Tinh thần Huynh đệ là huy chương quý giá nhất

Ảnh: Kyle Dias / Unsplash

Ảnh: Kyle Dias / Unsplash

Khi Thế vận hội Tokyo khép lại, giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về thể thao cho thấy con đường xây dựng sự hòa hợp giữa các dân tộc.

Một số đã gọi Thế vận hội Olympic Tokyo là “Thế vận hội đáng buồn”. Nhằm tránh sự lây lan của đại dịch COVID-19, chính quyền Tokyo đã quyết định sẽ không có bất kỳ khán giả nào trên các khán đài của các sân vận động, những cái ôm giữa các vận động viên cũng sẽ không được phép, các vận động viên sẽ phải tự đeo huy chương vào cổ của mình nhằm tránh bất kỳ mọi hình thức tiếp xúc nào có thể xảy ra.

Một năm sau khi Thế vận hội Olympic Tokyo bị trì hoãn do đại dịch, Nhật Bản đang chuẩn bị trải nghiệm sự kiện thể thao hàng đầu thế giới với những cảm xúc trái ngược nhau: vui mừng và buồn rầu, tự hào và lo lắng. Tuy nhiên, trong các kỳ Thế vận hội này, đánh dấu “lần đầu tiên” do các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt, có lẽ ý nghĩa và giá trị của sự kiện với năm vòng tròn gắn liền với nhau mang tính biểu tượng và tinh thần huynh đệ giữa các dân tộc, sẽ thể hiện một cách đầy đủ hơn . Đó là một thông điệp chắc chắn rất cần ngày nay, vì tất cả chúng ta đều tự nhận thấy mình “trên cùng một chiếc thuyền” và phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, cũng như sự thay đổi bất ngờ của thời đại với những hậu quả khó lường.

Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao giá trị của thể thao

Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao giá trị của thể thao

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh tiềm năng mang tính giáo dục của thể thao đối với những người trẻ tuổi, tầm quan trọng của việc “đặt mình lên hàng đầu” và giá trị của “tinh thần thượng võ”, cũng như – và ngài đã làm như vậy ngay cả trong những ngày nằm viện tại Bệnh viện Gemelli – giá trị của sự thất bại, bởi vì sự vĩ đại của một người được thể hiện rõ ràng hơn khi người đó gục ngã hơn là trong khoảnh khắc của sự chiến thắng, cả trong thể thao lẫn trong cuộc sống.

Vào đầu năm, trong một cuộc phỏng vấn dài với tờ báo tiếng Ý “Gazzetta dello Sport”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét: “Chiến thắng mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp khó diễn tả, nhưng cũng có điều gì đó kỳ diệu về sự thất bại (…) Những chiến thắng tuyệt vời có thể được sinh ra từ những thất bại nhất định bởi vì bạn giải phóng khát vọng chuộc lỗi sau khi xác định được sai lầm. Tôi thậm chí sẽ nói thêm rằng những người chiến thắng không biết họ đang bỏ lỡ điều gì”.

Vào một thời điểm được đánh dấu bởi sự rạn nứt và phân cực đủ mọi hình thức, đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, thể thao có thể là, như ngài đã nhắc nhở các vận động viên Thế vận hội Đặc biệt, “Một ngôn ngữ phổ quát có thể vượt qua những khác biệt về văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể chất, và nó có thể đoàn kết mọi người, khiến họ tham gia vào cùng một trò chơi và cùng nhau trở thành những nhân vật chính của sự chiến thắng và cả sự thất bại”.

Chắc chắn, như đã chứng minh trong Giải vô địch bóng đá châu Âu và Copa America gần đây, các vận động viên trên đường đua, trên sân hoặc trên bàn đạp, sẽ không tiêu tốn chút sức lực nào để giành chiến thắng. Tinh thần thi đấu cũng được củng cố bởi sự chờ đợi kéo dài kể từ Thế vận hội kỳ trước vào năm 2016 tại Rio de Janeiro. Xét cho cùng, nếu Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với chiều kích nghiệp dư và cộng đồng của thể thao cũng như chức năng xã hội của nó, thì ngài cũng biết rằng thể thao, đặc biệt là ở cấp độ chuyên nghiệp, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và mong muốn vượt qua giới hạn cá nhân của mỗi người. “Hãy chứng tỏ một người có thể đạt được bao xa thông qua nỗ lực tập luyện, bao gồm sự cam kết và tinh thần hy sinh lớn lao”, Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với các vận động viên bơi lội người Ý vào tháng 6 năm 2018, “Tất cả những điều này tạo thành một bài học cuộc sống, đặc biệt là cho các đồng đội của các bạn”.

Đây là hy vọng rằng Thế vận hội Tokyo này sẽ có thể kết hợp sự căng thẳng cạnh tranh và tinh thần đoàn kết. Vượt qua những giới hạn và chia sẻ những mong manh. Ngày nay, hơn bao giờ hết, thách thức không chỉ là giành được huy chương vàng – ước mơ và mục tiêu của mọi vận động viên Olympic – mà là cùng nhau giành được huy chương của Tinh thần Huynh đệ Nhân loại.

Đầu năm, Giới trẻ Công giáo Parramatta đã phát hành một video giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa thể thao và đức tin, được thực hiện tại Sân vận động Bankwest của Parramatta.

Minh Tuệ (theo Catholic Outlook)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết