Tòa Thánh kêu gọi Hiệp ước Tòa cầu nhằm cải thiện cuộc sống của những người tị nạn

 

Nhấn mạnh giáo dục, y tế và thúc đẩy việc làm

WIKI-Sudsudan.png“Chúng tôi đánh giá cao việc nhấn mạnh các vấn đề giáo dục, y tế, và việc thúc đẩy những công việc tốt đẹp”, Đức TGM Jurkovič nói. “Chúng tôi cũng hoan nghênh việc hỗ trợ phát triển những lựa chọn thay vì giam giữ, đồng thời nhắc lại rằng việc giam giữ không bao giờ có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em”.

Dưới đây là phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič:

Cám ơn ngài chủ tịch,

Chúng tôi rất biết ơn các Phái đoàn khác vì đã chia sẻ những quan điểm và bận tâm của họ một cách tôn trọng. Phái đoàn của tôi cũng mong muốn cung cấp thêm một số ý kiến và cân nhắc bổ sung về Phần III.B trong Hiệp ước Toàn cầu về Người tị nạn.

Phái đoàn Tòa Thánh một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cách tiếp cận tổng thể và toàn diện, chú trọng vào tính cách trung tâm của con người, thực sự có khả năng cải thiện cuộc sống của hàng triệu người tị nạn cũng như các cộng đồng tiếp nhận. Về vấn đề này, chúng tôi đánh giá cao việc nhấn mạnh về vấn đề giáo dục, y tế và việc thúc đẩy các công việc tốt đẹp. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc đề cao sự hỗ trợ phát triển những lựa chọn thay thế cho việc giam giữ, đồng thời nhắc lại rằng việc giam giữ không bao giờ có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Thưa ngài chủ tịch,

Tòa Thánh đã quen thuộc với những rủi ro cụ thể mà phụ nữ và trẻ em phải đối mặt trong bối cảnh của tình trạng khẩn cấp về nhân đạo và về những nhu cầu cụ thể và không thể thiếu của họ liên quan đến việc tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe cơ bản. Để có được một sự tác động mạnh mẽ, điều quan trọng là GCR cần phải giữ được bản chất phi chính trị và không trở thành “đất dụng võ” đối với những lợi ích cạnh tranh.

Về vấn đề này, trong tiểu mục 2.3 về vấn đề “Y tế”, ở đầu đoạn 72, Dự thảo đề cập đến “Các quốc gia và các bên có liên quan”, chú thích 32 chỉ đề cập đến một số cơ quan liên chính phủ trong khi bỏ qua nhiều yếu tố liên quan khác.

Ngoài ra, chúng tôi lo ngại về sự tham chiếu đến WHA.70.15 (năm 2017) trong cùng một chú thích. Thật vậy, giải pháp này đề cập đến cái gọi là “khuôn khổ của những ưu tiên và nguyên tắc hướng dẫn nhằm thúc đẩy vấn đề sức khỏe của những người tị nạn và những người di cư”, thúc đẩy việc ưu tiên đối với cái gọi là “gói dịch vụ ban đầu tối thiểu” vốn chưa được các quốc gia thảo luận và không dựa trên luật tị nạn quốc tế.

Phái đoàn của chúng tôi muốn nhắc lại sự cần thiết phải đảm bảo rằng những nhu cầu về sức khỏe của những người bị ảnh hưởng bởi việc di dời cưỡng bức cần phải được xem xét trong bối cảnh của các chính sách rộng lớn hơn của chính phủ, bao gồm việc tham gia và phối hợp với các lĩnh vực khác, cũng như xã hội dân sự, lĩnh vực tư nhân, các hiệp hội về người tị nạn và những người bị ảnh hưởng, nhằm tìm ra những giải pháp chung có lợi cho sức khỏe của những người tị nạn.

Vì những lý do này, nhằm mang lại sự quan tâm khách quan và toàn diện hơn đối với quá trình soạn thảo, và đồng thời nhằm đảm bảo cách tiếp cận toàn bộ chính phủ và toàn xã hội, chúng tôi đề nghị xóa bỏ chú thích 32 và sự lặp lại ở đầu đoạn 72 với những dòng sau đây:

“Phù hợp với những luật lệ, chính sách và kế hoạch chăm sóc sức khỏe quốc gia, và với sự hỗ trợ của các quốc gia tiếp nhận, các quốc gia và các bên liên quan, bao gồm các tổ chức liên chính phủ và xã hội dân sự, sẽ đóng góp các nguồn lực và chuyên môn [..]”

Ở đoạn 73, việc tập trung vào sự cần thiết đối với việc tiếp cận với một loạt các biện pháp can thiệp và phương pháp chẩn đoán, điều trị và thúc đẩy y tế, chúng tôi đề nghị việc xem xét lại đối với “các loại thương phẩm phòng ngừa” phải được mở rộng thành “hàng hóa” nói chung, do đó, phải bỏ từ “phòng ngừa”, bởi vì nhiều người bị ảnh hưởng bởi việc di tản cưỡng bức cũng cần các công cụ trợ giúp, kể cả những thiết bị vốn giải quyết hàng loạt những khuyết tật về thể chất.

Thưa ngài chủ tịch,

Phái đoàn chúng tôi vui mừng khi nhận thấy sự sửa đổi đối với tiểu mục 2.10, hiện có tựa đề là “Bồi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp và viejc cùng tồn tại hoà bình”. Tương tự như vậy, chúng tôi muốn một lần nữa nhắc lại sự ủng hộ của chúng tôi đối với những xem xét như được nêu trong Đoạn 95, “tiếp cận với việc đoàn tụ gia đình”, “các chương trình tài trợ tư nhân hoặc cộng đồng”, “visa nhân đạo” và “hành lang nhân đạo”, cũng như “học bổng và thị thực du học” như là những cách thức bổ sung để được tiếp nhận vào các nước thứ ba.

Cuối cùng, phái đoàn chúng tôi cũng muốn lặp lại những lời của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Tị nạn Thế giới, mà chúng ta đã cử hành cách đây vài hôm, bày tỏ hy vọng rằng chúng ta “có thể đạt được một thỏa thuận để đảm bảo, với tinh thần trách nhiệm và nhân đạo, sự hỗ trợ và bảo vệ đối với những người bị buộc phải rời khỏi quê hương đất nước của họ” và đồng thời nhắc nhở rằng “mỗi người chúng ta cũng được mời gọi để trở nên gần gũi với những người tị nạn, để tìm ra những khoảnh khắc gặp gỡ họ, để đánh giá cao sự đóng góp của họ, để họ có thể được hội nhập tốt hơn vào các cộng đồng tiếp nhận họ” (1)

Xin cám ơn!

  1. ĐTC Phanxicô, bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 6 năm 2018.

https://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2018/documents/papa-francesco_angelus_20180617.html

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết