Tòa Thánh kêu gọi pháp chế đối với các tập đoàn xuyên quốc gia nhằm tôn trọng vấn đề nhân quyền và môi trường

Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, vào ngày 25 tháng 6 đã phát biểu tại một cuộc họp về các tập đoàn xuyên quốc gia và vấn đề nhân quyền, trong phiên họp lần thứ 38 đang diễn ra của Hội đồng Nhân quyền.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (35)

Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovic gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican.

Tòa Thánh đã nhắc lại lời kêu gọi của mình về một quy định thích hợp đối với các hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia vốn được hướng dẫn bởi một cách tiếp cận luân lý ngõ hầu một tiêu chuẩn sống xứng hợp sẽ được hiện thực hóa thông qua việc tôn trọng phẩm giá con người chứ không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế. “Trong bối cảnh của các hoạt động kinh doanh, điều này ngụ ý rằng việc tôn trọng toàn diện đối với các cộng đồng và các quyền của họ không thể bị tách rời khỏi việc chăm sóc môi trường”, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, cho biết hôm thứ Hai 25/6.

Trong khi các hiệp định thương mại và đầu tư không cấm các biện pháp và các chính sách bảo vệ nhân quyền về thực chất, chúng có thể giới hạn các lựa chọn của một bang để thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của mình, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic lưu ý trong khi phát biểu tại một cuộc họp về các tập đoàn xuyên quốc gia và vấn đề nhân quyền trong phiên họp thứ 38 đang diễn ra của Hội đồng Nhân quyền.

Các tập đoàn xuyên quốc gia – chính phủ – nhân quyền – môi trường

Do tính chất xuyên quốc gia của cả vấn đề tự do kinh tế lẫn vấn đề nhân quyền, nhà ngoại giao của Tòa Thánh kêu gọi việc thúc đẩy pháp chế xuyên quốc gia thiết thực nhằm hỗ trợ các chính phủ trong nhiệm vụ bảo vệ chống lại những vi phạm nhân quyền của bên thứ ba.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tôn trọng nhân quyền chính là kỳ vọng cơ bản mà xã hội cần phải có trong kinh doanh, Đức TGM Jurkovic nói. Lịch sử gần đây, Đức TGM Jurkovic tiếp tục, đã chỉ ra rằng những vi phạm mang tính hệ thống đối với vấn đề nhân quyền của một số tập đoàn có thể dẫn đến việc di cư cưỡng bức do bạo lực, việc chiếm đoạt đất đai, việc khai thác các nguồn tài nguyên và việc nắm giữ độc quyền hạt giống. Tất cả những điều này, Đức TGM Jurkovic nói, có thể dẫn đến nạn đói và sự suy giảm các nguồn lực cần thiết để đáp ứng với những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Bởi vì việc chăm sóc môi trường là điều vô cùng cần thiết để làm cho xã hội của chúng ta tồn tại và phát triển, Đức Tổng Giám mục Jurkovic cho biết, các cuộc đàm phán về một công cụ pháp lý quốc tế đối với vấn đề kinh doanh và nhân quyền cần phải xem xét việc bảo vệ môi trường khỏi hành động khai thác không bền vững.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết