Một tài liệu được ký bởi 6 Hội đồng Giám mục lục địa kêu gọi hành động tức thì và cấp bách để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Các vị Chủ tịch của 6 Hội đồng Giám mục lục địa đã ký một văn bản kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ đưa ra những hành động tức thì để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong nỗ lực nhằm ngăn chặn những hậu quả thảm khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Như bà Martina Liebsch, Giám đốc chính sách của tổ chức Caritas Quốc tế, đã giải thích sau khi trình bày tài liệu hôm thứ Sáu ngày 26 tháng 10, kêu gọi các chính trị gia hướng tới việc thực thi Hiệp định Paris nhằm bảo vệ hành tinh cũng như tất cả mọi cư dân của nó:
Một ngôi nhà chung
Bà giải thích rằng tài liệu cũng đã được soạn thảo theo quan điểm của Hội nghị tiếp theo về Vấn đề Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc – COP 24 – vốn dự kiến sẽ diễn ra tại Ba Lan vào tháng 12, để đảm bảo hội nghị sẽ thành công tót đẹp và nhấn mạnh rằng “chúng ta cần phải tiến lên bởi vì chúng ta nhận thấy rằng chúng ta chỉ có một trái đất, một ngôi nhà chung, và chúng ta cần phải chăm sóc nó”.
Bà Liebsh cho biết tổ chức Caritas cũng sẽ đưa ra một lời kêu gọi rộng rãi hơn đối với công chúng “để đảm bảo rằng các tín hữu hiểu được tính cấp thiết, hiểu được trách nhiệm mà chúng ta cần phải có đối với các thế hệ tương lai, để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và đồng thời cố gắng cam kết giữ cho nhiệt độ nóng lên toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C”.
Báo cáo của Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu
Bà Liebsh đã đề cập đến báo cáo gần đây, quả thực đáng báo động, của Hội đồng Quốc tế về Biến đổi khí hậu: “Nó cảnh báo rằng nếu như chúng ta không thực hiện những nỗ lực này, một số khu vực trên thế giới không còn có thể sinh sống được nữa trong một tương lai rất gần”.
“Nó không còn là một điều gì đó xa vời: nó chính là một thực tế trước mắt”, bà Liebsh nói.
Bà Liebsch cho biết rằng tài liệu đã được trình bày với sự hiện diện của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám mục Bombay ở Ấn Độ, Đức Tổng Giám mục Jean-Claude Hollerich, Chủ tịch COMECE và một bạn trẻ đại diện đến từ Châu Đại Dương.
Việc đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu
“Điều khiến tôi xúc động nhất, bà Liebsch nói, đó chính là ‘vấn đề biến đổi khí hậu không phải là về những số liệu thống kê, về cấp độ, mà là về con người’.
Ông tự mô tả bản thân, bà Liebsch kết luận, như là “một khuôn mặt của vấn đề biến đổi khí hậu” khi chỉ ra rằng trong tương lai, tất cả chúng ta có thể trở thành “những khuôn mặt của vấn đề biến đổi khí hậu”.
Minh Tuệ chuyển ngữ