Vatican hiểu rằng thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ không thay đổi tình hình của Giáo hội Trung Quốc một sớm một chiều.
Liệu có phải ĐTC Phanxicô đã hiểu không rõ tình hình ở Trung Quốc? Đó chắc chắn không phải là cách nó xuất hiện trên chuyến bay đưa Ngài trở về Rome từ Estonia vài ngày sau khi ký kết thỏa thuận giữa Tòa thánh và Bắc Kinh.
“Các bản thảo đầu tiên đã được chuẩn bị trong văn phòng của tôi”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng tôi đã thảo luận vấn đề. Tôi đã chia sẻ ý tưởng của mình và các tham dự viên khác cũng thảo luận về điều này trước khi tiếp tục”.
Đó là vấn đề của việc “tiến hai bước, lùi một bước” trong suốt cuộc đối thoại, ĐTC Phanxicô cho biết thêm.
Hơn nữa, trong khi rõ ràng ủng hộ cộng tác viên của mình – đặc biệt là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin – ĐTC Phanxicô cũng chịu trách nhiệm cá nhân đối với thỏa thuận.
“Chính tôi là người đã ký thỏa thuận. Tôi chịu trách nhiệm đối với thỏa thuận này và đó hoàn toàn không phải là một sự ngẫu hứng”, ĐTC Phanxicô nói.
Tuy nhiên, Tòa Thánh không hề ngờ nghệch trước sự phản đối mạnh mẽ mà hiệp định Trung Quốc-Vatican đã gây ra.
Trên thực tế, điều này được hiểu rõ ràng trong phạm vi Vatican rằng sự chống đối này cũng liên quan đến một vụ công kích gần đây của Hoa Kỳ đối với ĐTC Phanxicô, trong đó vụ TGM Vigano là triệu chứng rõ ràng nhất.
Trong bối cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi cựu cố vấn Nhà Trắng, Steve Bannon, gần đây đã tỏ ra quan tâm đến Trung Quốc bằng cách huy động vài triệu đô la để tấn công “những tội ác” của Bắc Kinh. Ông Bannon là một trong những nhà quản lý của Viện Dignitatis Humanae có trụ sở tại Rome, đang cố gắng tổ chức sự đối lập đối với Đức Giáo Hoàng.
Sự căng thẳng giữa các quan chức Trung Quốc
Hoa Kỳ đã thực sự biến Trung Quốc trở thành kẻ thù chính của nó. Về mặt này, 60 đến 100 triệu tín hữu Tin Lành của Trung Quốc đã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ cho Hoa Kỳ, hơn 12 triệu người Công giáo, mặc dù một phần của Giáo hội bí mật ở Trung Quốc luôn duy trì mối liên kết với Công giáo Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, được nung nấu bởi “chính sách ngoại giao dựa trên sự đe doạ dùng vũ lực” vốn cho phép các cường quốc phương Tây cắt đứt nó, Trung Quốc từ lâu đã lo sợ sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề tôn giáo. Do đó, nó mong muốn kiểm soát các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Vatican đã không giảm thiểu những căng thẳng tồn tại giữa các quan chức Trung Quốc.
Đúng là chính quyền trung ương đã phê chuẩn thỏa thuận. Nhưng điều này cũng dẫn đến sự phản đối từ bên trong Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, mà cho đến nay đã kiểm soát các cuộc bổ nhiệm giám mục, cũng như từ phía chính quyền địa phương vốn kiểm soát các Giáo phận.
Đây chắc chắn là điều cần được hiểu ngầm liên quan đến các vụ bắt giữ gần đây đối với một số giám mục Trung Quốc, như tại Nhạc Thanh ở tỉnh Chiết Giang, nơi mà Đức Giám mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Peter Shao Zhumin) Địa phận Ôn Châu, được Rome công nhận chứ không phải Bắc Kinh, đã bị các quan chức thuộc Văn phòng Tôn giáo và Dân tộc bắt giữ vào ngày 9 tháng 11.
Rõ ràng, những điều kiện cho các “cuộc thảo luận chính trị” vốn diễn ra tại một khách sạn và kéo dài trong vài ngày là hoàn toàn khác với việc giam giữ thô bạo đối với những người Hồi giáo Ngô Duy NHĩ (Uiyghur) tại các trại cải tạo ở Tân Cương thuộc miền tây Trung Quốc.
Các quan chức hộ tống Đức Giám mục Shao đi thậm chí còn do dự về khoảng thời gian thuận tiện nhất để đưa ngài đi. Tuy nhiên, những âm mưu như vậy rõ ràng ảnh hưởng đến công việc mục vụ của Giáo Hội.
Một cách chính thức phù hợp với chính sách chung đối với việc kiểm soát các tôn giáo, việc tạm thời cách chức các giám mục cũng sẽ hủy hoại cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Rome.
Kết thúc thời kỳ bí mật
ĐTC Phanxicô rõ ràng hiểu rằng cuộc đối thoại này sẽ không thay đổi tình hình của Giáo Hội Trung Hoa một sớm một chiều.
Nhưng nó đã chấm dứt một sự ly khai tôn giáo vốn đã kéo dài từ năm 1957.
Ở đây, Trung Quốc đã đưa ra một sự nhượng bộ rất lớn bằng cách thừa nhận rằng Đức Giáo Hoàng là người đưa ra quyết định sau cùng trong việc bổ nhiệm các giám mục, một điều gì đó trước đây được coi như là “một sự can thiệp” không thể chấp nhận được trong các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Bằng cách giải vạ tuyệt thông đối các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm, ĐTC Phanxicô cũng đã loại bỏ lý do khiến cho nhiều linh mục và tín hữu, tuyên bố trung thành với Rôma, từ chối công nhận những vị giám mục đó.
Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô cũng hiểu rằng quả là khó khăn biết bao nhiêu để có thể chấm dứt những năm tháng của thời kì bí mật.
Trên thực tế, đây chính là điểm mà ngài đã kết luận những lời nhận định của mình trên chuyến bay vào ngày 25 tháng Chín.
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự đau khổ của những người không hiểu biết hoặc những người đã trải qua những năm tháng của thời kì bí mật”, ĐTC Phanxicô phát biểu với các nhà báo.
Minh Tuệ chuyển ngữ