Tòa Thánh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng về nạn buôn người và tình trạng nô lệ trên biển

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 07-08-2016 | 06:47:18

EPA2144462_Articolo

Một Hội nghị vừa diễn ra tại Rome được tổ chức bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh phối hợp với Hội Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kì tập trung về vấn đề thương mại hàng hải và cảnh nô lệ trên biển thời hiện đại.

Hội nghị diễn ra hồi tháng bảy đã thu hút sự chú ý về tình trạng vi phạm nhân phẩm đối với những người lao động trong tất cả các giai đoạn trong chuỗi nuôi trồng thủy sản cũng như ngành công nghiệp cung cấp hải sản.

Kari Johnstone – Phó Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Hoa Kì về việc giám sát và chống lại nạn buôn người đã có mặt Hội nghị diễn ra tại Rome để kết nối với nhóm tư vấn của Hội Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kì có tên gọi là ‘Compass’ – một liên minh thuộc các tổ chức và các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy việc bãi bỏ tình trạng nô lệ trên biển.

 Johnstone đã có buổi nói chuyện với Linda Bordoni – phát ngôn viên của Vatican Radio rằng Hội nghị này chính là một cơ hội tuyệt vời giúp cho các thành viên đến từ các tổ chức Công giáo cũng như không Công giáo để cùng cộng tác với nhau trong việc chống lại nạn buôn người trên biển …

Kari Johnstone cho biết chị đánh giá cao về Hội nghị này vì đã quy tụ được các tổ chức tôn giáo, các nhóm xã hội dân, đại diện các cơ quan chính phủ cũng như những lĩnh vực tư nhân:

“Thực sự chúng ta rất cần một tiếng nói chung để thử nghiệm và chống lại hình tội phạm này có vẻ như đang phát triển lớn mạnh. Để có thể có được sự đồng thuận, chúng ta cần phải cộng tác với nhau mà là một trong những lý do chúng tôi rất vui mừng đó là Đức Thánh Cha Phanxicô đã mang lại tiếng nói của mình đối với vấn đề này vốn thực sự là một trong những thách đố lớn nhất đối với thời đại chúng ta”, chị cho biết.

Chị đã chỉ ra rằng Đức Thánh Cha đã không chỉ dùng tiếng nói cũng như thẩm quyền về luân lý nhằm thu hút sự chú ý và lên án tội ác này, mà Ngài còn triệu tập các nhà lãnh đạo tại ít nhất 3 hội nghị khác nhau, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh đã được tổ chức tại Vatican.

“Chúng tôi vui mừng khi nhận thấy rằng giới lãnh đạo có tầm nhìn xa và rất chủ động”, chị cho biết.

Chị Johnstone cũng ghi nhận về công việc đáng quý và không thể tưởng được của rất nhiều các nữ tu cũng như các tu sĩ trong cuộc chiến chống nạn buôn người và việc hỗ trợ các nạn nhân.

“Họ hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, trên tiền tuyến, họ là những nhà cung cấp dịch vụ; họ thường là những người đầu tiên mà các nạn nhân của các vụ buôn người tìm đến, họ có thể là những người giải thích cho các nạn nhân rằng đây chính là một tội ác … và họ cung cấp các dịch vụ quan trọng đối với các nạn nhân trong các vụ buôn người ở nhiều nơi khác nhau”, chị cho biết thêm.

Đồng thời, chị cũng đã chỉ ra rằng những nữ tu này cũng rất hữu ích trong việc giúp đỡ các chuyên gia, các thẩm phán, các nhà hoạch định chính sách có liên quan trong cuộc chiến chống tội phạm nhằm hiểu rõ hơn vấn đề, vì họ thường có “cái nhìn sâu sắc độc đáo và là những người tiếp cận với các nạn nhân”.

Johnstone chỉ ra rằng trong cuộc họp của nhóm tư vấn của tổ chức ‘Compass’ tập trung vào vấn nạn buôn người trên biển chủ yếu nhắm vào những người dân quê mùa tại các bến cảng, đây thường là những nạn nhân luôn cần đến sự hỗ trợ cơ bản và cần nhận được sự thông cảm.

Johnstone cho biết cần phải có một sự phân biệt rõ ràng giữa ngành thương mại trên biển với vấn đề di cư cũng như giữa vấn đề buôn lậu và những việc buôn bán bất hợp pháp.

“Buôn lậu, theo quy định của luật pháp quốc tế, thực sự là một tội phạm nhập cư: đó là một hành động chống lại một nhà nước và chính sách nhập cư của đất nước đó”, chị cho biết.

Nhiều người đã tự nguyện trả tiền cho những tay buôn lậu để giúp họ vượt qua biên giới (thường là những người lâm vào bước đường cùng), và rồi cuối cùng, những người này cũng trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

“Buôn người là một tội ác đối với các cá nhân, nơi họ bị khai thác thông qua sự lừa gạt hoặc cưỡng chế. Nó có thể là việc bóc lột tình dục, nó có thể là việc khai thác lao động thông qua cưỡng bức lao động “, chị cho biết.

Hơn nữa, nạn buôn người trên biển thường xảy ra trong các ngành công nghiệp đánh bắt cá và hải sản.

“Các ngư dân thường bị dụ dỗ bởi những lời hứa giả dối hoặc những cách thức tuyển dụng lừa đảo, thậm chí nếu họ tự nguyện đăng ký để làm việc trên một chiếc thuyền đánh cá, và khi họ đã lên tàu rồi, họ sẽ bị mắc kẹt lại trên tàu trong nhiều tháng trời – đôi khi là nhiều năm liền”, chị cho biết.

Johnstone tiếp tục nói về những công việc của Văn phòng Bộ Ngoại giao Hoa Kì đang tiến hành nhằm chống lại và theo dõi nạn buôn người cũng như về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và những công việc mà các tổ chức xã hội có thể thực hiện để chống lại tội ác này.

“Xã hội dân sự, các cộng đồng tôn giáo, người tiêu dùng, các lĩnh vực vực tư nhân cũng như các tổ chức chính phủ đều đóng một vai trò trong cuộc chiến chống lại tội phạm này”.

Nạn buôn người – chị cho biết – ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên khắp thế giới, và mặc dù các nạn nhân thường là những người nghèo và thất học, nhưng trong thực tế, “nó có thể xảy ra bất cứ nơi đâu và với bất cứ ai”.

Johnstone cũng nói về những tiến bộ đã đạt được trong những năm qua trong việc chống lại nạn buôn người, thế nhưng, vì đây là một loại hình tội phạm hoạt động khá tinh vi nên khó có thể lượng giá được. Chị cho biết có rất nhiều nạn nhân bị thao túng tâm lý bởi những tay buôn người và họ sợ hãi không dám báo cáo với chính quyền về tình trạng của mình. Chính điều này đã khiến cho công tác điều tra trở nên khó khăn trong việc xác định quy mô cũng như mức độ nghiêm trọng của loại hình tội phạm này đồng thời đưa bọn chúng ra ánh sáng công lý.

Tại Rome – Johnstone kết luận – trong Hội nghị với Hội đồng tư vấn của tổ chức ‘Compass’, đã có biết bao nhiêu người đã đem tiếng nói của mình đến đây để tiếng nói chung được trở nên vang dội hơn và mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao nhận thức cũng như cải thiện những nỗ lực chung của tất cả chúng ta.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết