“Tòa Thánh muốn một lần nữa nhân cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của Cơ quan Cứu trợ Liên Hợp Quốc cho những người tị nạn Palestine ở vùng Cận Đông (UNRWA)”, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh phát biểu tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chương trình nghị sự của Ủy ban thứ tư Mục 54: Cơ quan Cứu trợ Liên Hiệp Quốc cho những người tị nạn Palestine ở vùng Cận Đông, ngày 12 tháng 11 năm 2018, tại New York.
“Cơ quan Cứu trợ Liên Hiệp Quốc đã cung cấp hàng loạt những hỗ trợ thiết yếu cho khoảng 5.6 triệu người tị nạn Palestine đã đăng ký ở Bờ Tây, tại dải Gaza, Jordan, Lebanon và Syria, cung cấp tất cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người từ nhà ở cho đến giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội”, Đức TGM Auza tiếp tục. “Chỉ riêng tại dải Gaza, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 43% (2017), UNRWA đã cung cấp việc làm cho hơn 13.000 nhân viên”.
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
“Thưa ngài chủ tịch,
Tòa Thánh muốn một lần nữa nhân cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của Cơ quan Cứu trợ Liên Hợp Quốc cho những người tị nạn Palestine ở vùng Cận Đông (UNRWA). Cơ quan Cứu này đã cung cấp hàng loạt những hỗ trợ thiết yếu cho khoảng 5.6 triệu người tị nạn Palestine đã đăng ký ở Bờ Tây, tại dải Gaza, Jordan, Lebanon và Syria, cung cấp tất cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người từ nhà ở cho đến giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội. Chỉ riêng tại dải Gaza, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 43% (2017), UNRWA đã cung cấp việc làm cho hơn 13.000 nhân viên.
Trong một tình huống vốn không có dấu hiệu được giải quyết nhanh chóng, Cơ quan UNRWA đầy đủ chức năng vẫn là phương tiện tốt nhất để ngăn chặn tình hình trong khu vực xấu đi theo cách mang lại sự phí tổn lớn hơn cho cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, bất chấp công việc vô giá và ngày càng tăng cường của nó tại một thời điểm đầy bất ổn và xung đột ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Đông, Cơ quan này hiện đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính lớn nhất từ trước tới nay, vượt quá 200 triệu đô la, do nhu cầu vượt xa những đóng góp tài chính tự nguyện. Đối mặt với một sự thâm hụt ngân sách như vậy, cộng đồng quốc tế cần phải thể hiện một sự nhạy cảm lớn hơn đối với hoàn cảnh của những người tị nạn trên khắp khu vực và duy trì sự liên đới của mình để Cơ quan này có thể phục vụ đầy đủ những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người phải tiếp tục tranh đấu với những áp lực cùng cực, những gian khổ cũng như lo lắng cho tương lai của mình.
Thưa ngài chủ tịch,
Phái đoàn của tôi lo ngại rằng một số người muốn hạn chế sự hiểu biết về tình trạng của những người tị nạn Palestine đối với những người chạy trốn khỏi Palestine vào năm 1948, không bao gồm những hậu duệ thông qua dòng bố mẹ, những người đủ điều kiện đăng ký. Sự hiểu biết hạn chế như vậy sẽ tước đoạt khỏi những hậu duệ vẫn chưa có quốc tịch thuộc những làn sóng tị nạn đầu tiên bất kỳ yêu hỗ trợ nào. Với quyền của tất cả mọi người để có được một quê hương nơi mà họ có thể sống trong hòa bình và an ninh, với quyền được bảo vệ và tôn trọng của họ, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc tái định cư hàng triệu người tị nạn có liên quan.
Bất chấp những sự chậm trễ cũng như những khó khăn dường như không thể vượt qua gặp phải trong suốt cuộc hành trình đầy gian nan hướng tới hòa bình và sự hoà giải, chẳng như vấn đề bạo lực, người dân bị buộc phải di tản và mối đe dọa chiến tranh đang diễn ra trong khu vực, Toà Thánh tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của mình đối với giải pháp hai quốc gia như là cách thức khả thi duy nhất, có thể tồn tại lâu dài để giải quyết vấn đề của tình trạng không quốc tịch kéo dài vốn tiếp tục trở thành thân phận của người dân Palestine. Có một nhu cầu cấp thiết cần phải vượt qua sự bế tắc và đồng thời tái tập trung những nỗ lực của chúng ta đối với việc quay trở lại các cuộc đàm phán có ý nghĩa.
Cho đến khi các cuộc đàm phán này có được những kết quả rõ ràng và lâu dài, công việc của UNRWA vẫn chưa hoàn thành. Do đó, điều quan trọng nhất đó chính là nhiệm vụ hiện tại, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020, tiếp nhận sự hỗ trợ chính trị phù hợp để tiếp tục công việc miễn là nó cần thiết cho phúc lợi của những người tỵ nạn Palestine và đòng thời hỗ trợ tài chính cần thiết cho nhiệm vụ nhân đạo cũng như cho tất cả mọi công việc của nó trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của một người không quốc tịch.
Thưa ngài chủ tịch,
Khi chúng ta tiến gần tới dịp kỷ niệm lần thứ 70 của Tuyên ngôn Nhân quyền, điều quan trọng đó chính là cộng đồng quốc tế phải tự cam kết để tất cả mọi người, kể cả những người tỵ nạn Palestine, có thể ăn mừng và tận hưởng những quyền cơ bản mà Tuyên ngôn Nhân quyền lưu giữ. Cùng với các cơ quan tư nhân và chính phủ, UNWRA đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm cách bảo vệ và thúc đẩy quyền và phẩm giá của những người tị nạn Palestine hiện nay cũng như giảm bớt sự đau khổ của họ.
Xin cám ơn ngài chủ tịch!”
Minh Tuệ (theo Zenit)