YAOUNDÉ, Cameroon – Việc tiếp cận nhà vệ sinh không phải là điều gì đó có thể tưởng tượng đối với các nhà hoạt động nổi tiếng, nhưng nó lại là một trong những vấn đề về sức khỏe quan trọng nhất đối với thế giới đang phát triển.
Các số liệu thống kê quả là hết sức đáng lo ngại. 88% trong tổng số 7,3 triệu dân Togo – trên 6 triệu người – không có nhà vệ sinh trong nhà của họ, theo tổ chức UNICEF. Nếu họ muốn đi vệ sinh, thường đó chỉ là một hố xí ngoài trời, vốn cũng vô cùng khan hiếm.
Liên Hợp Quốc ước tính có hơn một nửa dân số Togolese hiện phải đi vệ sinh ngoài trời.
“Việc tiếp cận nhà vệ sinh quả thực là một vấn đề lớn ở Togo: 23% cư dân đô thị và 78% cư dân ở các vùng nông thôn thiếu việc tiếp cận với nhà vệ sinh”, Samson Nzayisenga, Giám đốc Quốc gia của tổ chức ‘Catholic Relief Services’ (CRS) tại Togo phát biểu với Crux.
Và điều này đi kèm với cái giá phải trả. Ông Nzayisenga cho biết việc thiếu nhà vệ sinh đồng nghĩa với việc “người dân sẽ phải đi vệ sinh ngoài trời, dẫn đến tiếp xúc với các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, sốt thương hàn, dịch tả và các vấn đề về kinh nguyệt”.
Ông cho biết rằng tình trạng nghèo đói và đô thị hóa nhanh chóng chính là một số vấn đề chính nằm ở gốc rễ của vấn đề.
CRS hiện đang hợp tác với tổ chức Caritas Dapaong ở phía bắc Togo, và với sự hỗ trợ từ Cơ quan Dịch tễ và Vệ sinh cơ bản Togo và tổ chức UNICEF tiến hành thực hiện một dự án để giúp đỡ.
Kể từ năm 2011, dự án sử dụng phương pháp gọi là ‘Vệ sinh Tổng hợp do Cộng đồng hướng dẫn’, hoặc CLTS đã tiếp cận được tới hơn 177.000 cá nhân.
“Đây chính là một cách tiếp cận kích thích nỗ lực tập thể trong các cộng đồng để đưa ra những hành động độc lập nhằm chấm dứt việc đi vệ sinh ngoài trời và đồng thời duy trì các hoạt động vệ sinh tốt hơn trong cộng đồng của họ trong thời gian dài hạn. CRS cũng đang giúp các anh em thợ hồ xây dựng nhà vệ sinh bằng cách sử dụng các vật liệu có sẵn trong khu vực của họ. Điều này đã được thực hiện với kinh phí từ Quỹ Toàn cầu về Vệ sinh thông qua tổ chức UNICEF và Bộ Y tế ở Togo”, ông Nzayisenga phát biểu với Crux.
Faouziatou Ali, nhân viên xã hội tạo điều kiện cho dự án đã có hiệu quả trong việc tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng mà chị đã đến thăm.
Tất cả bắt đầu với việc Faouziatou dẫn đầu một nhóm dân làng vào những bụi cây xung quanh. Họ nhìn xung quanh những bụi cây um tùm và phía sau những bụi cây, và tiếng ruồi nhặng vo ve thu hút sự chú ý của họ đối với điều mà họ đang tìm kiếm: một đống chất thải của con người.
“Tôi yêu cầu họ nhìn vào đống chất thải và cho tôi biết họ nhìn thấy gì, và họ luôn luôn đề cập đến những con ruồi”, Faouziatou nói.
Sau đó, Faouziatou tiếp tục hỏi họ về việc những con ruồi nhặng này sẽ bay đi đâu.
“Một số đề cập rằng họ tìm thấy ruồi gần nhà của họ, những người khác lại cho biết cụ thể hơn và nói rằng họ thường thấy ruồi nhặng bay đầy trong nhà bếp của họ trong khi thức ăn đang được chuẩn bị”.
“Họ bước đi với một sự hổ thẹn” khi lời kêu gọi thực hiện việc khảo sát các bụi cây xung quanh được đưa ra, tạo ra tia sáng cho sự thay đổi. Khi Faouziatou giải thích những tác động liên quan đến vấn đề sức khỏe, và minh họa các bài học với hoạt động lập bản đồ cộng đồng cũng như phân tích chi phí phải chi trả đối với thu nhập của một gia đình mỗi khi những đứa trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy, các thành viên cộng đồng đột nhiên phải chịu với số tiền họ đã mạo hiểm mạng sống của họ thông qua việc không sử dụng nhà vệ sinh.
“Trước dự án này, không ai có nhà vệ sinh”, nông dân Ichakou Koami phát biểu với CRS. “Tôi nghĩ nhà vệ sinh gần nhất đó chính là ở ngôi làng kế bên”.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang sống trong một môi trường sạch sẽ”, một cư dân trong làng nói, “nhưng quả thực không phải như vậy”.
Với nhận thức mới này, Faouziatou sẽ nhắn nhủ mọi người dân bắt đầu đào một cái nhà vệ sinh vào ngày hôm sau.
“Khi sức khỏe của bạn đang gặp rủi ro nghiêm trọng, bạn không thể chờ đợi ai”. Và Faouziatou đã theo dõi để đảm bảo dân làng đang đi đúng hướng: Tại ngôi làng Tchanfieri ở phía bắc Togo, nơi mà dự án đã thành công đến nỗi nhân viên xã hội giờ đây cho biết người dân “vội vàng sử dụng nhà vệ sinh của họ”.
Ở một quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với 9% số ca tử vong do mắc bệnh tiêu chảy theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự tiến bộ có khả năng cứu hàng nghìn trẻ em.
CRS đã thúc đẩy mọi người dân trên khắp Togo chấp nhận thói quen mới đối với việc sử dụng nhà vệ sinh. Tiến bộ đáng kể đã được thực hiện, và 90% dân số ở các khu vực thôn làng được nhắm mục tiêu hiện nay đã có thể tiếp cận với nhà vệ sinh riêng của họ.
“Thông qua một mạng lưới bao gồm 75 cố vấn viên địa phương chẳng hạn như chị Faouziatou, tất cả 211 ngôi làng ở khu vực nông thôn trên khắp miền bắc Togo đã được tiếp cận, với sự chú ý đặc biệt đến các học sinh tại 181 trường tiểu học. Cho đến nay, 10,500 nhà vệ sinh mới đã được xây dựng mang lại lợi ích cho hơn 100.000 cá nhân, nhiều người trong số họ hiện đang cư trú tại các ngôi làng được xác nhận là có thói quen đại tiện bừa bãi”, CRS cho biết trên trang web của mình.
“Đây không phải là một điều xấu khi chúng tôi đề nghị mọi người thực hiện. Đây chính là một điều tốt cho sức khỏe của họ cũng như cho toàn thể cộng đồng. Tôi nhận thấy đó chính là công việc của Thiên Chúa”, chị Faouziatou chia sẻ.
Minh Tuệ chuyển ngữ