Toà Thánh kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ tiếp nhận và bảo vệ những người nhập cư

Quan sát viên Thường trực của Vatican tại LHQ tại Geneva đã kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ tiếp nhận và bảo vệ những người nhập cư.

Trong một phát biểu đã được công bố trong kỳ họp lần thứ 108 của Hội đồng Tổ chức Di dân Quốc tế, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič đã mô tả di dân chính là một trong những lực lượng mạnh nhất đang hình thành nên thế giới của chúng ta ngày nay.

Đức TGM Ivan Jurkovič cho biết rằng mặc dù điều quan trọng là phải tôn trọng những lợi ích hợp pháp của các quốc gia, như ĐTC Phanxicô đã nhiều lần chỉ ra rằng di dân cần phải được xem như là một cơ hội để xây dựng hòa bình.

Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Đức TGM Ivan Jurkovič:

Thưa ngài chủ tịch,

Phái đoàn của Tòa Thánh muốn gửi lời khen ngợi đến quý vị, Đại sứ Maurás, và Văn phòng Hội đồng về cuộc bầu cử của ngài và đồng thời mong muốn bày tỏ lòng biết ơn Đại sứ Quinn của Australia vì những công việc của ông với tư cách là Chủ tịch Hội đồng trong suốt năm qua. Tòa Thánh cũng nhiệt liệt hoan nghênh Cộng hòa Cuba và quần đảo Cook với tư cách là những quốc gia thành viên mới và Kuwait với tư cách là một quốc gia quan sát viên mới đối với đại gia đình Tổ chức Di trú Quốc tế  (IOM).

Sự khởi đầu của thiên niên kỷ thứ ba này được đặc trưng một cách rõ ràng bởi phong trào di cư lớn nhất của con người trong lịch sử, vốn xét về mặt nguồn gốc, việc quá cảnh và đích đến, liên quan đến hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Di dân là một dấu chỉ của thời đại và đồng thời cũng là một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất định hình đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá.

Trong khi việc tôn trọng những lợi ích hợp pháp của các quốc gia là hết sức quan trọng, ĐTC Phanxicô khuyến khích rằng di dân cần phải được lưu tâm đến với một sự xác quyết, như là một cơ hội để xây dựng hòa bình chứ không phải là một mối đe dọa, “trong những giới hạn được cho phép bởi mổ sự hiểu biết đúng đắn về công ích chung” (1). ĐTC Phanxicô thúc giục rằng những người phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột, nạn đói kém, phân biệt đối xử, đàn áp, đói nghèo cùng cực, thiên tai và suy thoái môi trường cần phải được tiếp nhận và bảo vệ.

Mặc dù có những động lực khác nhau và thường là những nguyên nhân cưỡng ép, tất cả những người di cư và những người tị nạn nhìn chung có một yếu tố căn bản quyết định rời bỏ quê hương xứ sở và thường là gia đình và bạn bè của mình, là điều hoàn toàn tất yếu. Thật vậy, những người nhập cư “mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, và không thường cố gắng để lại đằng sau ‘sự tuyệt vọng’ về một tương lai không nhiều triển vọng” (2).

AFP7301363_ArticoloThưa ngài Chủ tịch, phái đoàn của tôi mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề di dân từ một quan điểm toàn diện và tổng thể, bởi vì di dân không chỉ trở thành một cấu phần nhưng thực sự là một thành phần cấu thành quan trọng, đối với xã hội của chúng ta. “Công ích chung và nỗ lực để đạt được điều này không thể không thừa nhận những chiều kích của toàn thể gia đình nhân loại” (3).

Về vấn đề này, như đã được nhấn mạnh bởi Tổng Giám đốc trong bản báo cáo của mình, chúng ta ngày càng chứng kiến những giai đoạn hết sức kịch tính của các thảm hoạ thiên nhiên đã được ghi nhận ở hầu hết các châu lục.

Toà Thánh chia sẻ mối quan ngại đối với vai trò ngày càng gia tăng của vấn đề suy thoái môi trường và các thảm họa thiên nhiên đang diễn ra trong việc định hình nên sự biến động của các dân tộc. Bởi vì tất cả mọi thứ và tất cả mọi người đều có sự kết nối chặt chẽ với nhau, “việc thiếu những phản ứng của chúng ta đối với những bi kịch liên quan đến các anh chị em của chúng ta cho thấy việc thiếu tinh thần trách nhiệm đối với anh chị em đồng loại của mình, mà dựa trên đó tất cả xã hội dân sự được hình thành”(4).

Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô kêu gọi cộng đồng chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, và các tổ chức tôn giáo tham gia vào việc đưa ra một phản ứng chung đối với những phức tạp của hiện tượng di cư hiện đại (5). Điều này đã được tóm tắt trong một tài liệu mà Tòa Thánh đã trình bày như là một sự đóng góp chính thức cho các quá trình dẫn đến hai Hiệp Ước Toàn Cầu (6) với bốn động từ sau đây:

• Trước tiên, đó là ‘Chào đón’. Chúng ta cần có sự thay đổi thái độ, nhằm vượt qua sự thờ ơ và đối phó với nỗi sợ hãi bằng một thái độ tiếp cận quảng đại của việc chào đón những người gõ cửa nhà chúng ta và đồng thời cung cấp cho họ chỗ ở phù hợp, sự an toàn cá nhân và việc tiếp cận với các dịch vụ cơ bản bất kể tình trạng của họ là gì. Qua việc bảo vệ các quyền cơ bản và phẩm giá của mỗi một người nhập cư, bao gồm các giải pháp sáng tạo và các lựa chọn rộng hơn đối với việc nhập cảnh vào các quốc gia đích đến một cách an toàn và hợp pháp, và đối với việc hồi hương, một cách tự nguyện, trong những điều kiện công bằng và an toàn.

• Thứ hai, đó là ‘Bảo vệ’. Việc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của những người dễ bị bóc lột, lạm dụng và bạo lực, việc đảm bảo các quyền tự do cơ bản của họ cũng như việc tôn trọng nhân phẩm chính là những nhiệm vụ mà không ai có thể được miễn trừ.

• Thứ ba, đó là ‘Khuyến khích’. Việc phát triển chính là một quyền không thể phủ nhận của tất cả mọi người. Việc thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện của những người nhập cư và gia đình họ bắt đầu với các cộng đồng xuất xứ của họ, đó là quyền được tìm kiếm nơi quê hương của họ những điều kiện cần thiết để sống một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người. Tại các quốc gia đích đến nơi mà những người nhập cư có thể kiếm sống, với những điều kiện công bằng và tự do, và việc tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho những người nhập cư dưới tuổi vị thành niên được đảm bảo, họ làm phong phú thêm cho cả các cộng đồng tiếp nhận lẫn các quốc gia xuất xứ của họ.

• Cuối cùng, đó là ‘Hội nhập’. Việc hội nhập, vốn không phải là sự đồng hóa hay sát nhập, không phải là việc chồng chất một nền văn hoá này lên một nền văn hoá khác, cũng không phải là việc cô lập lẫn nhau, với một nguy cơ đầy nguy hiểm và giả dối của việc tạo ra một khu vực gắn với một sắc tộc đặc thù nào đó (7). Đó là một quá trình hai chiều, bắt nguồn chủ yếu từ việc đồng nhận thức sự phong phú về văn hoá của người khác.

Về điểm cuối cùng này – Hội nhập – Quan sát viên thường trực của Toà Thánh sẽ cùng với Phái đoàn Thường trực của Hội Dòng Malta, Ủy ban Di trú Công giáo Quốc tế, và Caritas in Veritate Foundation tổ chức một sự kiện đặc biệt với chủ đề “Những đóng góp và Lợi ích hỗ tương: Hội nhập những người nhập cư tại các xã hội tiếp nhận”. Hội nghị này sẽ diễn ra ngày hôm nay trong giờ ăn trưa trong cùng một khán phòng này và chúng tôi rất vui mừng vì Tổng giám đốc của chúng ta cũng sẽ tham gia vào sự kiện này.

Cuối cùng, thưa ngài Chủ tịch, khi chúng ta tiến tới giai đoạn tiếp theo của Hiệp ước Toàn cầu, tôi muốn truyền đạt “niềm hy vọng chân thành của ĐTC Phanxicô rằng hai Hiệp Ước Tòan cầu … được lấy cảm hứng từ tinh thần bác ái, sự lo xa và tinh thần can đảm (…).Nếu như ‘giấc mơ’ về một thế giới hòa bình được chia sẻ bởi tất cả mọi người, nếu như sự đóng góp của những người tị nạn và những người nhập cư được đánh giá một cách đúng đắn thì nhân loại có thể ngày càng trở thành một gia đình phổ quát và trái đất của chúng ta thực sự quả là một ‘ngôi nhà chung’ thật sự” (8).

Tóm lại, Phái đoàn của tôi chia sẻ một xác quyết rằng các Hiệp ước Toàn cầu không phải là vạch đích đến, mà là một khởi đầu mới đối với đại gia đình nhân loại, dựa trên một nên luân lý toàn cầu và vững chắc vốn đánh giá cao tình trạng hạnh phúc của tất cả nhân loại và của mỗi người . Chỉ bằng cách này, chúng ta sẽ có thể gặt hái được những lợi ích thực sự của vấn đề di dân quốc tế.

Xin cảm ơn ngài chủ tịch!

1.   ĐTC Phanxicô, Thông điệp nhân kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 51, ngày 1 tháng 1 năm 2018.
2.   ĐTC Phanxicô, Thông điệp nhân kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 51, ngày 1 tháng 1 năm 2018.
3.   Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in Veritate, số 7
4.   ĐTC Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 25.
5.   ĐTC Phanxicô, Diễn văn tại Diễn đàn Quốc tế về Di dân và Hòa bình, ngày 21 tháng 2 năm 2017.
6.   “Ứng phó với những người tị nạn và di cư: Hai mươi điểm hành động”. Xem thêm Tài liệu LHQ A / 72/528.
7.   ĐTC Phanxicô, Diễn văn tại Diễn đàn Quốc tế về Di dân và Hòa bình, ngày 21 tháng 2 năm 2017.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết