Tờ báo Vatican lên án tình trạng nô lệ của các nữ tu

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 03-03-2018 | 06:14:50

ROME – Một tờ báo của Vatican đã lên án việc các nữ tu thường bị đối xử như những kẻ đầy tớ bị ràng buộc bởi các vị Hồng y và các Giám mục, những người mà họ nấu ăn và dọn dẹp cho nhưng lại không được trả tiền.

Ấn bản tháng Ba của tờ Women Church World, tờ tạp chí phụ nữ hàng tháng của tờ L’Osservatore Romano của Vatican, đã cọ mặt trên các quầy báo hôm thứ Năm vừa qua. Việc vạch trần đối với tình trạng lao động không được trả lương xứng đáng cũng như đối với những người tài trí không được đánh giá cao đối với các nữ tu đã khẳng định rằng tạp chí này hiện đang ngày càng trở thành dấu ấn của phong trào #MeToo của Giáo hội Công giáo.

“Một số người trong số họ phục vụ tại căn hộ của các Giám mục hoặc các Hồng y, một số khác làm việc trong nhà bếp của các cơ sở Giáo hội hoặc dạy học. Một số người trong số họ phải phục vụ cho những tầng lớp nam giới trong Giáo Hội, họ phải thức dậy vào buổi sáng để chuẩn bị bữa sáng, và đi ngủ sau khi bữa tối được phục vụ và dọn dẹp xong, nhà cửa luôn được dọn dẹp tươm tất và các bộ trang phục luôn được giặt giũ và ủi ngay ngắn”, một trong những tờ báo hàng đầu đưa tin.

Một nữ tu được xác định duy nhất đó là Sơ Marie đã mô tả việc các nữ tu phải phục vụ hàng giáo sĩ nhưng “hiếm khi được mời ngồi vào những bàn ăn mà họ phục vụ”.

Mặc dù sự phục dịch như vậy đã được nhiều gười biết đến, điều đáng chú ý là một ấn bản chính thức của Vatican đã dám đưa những lời lẽ như vậy vào tờ báo và đồng thời công khai lên án việc Giáo hội đã lợi dụng một cách có hệ thống đối với các nữ tu.

VATICAN-WOMAN-690x450

Lucetta Scaraffia, chủ biên tạp chí Women Church World (Nguồn: Domenico Stinellis / AP.)

Tuy nhiên, sự can đảm đó đã bắt đầu định nghĩa tờ Women Church World, vốn đã được đưa ra cách đây sáu năm như là một mục thêm vào tờ L’Osservatore Romano hàng tháng và giờ đây đã trở thành một tạp chí độc lập được phân phối trực tuyến miễn phí và cùng với tờ báo in bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Anh.

“Cho đến hiện tại, không ai có can đảm để tố cáo những điều này”, chủ viên của tạp chí này, bà Lucetta Scaraffia, phát biểu với tờ The Associated Press. “Chúng tôi cố gắng đưa ra một tiếng nói cho những người không có can đảm để nói lên những lời này” một cách công khai.

“Bên trong Giáo hội, phụ nữ luôn bị lợi dụng và bóc lột”, bà Scaraffia cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Trong khi ĐTC Phanxicô đã chia sẻ với bà Scaraffia rằng Ngài đánh giá cao và đã theo dõi tạp chí này, thì chẳng có nghĩa lý gì khiến cho điều này được ưa chuộng trong trong hàng giáo sĩ của Vatican. Những vấn đề gần đây đã khiến cho mọi người kinh ngạc, bao gồm ấn bản tháng Ba năm 2016 về “Phụ nữ giảng Lễ”, vốn dường như ủng hộ việc cho phép nữ giáo dân đưa ra các bài giảng trong Thánh Lễ.

Một trong những tác giả của bài viết đã phải công bố một bản giải thích sau đó rằng ông không có ý đề nghị một sự thay đổi đối với Giáo lý hay việc thực hành hiện tại.

Những vấn đề khác gần đây đã khám phá sức mạnh biểu tượng đối với cơ thể phụ nữ và “việc hãm hiếp như một hình thức tra tấn”.

Scaraffia, một người theo thuyết nam nữ bình quyền Công giáo và đồng thời cũng là giáo sư về lịch sử tại đại học La Sapienza của Rome, coi tạp chí như là một công cụ cần thiết nhằm vượt qua những giới hạn thông thường đối với những vấn đề vốn vô cùng quan trọng đối với một nửa số thành viên còn lại của Giáo hội Công giáo. Thực tế là phần bổ sung về phụ nữ vào tờ L’Osservatore Romano là cần thiết như là dấu hiệu của những điều mà bà chống lại. L’Osservatore Romano là tờ báo chính thức của Vatican, công bố những sắc lệnh cũng như những bài phát biểu chính thức của Đức Giáo Hoàng và đồng thời duy trì một đường lối biên tập vốn phản ánh những ưu tiên của Toà Thánh. 

Số ra tháng 3 của tạp chí về phụ nữ được dành cho chủ đề “Phụ nữ và Lao động”, và khám phá nhiều vấn đề theo một số cách thức liên quan với phong trào #MeToo, bao gồm khoảng cách về việc trả lương theo giới tính, sự thiếu hụt phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, và phong trào “Ni Una Menos” nhằm chống lại việc giết hại phụ nữ và bạo lực đối với phụ nữ, thường là do những người tình bị bỏ rơi.

Trong chuyến viếng thăm gần đây tới Peru, ĐTC Phanxicô đã tố cáo việc giết hại phụ nữ và những tội phạm dựa trên cơ sở giới tính vốn đã biến quê hương của Ngài, Mỹ Latinh, trở thành nơi bạo lực nhất trên thế giới đối với phụ nữ. ĐTC Phanxicô cũng thường xuyên kêu gọi lao động phù hợp với phẩm giá con người cũng như việc trả lương phù hợp với phẩm giá con người – cho tất cả mọi người. Và trong một đoạn mở đầu gần đây cho một quyển sách về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, ĐTC Phanxicô đã thừa nhận rằng Ngài lo ngại rằng trong nhiều trường hợp, công việc của phụ nữ trong Giáo hội “đôi khi là một sự phục dịch hơn là công việc phục vụ đích thực”.

Ấn bản tháng Ba của tờ Women Church World đã được thực hiện, với bài báo tiêu đề “Công việc (gần như) làm không công của các nữ tu”, được viết bởi nhà báo người Pháp Marie-Lucile Kubacki, một phóng viên của Rome cho tạp chí La Vie của tập đoàn Le Monde.

Nhà báo Kubacki lưu ý rằng các nữ tu thường làm việc cho các vị Giám chức hay các tổ chức Giáo hội mà không có hợp đồng. Khi một người ngã bệnh, vị nữ tu ấy chỉ đơn giản là được đưa trở về lại cộng đoàn của mình và đồng thời gửi một nữ tu khác thay thế.

Trong khi đó, các nữ tu khác lại cho thấy những món quà về tinh thần đáng chú ý và có trình độ học vấn cao nhưng họ lại không được phép tận dụng khả năng mình bởi vì tính chất tập thể của các cộng đồng tôn giáo thường làm nản chí sự thăng tiến cá nhân, một nữ tu khác, Sơ Paul, phát biểu với tạp chí.

“Đằng sau tất cả những điều này là một ý tưởng đáng tiếc rằng phụ nữ có giá trị ít hơn nam giới, và trên hết là các linh mục thì chính là tất cả mọi thứ trong Giáo Hội trong khi đó các nữ tu thì lại chẳng có nghĩa gì”, nữ Paul cho biết.

Nữ tu Marie lưu ý rằng nhiều nữ tu đến từ Châu Phi, Châu Á hay Châu Mỹ Latinh đến học tại Rôma đều xuất thân từ các gia đình nghèo, mà các giáo đoàn của họ thường chi trả cho việc chăm sóc kéo dài. Kết quả là, họ cảm thấy họ không thể phàn nàn về điều kiện làm việc của mình, nữ Paul cho biết.

“Điều này đã tạo ra trong họ một cuộc nổi dậy nội tâm mạnh mẽ”, nữ Paul cho biết. “Các nữ tu cảm thấy như bị mắc nợ, bị ràng buộc, và vì vậy họ giữ im lặng”.

Bà Scaraffia cho biết bà muốn trao cho các nữ tu này một tiếng nói, mặc dù bà đã tự kể mình trong số những người đã bị lợi dụng bởi Giáo hội.

Cả bà Scaraffia và tất cả các nhân viên biên tập gồm tám thành viên của tờ Women Church World đều không được chi trả. Tờ tạp chí, được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Bưu điện Ý Poste Italiane, trả tiền cho các cộng tác viên vì các bài viết của họ, nhưng nó được xuất bản mỗi tháng nhờ vào việc làm việc không công của các nhân viên biên tập của tờ này.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết