Tại Haiti, hơn 2,1 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão Matthew vào cuối tháng trước khi những trận mưa xối xả cũng như những cơn gió lớn đã đốn hạ nhiều cây cối, cuốn trôi nhiều người và động vật, đồng thời phá hủy lên đến 90% các hộ gia đình tại một số khu vực thuộc bán đảo phía tây nam.
Tổ chức Caritas Quốc tế – cơ quan nhân đạo của Giáo hội Công giáo –đang nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo cho những người dân tại Haiti có thực phẩm, nước sạch cũng như các thiết bị vệ sinh và chỗ trú ngụ.
Tổ chức này đã đưa ra lời kêu gọi quốc tế ủng hộ 250.000 euro trong một nỗ lực nhằm cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho những người dễ bị tổn thương nhất cũng như những ai đang bị cô lập và bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.
Nước sạch thiếu hụt cũng như những đe dọa do điều kiện vệ sinh kém đã gây ra một đợt bùng phát của bệnh dịch tả – một căn bệnh đã làm thiệt mạng khoảng 10.000 người kể từ trận động đất vào năm 2010.
Michel Roy – Tổng thư ký Tổ chức Caritas quốc tế – vừa trở về từ các quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nặng nề bởi cơn bão đã có buổi nói chuyện với Marie Duhamel – cộng tác viên Vatican Radio về tình hình tại đây:
Michel Roy mô tả về cảnh điêu tàn hoang phế tại đây: “Cây cối ngã đổ ngổn ngang, mùa màng bị phá hủy hoàn toàn, thú vật chết sạch, chẳng thấy bất kỳ con chim nào bay trên bầu trời – một cảm giác vô cùng kỳ lạ – quả thực đây là một sự im lặng đến đáng sợ, và thực tế là một số cây hiện còn đang đứng trơ trơ nhưng đã trụi sạch lá, điều này có nghĩa là khi trời mưa sẽ như những thác nước đổ thẳng xuống mặt đất tạo ra lũ lụt, và khi nắng chói chang, mặt trời sẽ rọi thẳng xuống mặt đất và sẽ gây ra nhiều vấn đề khác trong tương lại”.
Anh cho biết sự tàn phá khủng khiến hơn nhiều so với tưởng tượng của anh cũng như các phương tiện truyền thông hay chính phủ Haiti đã đưa tin. Anh cho biết người dân Haiti có vẻ như cam chịu với sự nghiệt ngã này. Anh cho biết họ rất kiên cường vì họ đã khá quen với việc phải đối diện với những vấn đề như vậy. Anh cũng cho biết người dân nơi đây là những người có phẩm cách thật tuyệt vời bởi họ vẫn có thể tồn tại với một thực tế đầy cam go.
Anh cho biết người dân nơi đây không những đang rất cần đến lương thực mà họ cũng rất cần nhận được những tấm vải bạt hay những tâm tole để họ có thể xây dựng lại những ngôi nhà của họ đã bị cơn bão phá hủy. Anh cho biết thêm rằng hiện đang có một nhu cầu cấp thiết đó là đất đai cần phải được vệ sinh và khử trùng, đồng thời, căn bênh dịch tả hiện đã ảnh hưởng đến một số khu vực.
“Điều mà Caritas hiện đang thực hiện đó là phân phát thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cho các trung tâm y tế, cùng với một số dụng cụ vệ sinh. Nhưng mọi thứ vẫn còn rất thiếu thốn”, anh cho biết.
Roy cho biết người dân cũng đang rất cần hạt giống để họ có thể trồng trọt lại một khi đất đai đã được làm sạch – và điều này, anh cho biết – có nghĩa là người dân nơi đây đang tích cực hướng đến tương lai và muốn xây dựng lại cuộc sống của họ.
Tổng thư ký Caritas Quốc tế cho biết tổ chức hiện đang rất cần thêm sự cộng tay giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế và anh cũng cho biết rằng “chúng tôi sẽ nêu vấn đề với Liên Hiệp Quốc bởi vì người dân nơi đây đang thực sự rất cần được giúp đỡ”.
Anh cho biết những người dân tại các khu vực phía tây nam – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cơn bão – đang phải gánh chịu một cảnh đói thực sự.
“Có một nhu cầu thực sự để tái tập trung vào khu vực, đừng bỏ những người dân nơi đây. Tất nhiên các phương tiện truyền thông đều đã đưa tin về ảnh hưởng của cơn bão và chúng ta có thể nhìn thấy hàng loạt các hình ảnh trên các trang báo trong những ngày tiếp theo sau cơn bão, thế nhưng, hiện nay chẳng có tờ báo nào còn đưa tin về chúng nữa”, anh cho biết thêm.
Cuối cùng – Roy cho biết – tình hình tại đây sau cơn bão vô cùng khốc liệt cũng tương tự như tình hình sau trận động đất vào năm 2010 , nói như thế để chúng ta có thể tưởng tượng được thảm kịch mà những người dân nơi đây đang phải gánh chịu.
Minh Tuệ