
Yeb Saño, một trong những người sáng lập Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu (GCCM)
Ông Yeb Saño, một thành viên của Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu, thảo luận về tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu, và về việc nó bắt nguồn từ ba đặc điểm của con người bắt đầu bằng chữ “A”.
Cách đây 5 năm trước, ĐTC Phanxicô đã công bố Thông điệp Laudato sí, “Về việc Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta”, theo ông Yeb Saño, một trong những người sáng lập Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu (GCCM). GCCM là một mạng lưới bao gồm các tổ chức hướng tới việc thúc đẩy việc nắm bắt Thông điệp này, thậm chí “vượt ra ngoài Giáo hội Công giáo”. Điều đó có nghĩa là, ông Saño nói, “trở nên chú ý hơn trong việc chăm sóc công trình sáng tạo và nhận thức được những thực tế mà chúng ta hiện đang phải đối mặt”. Những thực tế đó, ông Saño cho biết thêm, đó là “trái đất của chúng ta đang kêu gào”, và tiếng kêu khóc của Trái đất không khác gì “tiếng kêu khóc của những người nghèo khổ”.
Trái đất và người nghèo
Ông Saño giải thích rằng chúng ta không thể nói về việc bảo vệ môi trường trong khi chúng ta bỏ qua “những nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất trên Trái đất”.
‘Laudato sí’ là một Thông điệp về xã hội, ông Yeb Saño nói. Nó khuyến khích chúng ta xem cuộc khủng hoảng môi trường như là một vấn đề về công lý và là vấn đề chúng ta cần phải hợp lực và “bảo vệ tương lai của trái đất”. Quan trọng hơn, ông Saño cho biết thêm, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta “bảo vệ quyền lợi của những người nghèo nhất trong số những người anh em của chúng ta”.
Ba chữ “A”
Ông Yeb Saño tin rằng cuộc khủng hoảng môi trường bắt nguồn từ ba đặc điểm của con người, “tất cả đều có liên quan chặt chẽ với việc chúng ta là ai”. Tất cả ba từ này, ông nói, bắt đầu bằng chữ “A”.
Từ đầu tiên đó là “Arrogance” (sự kiêu ngạo”. Sự kiêu ngạo là sự tin tưởng rằng chúng ta tốt hơn Thiên Chúa hoặc tốt hơn thiên nhiên, tin rằng chúng ta thông minh hơn tự nhiên – và điều đó đã gây ra rất nhiều sự tàn phá trên thế giới.
Từ thứ hai đó là “Apathy” (sự thờ ơ). Sự thờ ơ là sự hiểu biết nguy hiểm rằng việc quan tâm là việc của ai đó, việc chăm sóc người khác hoặc chăm sóc môi trường là việc của người khác chứ không phải của mình.
Và thứ ba đó là “Avarice”, đó là lòng tham cực độ. Lòng tham đã biến thế giới này trở thành một nơi tồi tệ hơn nhiều để sống. Lòng tham là thứ thúc đẩy, ví dụ như, các tập đoàn chỉ nghĩ về lợi nhuận chứ không nghĩ đến con người và hành tinh.
Đây là ba từ mà “chúng ta với tư cách là những người Công giáo cố gắng nỗ lực chống lại”, ba hình thức của việc thiếu tình yêu: “Tình yêu mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta đón nhận như một lệnh truyền từ Thiên Chúa và như một ví dụ từ cuộc đời của Chúa Giêsu”, ông Yeb Saño nói.
Tình yêu
Tình yêu, hay đúng hơn là sự vắng mặt của tình yêu, đối với công trình sáng tạo và đối với Thiên Chúa, theo ông Yen Saño, là điều “đã khiến chúng ta rời xa khỏi chính bản thân mình”.
Nó đã khiến chúng ta xa lánh nhau và nó cũng đã khiến chúng ta xa lánh thiên nhiên.
Giá mà chúng ta đủ quan tâm để chống lại ba điều này, ông Yeb Saño nói, chúng ta sẽ tiến xa hơn trong việc đảm bảo rằng chúng ta đang chiến thắng trong cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng môi trường.
Một cuộc hoán cải tâm linh
Nhưng cuộc khủng hoảng này không chỉ là một vấn đề về môi trường, ông Yeb Saño tiếp tục. “Như cả ĐTC Phanxicô và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định rõ một cách rất hùng hồn”, cuộc khủng hoảng này cũng là một cuộc khủng hoảng về tâm linh. Ông cho biết rằng một khía cạnh của GCCM đang khuyến khích mọi người theo đuổi cuộc hoán cải môi sinh và tìm ra ý nghĩa trong việc chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc công trình sáng tạo, nhận thức rằng sự hoán cải đó cần phải là một cuộc hoán cải “tâm linh”.
Trên hết, ông Saño tiếp tục, chúng tôi biết rằng chúng tôi phải tập trung vào lối sống của mình, theo đuổi lối sống thân thiện với nhau hơn; lối sống “thể hiện tình yêu đối với hành tinh”.
“Vì vậy, đó là một lời kêu gọi để chúng ta sống một cuộc sống đơn giản, chú ý đến người khác. Sự thay đổi hệ thống đi đôi với sự quan tâm”, ông Yeb Saño nói. GCCM đã nỗ lực đã làm rất nhiều việc với các Giáo xứ, Giáo phận, các Dòng tu, các trường đại học, giới trẻ và nhiều n tổ chức khác, “bao gồm các tổ chức hoạch định chính sách và đưa ra quyết định cả trong Giáo hội và trong thế giới thế tục” nhằm tạo ra sự thay đổi, “để tạo ra sự thay đổi chính sách thực sự và sự thay đổi có tác dụng biến đổi”.
“Tôi muốn tin rằng những điều mà chúng ta làm có thể đưa ra sự hướng dẫn và sự suy xét đúng đắn cho tất cả những người Công giáo và tất cả mọi người có thành tâm thiện chí”, ông Saño nói.
Trận chiến ngay trước mắt
Hiện nay nhiều người coi cuộc khủng hoảng sinh thái như là cuộc khủng hoảng về khí hậu, bởi vì “khủng hoảng khí hậu là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của cuộc khủng hoảng sinh thái”. Trận chiến chống lại nó, “không phải là trận chiến thắng thua ở Phòng thương mại”, hay “ở các hội trường toàn thể của Liên Hợp Quốc, hoặc tại các nghị viện trên toàn thế giới”, mặc dù có rất nhiều việc cần phải làm ở những địa điểm đó. Đây không phải là trận chiến thắng thua.
Chính người dân sẽ phải chịu đựng đau khổ nếu chúng ta không thắng trận chiến này. Rất nhiều cuộc sống và sinh kế đang bị đe dọa, và giờ đây, đây chính là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến hàng triệu, có lẽ là hàng tỷ người. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng trong tương lai xa, nó ở ngay trước mắt, và do đó chúng ta cần phải nỗ lực làm việc gấp đôi, và cùng cộng tác với nhau, cùng kề vai sát cánh, như một gia đình nhân loại, để đương đầu với cuộc khủng hoảng này.
Cuộc khủng hoảng này cần phải là một yếu tố thống nhất đối với tất cả các cộng đồng đức tin và các nhà lãnh đạo chính trị, ông Yeb Saño kết luận. “Đây chính là thời điểm mà tôi cảm thấy có thể trở thành nhân tố hợp nhất cho nhân loại, chúng ta không được đánh mất cơ hội đó”.
Minh Tuệ (theo Vatican News)