Phát biểu thay mặt Đức Tổng Giám mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ tại New York, Cố vấn thứ hai, Linh mục David Charters đã phát biểu tại cuộc thảo luận của Đại hội đồng LHQ về việc giải trừ hạt nhân vào ngày 22 tháng 10.
Tòa Thánh một lần nữa bày tỏ mối bận tâm sâu sắc của mình đối với những ảnh hưởng về mặt nhân đạo và môi trường thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, và đồng thời kêu gọi tất cả các chính phủ của các quốc gia đã thông qua Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về việc Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) ký kết và phê chuẩn Hiệp ước này.
Phát biểu thay mặt Đức Tổng Giám mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ tại New York, Cố vấn thứ hai, Linh mục David Charters đã đưa ra lời kêu gọi hôm thứ Hai 23/10 tại một cuộc thảo luận của Đại hội đồng LHQ về việc giải trừ hạt nhân.
TPNW, hoặc Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vốn ngăn cấm việc sử dụng, đe dọa sử dụng, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ có hiệu lực khi 50 quốc gia ký kết và phê chuẩn.
Linh mục Charters đã cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân hoặc thậm chí là việc sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế sẽ trở thành một thảm họa với quy mô không thể tưởng tượng được, đồng thời sẽ giết chết nhiều người cũng như gây sự thiệt hại lớn về môi trường cũng như nạn đói kém.
Tòa Thánh và Vũ khí hạt nhân
Vị quan chức Tòa Thánh đã chỉ ra rằng sự tồn tại liên tục của hơn 14.000 loại vũ khí hạt nhân do một số quốc gia nắm giữ chính là một trong những thách thức lớn nhất về mặt luân lý đối với thời đại chúng ta. Linh mục Charters cho biết rằng Giáo hội Công giáo đã phản đối vũ khí hạt nhân kể từ năm 1943.
Thánh Gioan XXIII đã kêu gọi việc ngăn cấm các loại vũ khí hạt nhân trong Thông điệp “Hòa bình trên Trái đất” (Peace on Earth) và các vị Giáo Hoàng sau này cũng đã kêu gọi “việc bãi bỏ các loại công cụ tà ác của chiến tranh này vốn đã tạo ra một sự nhận thức sai lầm về vấn đề an ninh cũng như sự thiếu tin tưởng và sự bất hòa”.
Các nguồn lực bị lãng phí
Linh mục Charters cũng đã chỉ ra rằng Công đồng Vatican II đã lên án cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân như là “một cạm bẫy cực kì nguy hiểm đối với nhân loại, và đồng thời là một điều gì đó gây tổn thương những người nghèo đến mức không thể chấp nhận được”.
Linh mục Charters lưu ý rằng việc duy trì vũ khí hạt nhân tiếp tục hút những nguồn tài nguyên khổng lồ vốn có thể đóng góp, trong số những thứ khác, cho việc thực hiện và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo.
Tòa Thánh xem mối bận tâm của ĐTC Phanxicô mà theo Ngài “việc ngăn chặn vũ khí hạt nhân và mối đe dọa hủy diệt lẫn nhau không thể trở thành cơ sở đạo đức của tình huynh đệ cũng như việc cùng nhau tồn tại hòa bình”.
Minh Tuệ chuyển ngữ