Tòa Thánh kêu gọi các chương trình phát triển tập trung vào sự phát triển con người toàn diện

xxxx-18142-61

Đức Ông Robert Murphy, Phó Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã kêu gọi các mô hình phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện bên cạnh những thách thức về kinh tế hoặc tài chính. Đức Ông Murphy cũng thúc giục cộng đồng quốc tế tái khẳng định sự cống hiến của họ trong việc giúp đỡ các quốc gia gặp hoàn cảnh khó khăn và đảm bảo rằng các nhu cầu và mục tiêu phát triển độc đáo của họ được đáp ứng.

“Con người là nguồn lực lớn nhất của các quốc gia trong những tình huống đặc biệt và là tài sản quan trọng cho sự phát triển của họ. Bất kỳ chính sách hay chương trình nào thực sự nhằm hỗ trợ các quốc gia trong những tình huống đặc biệt đều phải đặt con người làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy một mô hình phát triển vốn không chỉ đơn thuần tập trung vào việc giải quyết các thách thức kinh tế hoặc tài chính mà các quốc gia phải đối mặt trong các tình huống đặc biệt, mà còn thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện”, Đức Ông Robert Murphy, Phó quan sát viên thường trực kiêm Đại biện lâm thời của Phái bộ Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc nhắn nhủ với các tham dự viên tham gia Diễn đàn chính trị cấp cao về sự phát triển bền vững gần đây.

Diễn đàn là nền tảng trung tâm của Liên Hợp Quốc để theo dõi và đánh giá Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) ở cấp độ toàn cầu.

Đức Ông Murphy đã phát biểu tại một cuộc thảo luận nhóm về các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030 của Liên Hợp Quốc tại Châu Phi, các Quốc gia kém phát triển nhất và các Quốc gia Đang phát triển không giáp biển. Đức Ông Murphy kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo rằng tất cả mọi phụ nữ, nam giới và trẻ em có thể phát huy hết khả năng của họ, hỗ trợ bản thân và gia đình cũng như tham gia vào xã hội.

Theo đuổi công ích

“Về vấn đề này, xóa đói giảm nghèo vẫn là thách thức cấp bách nhất mà cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết để đảm bảo rằng tất cả mọi phụ nữ, nam giới và trẻ em đều trở thành những chủ thể có phẩm giá với số phận của chính họ, và có thể phát huy hết khả năng của họ, tự nuôi sống bản thân và gia đình của họ, và tham gia vào xã hội, Đức Ông Murphy nói.

Đặc sứ Vatican chỉ ra rằng thương mại “chỉ có thể được gọi là thương mại khi nó phù hợp với yêu cầu của công bằng xã hội và quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên các tiêu chí đạo đức, đặc biệt là theo đuổi công ích và mục tiêu phổ quát của của cải, công bằng trong quan hệ thương mại , quan tâm đến quyền và nhu cầu của người nghèo trong các chính sách liên quan đến thương mại và hợp tác quốc tế, và phân phối thu nhập công bằng hơn. Do đó, “các chính sách thương mại nên được đánh giá dựa trên cách chúng góp phần làm giảm khoảng cách giữa những người có và những người không có”, Đức Ông Murphy nói.

Đức Ông Murphy cũng cho biết điều cần thiết là cộng đồng quốc tế phải thúc đẩy các biện pháp phát triển cho phép mỗi quốc gia trong một tình huống đặc biệt phát triển năng lực đổi mới “đồng thời tôn trọng các giá trị văn hóa phù hợp của mình”. “Việc cung cấp sự hỗ trợ quốc tế không bao giờ được phép sử dụng để áp đặt các hình thức thực dân hóa ý thức hệ hoặc ràng buộc việc cung cấp viện trợ kinh tế với việc chấp nhận các ý thức hệ như vậy. Thay vào đó, tiêu chí cuối cùng để đo lường tất cả các khía cạnh của sự phát triển và hỗ trợ quốc tế là sự tôn trọng phẩm giá vốn có của mỗi người và thúc đẩy thiện ích chung của tất cả mọi người”, Đức Ông Murphy nói.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết