Tình hình nhân đạo tại Nam Sudan ngày càng trở nên tồi tệ hơn

Các quan chức Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ mối quan ngại của mình đối với các điều kiện nhân đạo tại Nam Sudan khi nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ ở đất nước này sắp hết hạn.

Nam Sudan 111217Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký về Các hoạt động Bảo vệ Hòa bình, phát biểu với Hội đồng Bảo an LHQ hôm thứ Năm rằng người dân Nam Sudan “nói một cách đơn giản đã phải chịu đựng đau khổ quá nhiều trong một thời gian quá dài, và chúng ta không được mất kiên nhẫn để chống lại những cuộc xung đột đã được thừa nhận”.

Nam Sudan – với dân số đa số là Kitô giáo và theo thuyết duy linh – đã giành được độc lập từ Sudan chủ yếu là Hồi giáo vào tháng 7 năm 2011 sau một cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ.

Nhưng hai năm sau, Nam Sudan lại xảy ra nội chiến, lần này là cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Tổng thống Salva Kiir, thành viên của bộ tộc Dinka, đã cáo buộc ông Riek Machar, phó Tổng thống, một thành viên của bộ tộc Nuer, về việc nỗ lực thực hiện cuộc đảo chống lại chính phủ.

Kết quả của cuộc xung đột đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về một cuộc diệt chủng có thể xảy ra, với việc Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở một số khu vực. Hơn ba triệu người đã phải trốn chạy khỏi nhà cửa của họ.

Tuy nhiên, Đức Giám Mục Eduardo Hiiboro Kussala nói rằng niềm hy vọng sẽ không bị đánh mất.

Giám mục Địa phận Tombura-Yambio, nằm ở phía tây nam của đất nước, Đức Cha Kussala gần đây đã phát biểu tại Hội nghị Liên minh Chiến lược Hòa bình của Các Thống đốc của các Quốc gia rằng Nam Sudan là một “vùng đất được chúc phúc” với “một lịch sử đầy tổn thương”.

“Chúng ta không bao giờ được định nghĩa bởi quá khứ của chúng ta nhưng là bởi hiện tại của chúng ta, mặc dù quá khứ có khó khăn thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn luôn có thể bắt đầu lại. Chúng ta muốn quên đi những vết thương trong quá khứ và hướng tới hòa bình”, Đức Cha Kussala nói.

Hy vọng đối với hoà bình đã được tái sinh vào tháng 8 năm 2015 khi một hiệp ước hòa bình – Hiệp định về Nghị quyết đối với Cuộc xung đột tại Cộng hòa Nam Sudan (ARCSS) – đã được ký kết bởi hai bên trong cuộc xung đột.

Tuy nhiên, hoà bình đã không tồn tại lâu dài, và cả hai nhà lãnh đạo Kiir và Machar đều đã cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm thỏa thuận.

Phát biểu với bà Katherine Noel thộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Alex de Waal, giám đốc điều hành của Quỹ Hòa bình Thế giới, chia sẻ rằng “lý do khiến tất cả mọi thứ biến từ một cuộc khủng hoảng chính trị thành một cuộc chiến tranh, không phải do sự chia rẽ sắc tộc, nhưng vì quân đội không phải là một quân đội được chuyên nghiệp hóa và thể chế hoá, mà là một tập hợp bao gồm các lực lượng dân quân, mỗi nhóm được tổ chức trên cơ sở của lòng trung thành của mỗi cá nhân đối với vị Tổng tư lệnh của mình, các đơn vị vũ trang được dựa vào sắc tộc”.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của quốc gia non trẻ này đã phạm một số sai lầm về chiến lược, bao gồm việc “đóng cửa việc sản xuất dầu quốc gia sáu tháng sau khi giành độc lập vì một cuộc tranh chấp với Sudan ở phía Bắc”.

Ông De Waal cho biết rằng điều đó có nghĩa là ông Kiir đã không có đủ tiền để tiếp tục mua sự trung thành của các nhóm sắc tộc khác nhau. Vấn đề sắc tộc chi phối mọi mối quan hệ với chính phủ của quốc gia còn rất non trẻ.

Giáo hội Công giáo, một trong số ít các tổ chức được tin cậy tại quốc gia này, chỉ trích điều đó.

“Sự chia rẽ sắc tộc vẫn còn là một nét đặc trưng thường xuyên của xã hội miền Nam Sudan trong nhiều thập kỷ. Trong quá khứ, sự chia rẽ này đã làm suy yếu cuộc đấu tranh giải phóng và đây chính là một nhân tố quan trọng trong cuộc nội chiến hiện tại”, linh mục Daniele Moschetti thuộc Dòng Thừa Sai Comboni, một nhà truyền giáo đã từng phục vụ tại Nam Sudan trong sáu năm, cho biết trong bức thư gửi cho hãng tin Công giáo Fides.

Linh mục Kussala cho biết rằng bởi vì hiện nay có rất nhiều sự bất ổn trên thế giới, bởi vì mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, có một sự cám dỗ để tạo ra những bản sắc – bản sắc bộ tộc – vốn mang lại cho chúng ta một cảm giác về sự chắc chắn”.

Vị giám trợ phát biểu với Fides rằng hòa bình sẽ xảy ra nếu như có một sự thay đổi trong việc chú trọng vào việc đầu tư vào những người trẻ bằng cách tạo cho họ một nền giáo dục tốt hơn và chất lượng đào tạo chuyên nghiệp.

Đức Cha Kussala cũng kêu gọi các tiểu bang thuộc Nam Sudan – vốn là một quốc gia cộng hòa liên bang – để tạo ra các dự án kinh tế chung và các sáng kiến hòa bình xuyên biên giới.

“Hãy đầu tư vào niềm hy vọng, hãy đầu tư vào hòa bình. Hòa bình là điều hoàn toàn có thể vì nó chính là cách thức duy nhất”, Đức Cha Kussala nói.

Hôm thứ Năm, ông Mark Lowcock, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các vấn đề Nhân đạo và Điều phối Hỗ trợ Khẩn cấp phát biểu với Hội đồng Bảo an LHQ rằng, một nửa dân số sẽ phụ thuộc vào việc viện trợ lương thực khẩn cấp vào đầu năm tới.

“Thực tế vẫn còn đó cho đến khi luật nhân đạo quốc tế được tuân thủ, cho đến khi cuộc chiến kết thúc và cho đến khi các dịch vụ cơ bản được thiết lập, các nhu cầu về nhân đạo sẽ vẫn còn hết sức tồi tệ”, ông Lowcock nói.

ĐTC Phanxicô đã dự định viếng thăm Nam Sudan cùng với Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby vào tháng 10 vừa qua như là một cử chỉ đại kết. Khi chuyến viếng thăm đã bị hủy bỏ do tình hình an ninh hiện đang ngày càng xấu đi, cả hai Giáo hội cho biết cả hai nhà lãnh đạo hy vọng sẽ viếng thăm đất nước này trong tương lai gần đây.

Vào ngày 23 tháng 11, ĐTC Phanxicô đã chủ sự một buổi cầu nguyện cho cả hai quốc gia Nam Sudan và Congo.

Đề cập đến việc Ngài không thể tới Nam Sudan, ĐTC Phanxicô đã chia sẻ trong bài giảng rằng “chúng ta biết là việc cầu nguyện thì quan trọng hơn, bởi vì nó mạnh mẽ hơn nhiều: cầu nguyện để hành động bằng quyền năng của Thiên Chúa, bởi vì đối với Ngài, không có gì là không thể”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết