Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống giữa những nghịch cảnh

Tại sao tôi phải đau khổ? Hay tồi tệ hơn, tại sao những người thân yêu của tôi phải trải qua đau khổ như vậy? Mỗi chúng ta gặp vấn đề chắc hẳn đã từng hỏi những câu hỏi như thế vào lúc này hoặc lúc khác. Thật không may, chúng ta không có câu trả lời đơn giản để Thiên Chúa – Đấng mà chúng ta cho là trung tín và tốt lành, Đấng đã sinh ra ta bằng tình yêu thương – lại chấp nhận chúng ta phải tranh đấu, chịu đựng và đau khổ. Những gì chúng ta có thể nói một cách chân thành đó là chúng ta thật sự không biết.

jametlene-reskp-Cm8KUxo4ggw-unsplash

Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Bởi vì chính Chúa Giêsu đã chịu cái chết đau đớn để chúng ta có được cứu, chúng ta biết rằng đau khổ có thể có ý nghĩa; nó được Thiên Chúa sử dụng theo một cách nào đó cho những điều tốt đẹp. Và khi chúng ta trải qua nhưng khoảng thời gian khó khăn, chúng ta có thể nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá và biết rằng chúng ta không đau khổ một mình hay vô ích, ngay cả khi chúng ta không hiểu lý do.

Trong vấn đề này, chúng tôi muốn khám phá bằng cách nào, với sức mạnh của Thiên Chúa, chúng ta có thể đối mặt với những thử thách của mình. Chúng tôi cũng muốn đề xuất một vài cách thức để giúp cho chúng ta kiên trì khi chúng ta chịu đựng những khoảng thời gian khó khăn. Không có bất kỳ một cuộc sống nào mà không có thử thách – cho dù đó là những khó khăn trong công việc, cãi vã trong gia đình, vấn đề sức khỏe hoặc tài chính, mất người thân, hay tai nạn và thảm họa thiên nhiên. Nhưng bởi vì Chúa Giêsu gần gũi với chúng ta, chúng ta có thể đứng vững trong suốt thời gian khó khăn để tôn vinh và làm chứng cho Thiên Chúa bằng cuộc sống của mình.

Ơn gọi làm môn đệ và những đau khổ. Theo một cách tự nhiên chúng ta luôn muốn tránh xa hoặc giảm thiểu những đau khổ trong cuộc sống của chúng ta và những nguời ta thương yêu. Thật không may mắn, một khát khao có được một cuộc sống hạnh phúc, không gặp rắc rối có thể cho phép một loại “giao kèo tâm lý” len lỏi vào tâm trí và trái tim của chúng ta như là: “Miễn tôi là một người Công Giáo tốt lành, tôi trung tín vâng theo các điều răn của Thiên Chúa, Ngài sẽ chúc lành cho gia đình của tôi hay ít nhất sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi những chuyện tồi tệ.” Nhưng chúng ta sẽ phải quay lại Kinh Thánh để biết rằng điều này không phải là quan điểm Kinh Thánh – và nó sẽ không phải là những gì đã xảy ra đối với hầu hết những người chọn theo Chúa.

Hãy nhìn vào các vị ngôn sứ như Môsê, Êdêkien, Hôsê, hoặc Giêrêmia. Tất cả họ đều trải qua đau khổ trong khi cố gắng thực hiện những điều Chúa mong muốn bằng cả trái tim. Và sự phục sinh của Chúa Giêsu không ngăn những Kitô hữu tiên khởi khỏi những đau khổ. Sự thật là, những môn đệ đã chịu đau khổ tột cùng. Sau cùng, nhiều người đã tử vì đạo.

Ngay cả khi không có sự áp bức hay tử đạo, mỗi môn đệ của Chúa Giêsu sẽ trải qua một vài dạng đau khổ như chúng ta bước theo Chúa. Chúa Giêsu, chính Ngài đã cảnh báo chúng ta rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo.” (Lc 9,23). Ơn gọi làm môn đệ Đức Kitô đòi hỏi chúng ta phải đặt người khác lên trước mối bận tâm của mình. Nó liên quan đến sự vâng phục Thánh ý Thiên Chúa, ngày này qua ngày khác. Tóm lại, ơn gọi làm môn đệ Chúa Kitô liên quan đến việc chết cho chính mình. Không nghi ngờ gì nữa, nó thực sự là một cuộc đấu tranh, nhưng nó sẽ giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: wau.org (Finding Meaning in Our Hardships)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết