Tòa Thánh thúc đẩy các cuộc đàm phán với Taliban nhằm ngăn chặn thảm họa nhân đạo

Các chiến binh Taliban trong một chiếc xe tuần tra trên đường phố Kabul vào ngày 23 tháng 8 năm 2021 tại thủ đô, Taliban đã thực thi một số cảm giác yên bình trong một thành phố bị tàn phá từ lâu bởi tội phạm bạo lực, với các lực lượng vũ trang của họ tuần tra trên đường phố và các trạm kiểm soát. (ảnh: Wakil Kohsar / AFP / Getty)

Các chiến binh Taliban trên một chiếc xe tuần tra trên đường phố Kabul vào ngày 23 tháng 8 năm 2021 tại thủ đô, Taliban đã thực thi một số cảm giác về sự yên bình trong một thành phố bị tàn phá từ lâu bởi tội phạm bạo lực, với việc các lực lượng vũ trang của họ tuần tra trên đường phố và các trạm kiểm soát (Ảnh: Wakil Kohsar / AFP / Getty)

Tòa Thánh đang kêu gọi thiết lập các cuộc đàm phán giữa Taliban, các nhà lãnh đạo chính trị trong khu vực và các quốc gia phương Tây nhằm ngăn chặn thảm họa nhân đạo khi các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi Afghanistan.

Trong một bài xã luận vào ngày 19 tháng 8 trên trang nhất, tờ báo L’Osservatore Romano của Vatican lập luận rằng “tất nhiên sẽ cần thiết phải thương lượng với Taliban” về các vấn đề di cư cũng như “vấn đề nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, để họ cung cấp cho những người không cảm thấy an toàn khi có khả năng rời Afghanistan”. Bài xã luận cũng cho biết thêm rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào như vậy cũng “cần phải được thực hiện nhanh chóng”.

Bài xã luận có tiêu đề “Trách nhiệm chào đón – Bi kịch của những người dân Afghanistan chạy trốn”, kêu gọi cộng đồng quốc tế “hành động để đảm bảo rằng tình hình của những người tị nạn Afghanistan không biến thành một tình trạng khẩn cấp nhân đạo thảm khốc mới”.

Bài xã luận cũng cáo buộc các quốc gia “những người có vai trò trách nhiệm ở Afghanistan” đã không lường trước được tình huống khẩn cấp như vậy, đồng thời cũng cho biết rằng thật “đáng ngạc nhiên” một viễn tượng như vậy đã không được suy xét – hoặc tệ hơn, các quốc gia nhận thức được một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra như vậy “và đã không làm gì cả để tránh cuộc khủng hoảng này”.

Bài báo được đưa ra trước tuyên bố cuối tuần qua của nhà báo kỳ cựu chiến binh người Ý và nhà vận động hành lang Luigi Bisignani rằng “một kênh bí mật đã bất ngờ được thiết lập giữa Tòa Thánh và Taliban nhằm tạo ra một hành lang nhân đạo hoạt động hoàn chỉnh”.

Trong một lá thư gửi cho nhật báo Ý Il Tempo được xuất bản vào ngày 22 tháng 8, nhà báo Bisignani xác nhận rằng, dưới sự thúc đẩy của Đức Thánh Cha Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Thánh Bộ các Giáo hội Đông Phương đang nỗ lực làm việc để đối thoại ba bên với Taliban được trung gian bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nhà báo Bisignani cho biết một cuộc đối thoại như vậy “có thể giúp chúng ta một cách kỳ diệu” dựa trên một báo cáo tình báo đã được phân loại đang được lưu hành trong các bộ của chính phủ cho thấy một làn sóng nhập cư mới tạo ra “viễn tượng đáng lo ngại” và nguy cơ của các vụ tấn công khủng bố tăng cao.

Sáng kiến ngoại giao được cho là của Tòa Thánh sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 15 tháng 8 để cầu nguyện cho tình hình ở Afghanistan “để tiếng gầm ru ồn áo của các loại vũ khí chấm dứt và các giải pháp có thể được tìm thấy xung quanh một bàn đối thoại”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã không đề cập đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin vào ngày 22 tháng 8.

Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã không trả lời các câu hỏi của tờ Register về tuyên bố của nhà báo Bisignani.

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám mục Christophe El-Kassis, Sứ thần Tòa thánh tại Pakistan, nơi giám sát Afghanistan trong trường hợp không có quan hệ ngoại giao chính thức, cũng không trả lời những yêu cầu của tờ Register để bình luận về cách tiếp cận của Tòa Thánh vì cả hai đang trong kỳ nghỉ.

Cuộc rút lui gây làm đảo lộn mọi thứ

Chính quyền Biden đã bị chỉ trích rộng rãi vì những gì mà nhiều nhà chỉ trích cho rằng đó là sự rút lui gây ra sự đảo lộn không tuân thủ thỏa thuận hòa bình năm 2020 giữa Taliban và Hoa Kỳ, dẫn đến việc chính phủ Afghanistan bất ngờ sụp đổ và tạo điều kiện cho Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.

Khi chế độ chiếm được thủ đô Kabul vào tuần trước, hàng nghìn người dân Afghanistan đã tìm cách trốn khỏi quốc gia Hồi giáo. Nhiều người đổ xô đến sân bay của thành phố, một số đã rơi xuống đất tử vong khi bám vào vỏ ngoài của một máy bay quân sự Hoa Kỳ trong nỗ lực tuyệt vọng rời bỏ đất nước. Khoảng 28.000 người đã được sơ tán khỏi đất nước kể từ ngày 14 tháng 8, theo báo cáo.

Trong một tuyên bố vào ngày 19 tháng 8, Chủ tịch Tổ chức Viện trợ Giáo hội Đau khổ, ông Thomas Heine-Geldern, cho biết rằng theo thỏa thuận hòa bình năm 2020 không rõ những người dân Afghanistan không tán thành việc thực hành luật Sharia (luật Hồi giáo) của Taliban sẽ bị đối xử như thế nào. Ông Heine-Geldern cũng chỉ ra những ưu và khuyết điểm của sự chấp thuận và công nhận của quốc tế đối với chế độ Hồi giáo.

Nếu chế độ này không được quốc tế công nhận, sẽ không có “các kênh chính thức” để Taliban tham gia vào các vấn đề nhân quyền, ông Heine-Geldern nhận xét. “Việc hầu hết các đại sứ quán phương Tây đều đóng cửa và các quan sát viên quốc tế rời bỏ khu vực, cũng giống như họ đã làm ở Syria vào năm 2011, không phải là một điềm báo tốt”, ông Heine-Geldern nói.

Mặt khác, ông Heine-Geldern cho rằng các quốc gia tuyên bố có thiện cảm với Tiểu vương quốc mới sẽ “không chỉ giúp hợp pháp hóa Taliban, mà còn khuyến khích các chế độ độc tài trên toàn thế giới, đặc biệt là trong khu vực, thúc đẩy việc vi phạm tự do tôn giáo ngày càng tăng ở các quốc gia của họ”.

Sự chấp thuận quốc tế như vậy sẽ tạo ra “một nam châm thu hút các nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ hơn, tạo ra một nhóm các phe phái khủng bố tôn giáo mới vốn có thể thay thế al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo”. Ông Heine-Geldern dự đoán rằng tình hình đối với các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác “đã bị áp bức” trong khu vực sẽ “còn trở nên tồi tệ hơn nữa”.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 23 tháng 8, chi nhánh ACN của Ý cảnh báo rằng mối đe dọa chống lại tự do tôn giáo ở Afghanistan không chỉ xuât phát từ Taliban mà còn xuất phát từ Tỉnh Khorasan của Nhà nước Hồi giáo (ISKP), chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo Afghanistan, và al-Qaeda.

“ISKP tiếp tục củng cố, đặc biệt là sau khi IS đánh bại IS ở Syria và Iraq và sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và NATO”, tuyên bố của ACN-Ý viết. “Khác với Taliban, ISKP thống kê trong hàng ngũ của mình ngày càng có nhiều thanh thiếu niên Afghanistan thuộc tầng lớp trung lưu, có học thức, những người tham gia cùng các nhóm thánh chiến giàu kinh nghiệm từ al-Qaeda”.

“Chúng tôi lo ngại rằng việc một số quốc gia công nhận chế độ Taliban cũng có thể khuyến khích sự gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan hiện có quy mô nhỏ hơn nhưng có khả năng tự cấu trúc trở thành một mạng lưới khủng bố có khả năng thay thế các tổ chức mang tính lịch sử như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo”, tuyên bố cho biết thêm. “Ngoài ra, mối quan hệ giữa Pakistan, các tổ chức khủng bố hiện diện ở Palestine và ở tỉnh Idlib của Syria và chế độ Afghanistan, là mối quan tâm đặc biệt”.

Các Kitô hữu bị đe dọa

ACN Italy lặp lại những lo ngại của ông Heiner-Geldern rằng việc tái áp đặt luật Sharia sẽ “quét sạch một số quyền tự do đã giành được một cách khó nhọc, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo rất mong manh”, và tổ chức này dự đoán rằng “tất cả những người không chia sẻ chủ nghĩa Hồi giáo của Taliban, bao gồm cả những người Hồi giáo dòng Sunni ôn hòa, do đó có thể gặp rủi ro”.

Hơn 99% dân số 27,6 triệu người của Afghanistan là người Hồi giáo; hầu hết là người Hồi giáo dòng Sunni, và chỉ 10% là người Hồi giáo dòng Shiite. Theo ACN, số lượng các Kitô hữu hiện chưa rõ ràng, và có thể dao động từ 1.000 đến 20.000 khi nhiều người thực hành đức tin của họ trong bí mật. Vào năm 2018, chỉ có khoảng 200 người Công giáo sống ở Afghanistan.

Tổ chức từ thiện nhắc lại rằng vào năm 2010, Taliban đã giết hại 10 nhân viên nhân đạo bị cáo buộc tội truyền bá Kitô giáo và là những kẻ gián điệp nước ngoài. Nhóm này cũng đã tuyên bố với các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hầm trú rằng họ đang bị theo dõi, và mối lo ngại ngày càng gia tăng rằng các Kitô hữu có thể bị giết hại hoặc các thiếu nữ trẻ Kitô giáo sẽ được gả cho các chiến binh Taliban.

“Ngay cả trước khi Taliban tiếp quản, những người Hồi giáo trở lại đạo Kitô giáo đã phải đối mặt với sự tẩy chay và thậm chí bạo lực từ các thành viên trong gia đình”, ACN đưa tin. “Tính đến ngày 16 tháng 8, hai Tu sĩ Dòng Tên người Ấn Độ và bốn vị Thừa sai Bác ái đang chờ được sơ tán”.

Trong khi đó, vào ngày 19 tháng 8, một nhóm Tin lành bí mật cáo buộc rằng các Kitô hữu Afghanistan đã chạy trốn lên núi “trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi Taliban đang đi từng nhà cố gắng sát hại họ”. Các phần tử Hồi giáo có một “danh sách đen các Kitô hữu mà họ đang nhắm đến để truy đuổi và giết hại”, báo cáo khẳng định.

“Luật Sharia của Taliban chính là thảm họa đối với vấn đề nhân quyền”, bà Nina Shea, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson, viết trên tờ The Epoch Times. “Trên thực tế, nếu không có các quyền cơ bản, mọi người đều có nguy cơ bị bắt giữ và bị trừng phạt tùy tiện”, bà Shea cho biết thêm.

Linh mục Giovanni Scalese Dòng Barnabite phụ trách ‘Missio sui iuris’ ở Afghanistan, thực thể Công giáo duy nhất trong nước, do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập vào năm 2002. Vào tháng 4, Đức Gioan Phaolô II bày tỏ nghi ngờ rằng Taliban sẽ có thể khôi phục một tiểu vương quốc Hồi giáo, nhưng cũng như nhiều người khác, Ngài cũng không dự đoán chính phủ Afghanistan sẽ sụp đổ.

Phát biểu với tờ Register vào tuần trước, Cha Scalese cho biết đất nước hiện đang trải qua một “thời điểm cực kỳ khó khăn” nhưng không muốn nói thêm do tình hình nhạy cảm.

Cha Scalese nói: “Điều duy nhất tôi muốn nói với bạn là hãy cầu nguyện cho chúng tôi”.

Edward Pentin

** Edward Pentin bắt đầu đưa tin về Đức Giáo hoàng và Vatican với Đài phát thanh Vatican trước khi chuyển sang làm phóng viên của Rome cho tờ Register. Ông cũng đã đưa tin về Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo cho một số ấn phẩm khác bao gồm Newsweek, Newsmax, Zenit, The Catholic Herald, và The Holy Land Review, một ấn phẩm của các Tu sĩ Dòng Phanxicô chuyên về Giáo hội và Trung Đông. Edward là tác giả của cuốn Vị Giáo hoàng kế tiếp: Các ứng cử viên Hồng y hàng đầu (Sophia Institute Press, 2020) và Sự gian lận của một Thượng Hội đồng Giám mục của Vatican? Một cuộc điều tra về hành vi thao túng bị cáo buộc tại Thượng Hội đồng Giám mục Ngoại thường về Gia đình (Ignatius Press, 2015).

 Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết