏa ước hay một hiệp ước, Ủy ban Di dân và Tị nạn của Vatican cho biết rằng Hiệp ước thể hiện nhiều giá trị phổ quát như là những mục tiêu, chẳng hạn như việc cứu sống, phòng chống vấn nạn buôn lậu và buôn người, giảm thiểu những yếu điểm trong vấn đề di trú, quản lý biên giới hiệu quả và đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng.

Trong số những thực tiễn tốt nhất về vấn đề này, Ủy ban đã đề cập đến các sáng kiến chẳng hạn như cung cấp giáo dục, mở các hành lang nhân đạo, đồng hành với những người di cư qua các quốc gia quá cảnh và đồng thời thúc đẩy việc hội nhập ở các quốc gia chủ nhà.

Sự Phản đối

Trong khi hoan nghênh GCM, Tòa Thánh, tuy nhiên, đã bày tỏ những hạn chế và đồng thời bình luận về một vài tài liệu tham khảo trong văn bản của Hiệp ước Toàn cầu, mà Tòa Thánh cho biết là “hoặc không phải là ngôn ngữ thích hợp trong cộng đồng quốc tế hoặc là không phù hợp với các nguyên tắc Công giáo”, chẳng hạn như cái gọi là “Gói dịch vụ ban đầu tối thiểu” (MISP) đối phó với vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục (phá thai) và chương trình nghị sự LGBTI.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết