Tòa Thánh thúc giục việc xúc tiến vấn đề An ninh lương thực của châu Phi

ĐTC Phanxicô ủng hộ những tiến bộ trong việc thực hiện ‘Tuyên bố Malabo về Sự tăng trưởng và chuyển đổi nông nghiệp nhanh chóng đối với Sự thịnh vượng chung và Cải thiện sinh kế (Malabo Declaration on Accelerated Agricultural Growth and Transformation for Shared Prosperity and Improved Livelihoods) – và đồng thời thúc giục việc cần phải xúc tiến hơn nữa, theo Đức Hồng y Pietro Parolin. Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô đã nhiệt tình ủng hộ và cầu nguyện cho sáng kiến này.

Cardinal-Pietro-Parolin-Wikimedia-591x493

Đức Hồng Y Parolin

Lời phát biểu của Đức Hồng Y Parolin đã được đưa ra trong một lá thư vào ngày 29 tháng Giêng năm 2018 gửi cho Tổng thống Cộng Hòa Guinea, ông Alpha Condé, thuộc Hội Đồng Liên Hiệp Phi Châu, nhân dịp hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Phi lần thứ 30 diễn ra tại Addis Ababa, từ ngày 27/1 đến 29/1 năm 2018. Tuyên bố Malabo, kết quả của hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Phi năm 2014, khẳng định tầm quan trọng đối với nông nghiệp ở châu Phi và đồng thời đề xuất các bước cụ thể để châu lục trở nên tự lực về vấn đề lương thực trước năm 2025.

Đức Hồng Y Parolin đã thừa nhận những thách thức phải đối mặt với “Cam kết Xóa đói nghèo trước năm 2025”. Đặc biệt, Ngài lưu ý đến những tác động của vấn biến đổi khí hậu cũng như “sự gia tăng của các cuộc xung đột gây bất ổn cho các khu vực rộng lớn của lục địa”.

“Tuy nhiên, chúng ta cần phải tự hỏi bản thân mình rằng vai trò của việc thiếu tinh thần liên đới là gì trong tình huống đầy bi thảm này, mà trong đó hàng triệu sinh mạng hiện đang bị đe dọa”, ĐHY Parolin nói. “Tình hình hiện đang ngày càng trở nên khó khăn tại châu Phi đòi hỏi phải có một sự đổi mới và hợp tác đại diện cho những người, mà vì những lý do khác nhau, đã không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người”.

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng “phẩm giá của mỗi con người đòi hỏi rằng những rào cản đối với việc đạt được những nhu cầu này cần phải được vượt qua thông qua sự quyết tâm của tất cả mọi người”.  Điều này đòi hỏi sự phân bổ công bằng đối với các nguồn lực cũng như sự hợp tác chặt chẽ của Liên minh châu Phi và Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO).

“Những người đói khát không còn có thể chờ đợi được nữa, và họ cũng không thể lắng dịu đối với những hành động không tương xứng”, ĐHY Parolin khẳng định. “ĐTC Phanxicô khuyến khích việc trở lại với tinh thần của Tuyên bố Malabo, vốn đã thúc đẩy một lời kêu gọi mạnh mẽ kêu gọi đối với việc đổi mới hành động để giải thoát người dân châu Phi khỏi nạn đói thông qua hoạt động nông nghiệp và sản xuất lương thực ở mọi quốc gia cũng như thông qua việc hợp tác hiệu quả giữa các chính phủ châu Phi và các tổ chức liên chính phủ”.

Đức Hồng y Parolin đã trích dẫn bài phát biểu trong chuyến viếng thăm gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô tại trụ sở của FAO trong đó Ngài nhấn mạnh tình trạng khẩn cấp của tình hình thực phẩm:

“Tình hình hiện nay đòi hỏi tinh thần trách nhiệm lớn hơn ở tất cả mọi cấp độ, không chỉ nhằm đảm bảo việc sản xuất cần thiết hoặc phân phối một cách công bằng đối với những hoa trái của trái đất… nhưng trên hết là để đảm bảo quyền lợi của tất cả mọi người cần phải được nuôi dưỡng theo những nhu cầu riêng của họ”, ĐTC Phanxicô giải thích. ĐTC Phanxicô lưu ý rằng tất cả mọi người phải có khả năng tham gia vào những quyết định vốn ảnh hưởng đến họ và có thể thực hiện những khát vọng của họ mà không cần phải xa rời những người thân yêu của mình.

“Đối mặt với một mục tiêu đầy ý nghĩa như vậy, sự tín nhiệm đối với toàn bộ hệ thống quốc tế hiện đang bị đe dọa”, ĐTC Phanxicô cảnh báo. ĐTC Phanxicô tiếp tục cho biết rằng mối tương quan giữa đói nghèo và di dân “chỉ có thể được giải quyết nếu như chúng ta đi đến tận gốc rễ của vấn đề”. Và ĐTC Phanxicô đã nêu ra hai trở ngại chính: các cuộc xung đột và vấn đề biến đổi khí hậu.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết