Những người di cư và người tị nạn đã trở thành một chủ đề nóng bỏng trong năm 2016 ảnh hưởng đến cuộc tranh luận tổng thống tại Hoa Kỳ. Khi thế giới chuẩn bị cho chính quyền Donald Trump, tương lai của những người nhập cư trên thế giới ước tính 65 triệu người hiện vẫn còn chưa chắc chắn.
Jacob Lawrence – một nghệ sĩ người Mỹ đã trình bày chi tiết về hoàn cảnh của những người Mỹ da đen tại miền Nam – những người bị phân biệt đối xử, bị bóc lột lao động, bị đe dọa sẽ bị giết chết và phải sống trong những điều kiện không đúng với tiêu chuẩn cho đến khi họ thực hiện cuộc hành trình về phía bắc với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn mình – trong tác phẩm để đời của ông – “The Migration Series”.
Hàng loạt các tác phẩm sau cùng của nghệ sĩ Lawrence – lần đầu tiên được trưng bày vào năm 1941 – với chủ đề hết sức giản dị: “Và dòng người di cư vẫn cứ tiếp tục”.
Hôm nay, 75 năm sau, những người di cư vẫn cứ mãi tiếp tục. Họ đã phải rời bỏ quê hương xứ xở vốn đã bị giày xéo bởi chiến tranh, các cuộc đàn áp tôn giáo, ma túy, bạo lực băng đảng, thiên tai, biến động chính trị và kinh tế – những yếu tố thường có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Họ không chỉ phải chạy trốn những nơi như Syria và Iraq, mà còn các quốc gia tại Trung Mỹ. Ước tính trong năm nay số lượng người nhập cư trên toàn thế giới vào khoảng 65 triệu người -21 triệu người trong số đó là những người tị nạn – trong đó nhiều người bị gán cho cái tên là “di tản trong nước” chỉ bởi vì họ vẫn sống trong các khu vực biên giới của đất nước khai sinh của họ.
Vấn đề người tị nạn và những điều cần phải làm đối với tình trạng này đã tiếp tục thu hút sự chú ý trong cuộc đua tranh cử tổng thống.
Hoa Kỳ, nhận thức về số lượng ngày càng gia tăng của những người tị nạn, đã đón nhận khoảng 100.000 người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đối với tài khóa năm 2016 – có hiệu lực từ 1/10/2015 đến ngày 30/9/2015 – đồng thời công bố ý định đón nhận 110.000 người tị nạn trong năm tài khóa 2017.
Tuy nhiên, với chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump, không ai có thể nói chắc chính sách tị nạn tại Hoa Kỳ nhất định sẽ ra sao trong tương lai.
Dầu sao, theo lẽ thông thường có dấu hiệu con số 110,000 sẽ không được đáp ứng. Một nghị quyết tiếp tục tài trợ cho chính phủ liên bang thông qua ngày 28/4 giới hạn kinh phí đối với việc tái định cư cho người tị nạn. Đồng thời, một dự luật vốn có thể đã gia tăng việc tài trợ để thích ứng với con số 110.000 đã không được chọn trước khi Quốc hội nhóm họp lại.
“Chính quyền sắp tới sẽ có sự giám sát nhằm điều chỉnh con số như đã dự định”, Bill Canny – giám đốc điều hành Dịch vụ về người tị nạn và di cư (MRS) trực thuộc HĐGM Hoa Kỳ, cho biết.
Năm ngoái, MRS và những chi nhánh của Giáo phận đã tái định cư 23.643 người tị nạn trong năm tài chính 2016, cộng thêm 73.623 người đã vào Hoa Kỳ thông qua một chương trình thị thực nhập cư đặc biệt, vốn đã công nhận công việc của họ tại Hoa Kỳ từ quốc gia của họ – nhưng bất chấp sự khác biệt về địa vị, họ cũng có những nhu cầu tương tự như những người tị nạn khác, nâng tổng số lên 97.266.
MRS là một trong chín cơ quan tái định cư lớn nhất tại Hoa Kỳ giúp đỡ những người tị nạn. Mạng lưới của các chương trình trực thuộc giáo phận của MRS đã tăng trong năm nay từ 6 lên đến con số 95 – đây có thể là một phản ứng với cuộc khủng hoảng Syria – theo như ông Canny cho biết – phải mất khoảng một năm đối với các Giáo phận để thiết lập cơ sở vật chất cũng như ngân quỹ để có thể thực hiện công việc này.
Những người ủng hộ Trump kêu gọi thành lập một cơ quan đăng ký đối với những người Hồi giáo tại Hoa Kỳ, có lẽ đây là hình thức quản lý cơ sở dữ liệu đối với các du khách cũng như những người mới đến từ các nước Hồi giáo. Những người khác đã kêu gọi giữ lại quỹ liên bang đối với những nơi tự xưng là “các thành phố linh thiêng” – nơi các quan chức dân cử đã cam kết sẽ không hợp tác với các quan chức liên bang bắt giữ những người nhập cư trong khu vực của họ, đó là những người sinh sống tại nước này mà không có sự cho phép của pháp luật.
Jill Bussey – một luật sư đồng thời là Giám đốc phụ trách truyền thông đối với Mạng lưới Di Trú Pháp lí Công Giáo – cho biết rằng theo quan điểm của cô, có khoảng 400 khu bảo tồn quốc gia, thành phố, quận và tương tự. Một số trường cũng đã tự tuyên bố họ là những cơ sở tôn nghiêm.
Trong khi các gia đình trốn chạy khỏi cảnh chiến tranh thường được cho là những người tị nạn, “Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy được một sự phân biệt dựa trên sự sợ hãi ở đây”, ông Bussey phát biểu với Catholic News Service. “Thực tế là một cá nhân – người phải đối diện với nỗi sợ hãi của cái chết tại Trung Mỹ, những vụ giết người không có án toà, bạo lực dựa trên cơ sở giới tính – nỗi sợ đó cũng hiện thực như nỗi sợ hãi của những người đang chạy trốn khỏi các khu vực bị chiến tranh tàn phá”.
Các Kitô hữu, những người dân Yezidi cũng như những người không tán thành thế giới quan của Nhà nước Hồi giáo đã phải chạy trốn khỏi quê hương cổ xưa của họ tại Iraq và Syria kể từ khi nhóm Hồi giáo IS đã bất ngờ xâm nhập sâu vào lãnh thổ Iraq và Syria hồi mùa hè năm 2014.
Mùa xuân vừa qua, Hoa Kỳ đã tuyên bố các hành động của IS chính là tội ác diệt chủng, mặc dù đó vẫn là một vấn đề mở, không biết những người buộc phải di tản khỏi quê hương xứ sở sẽ có thể trở về quê hương của họ hay không, thậm chí ngay cả sau khi các lực lượng vũ trang Iraq đã chiếm lại phần lớn lãnh thổ.
“Khi các Giám mục thảo luận về chủ đề này trong cuộc họp cuối năm năm tại Baltimore, hướng và hành động đầu tiên của các Giám mục là cung cấp cho bất cứ ai đang lo sợ những thay đổi trong lĩnh vực này về việc hỗ trợ mục vụ dành cho những người tị nạn và di dân”, ông Canny nói.
“Cụ thể, quý vị đã có tuyên bố được thông qua bởi các Giám mục, tuyên bố của Chủ tịch HĐGM sau cuộc bầu cử, ĐGM Phụ tá Elizondo đến từ Seattle (Chủ tịch Ủy ban Di dân thuộc HĐGM). Điều này đã được xác nhận bởi các Giám mục”.
Tuyên bố của HĐGM kêu gọi Tổng thống tân cử Trump “tiếp tục bảo vệ phẩm giá vốn có của những người tị nạn và di dân”.
“Và sau đó, một trong những điều đầu tiên mà các Giám mục đã cụ thể hóa lời kêu gọi đó là thúc đẩy cầu nguyện cho những người tị nạn và di dân vào ngày 12/12 – lễ Đức Mẹ Guadalupe”, ông Canny cho biết thêm.
“Vì vậy, đó có thể là một điều quý giá khi mối bận tâm đầu tiên của các Giám mục chính là việc mục vụ, và họ cũng bày tỏ rằng với ngày cầu nguyện cho những người tị nạn và di dân này có sự liên kết với Đức Mẹ Guadalupe”.
Một giáo sư thuộc Đại học Notre Dame cùng với một sinh viên đã tiến hành một nghiên cứu chỉ ra rằng – trong khoảng thời gian 20 năm –những người tị nạn đặt chân đến Hoa Kỳ thực sự đã đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế so với những quyền lợi họ được hưởng từ nền kinh tế ấy.
William Evans – Trưởng Khoa Kinh tế ĐH Notre Dame, và Danny Fitzgerald – một nhà kinh tế cao cấp và là một nhà toán học lớn, đã sử dụng những dữ liệu từ việc điều tra dân số để phân tích một phần tư thế kỷ từ những dữ liệu thu thập được từ 18.000 người tị nạn để có thể xác định những tác động kinh tế của họ.
“Hẳn quý vị sẽ nhìn thấy rất nhiều yêu sách của Quốc hội về những phí tổn của những người tị nạn, nhưng họ thực sự không được ủng hộ bởi các dữ liệu”, ông Fitzgerald cho biết trong một tuyên bố. Ban đầu, người tị nạn lứa tuổi 18-35 thường thiếu việc làm và phải dùng đến các chương trình hỗ trợ công cộng.
Nhưng qua quá trình 20 năm, những người tị nạn thích nghi với đời sống tại Hoa Kỳ,và trung bình, họ phải trả thêm tiền thuế hơn là những quyền lợi họ nhận được.
“Tôi là một người luôn lạc quan”, ông Bussey cho biết. Ông dự đoán rằng “sẽ có rất nhiều sự kiện tụng có ảnh hưởng lớn” trong năm tới. “Tôi đã có mặt tại Tòa án tối cao … để xem những tranh luận về trường hợp của Hoa Kỳ với Texas”.
Các thẩm phán – với tỉ lệ phiếu 4-4 cho thấy sự chia rẽ – đã khẳng định một cách hiệu quả quyết định chặn một thẩm phán của Tòa án Hoa Kỳ thực hiện sắc lệnh của Tổng thống Barack Obama hoàn thành một chương trình đối với các phụ huynh của các công dân trẻ em có tên gọi ‘Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents’ tức ‘chương trình Tạm Hoãn Thi Hành việc trục xuất Cha Mẹ của Công Dân Mỹ và Thường Trú Nhân Hợp Pháp’, gọi tắt là DAPA.
Tại tòa án, “Tôi không đồng ý với quan điểm của các luật sư”, ông Bussey nói với CNS. “Tôi cảm thấy đồng cảm với những người dân đến từ Nevada, họ đã phải đón nhiều tuyến xe buýt để có thể đến đó. Việc trông thấy Đức Hồng Y tại đó (ĐHY Theodore E. McCarrick, Nguyên TGM Địa phận Washington) [làm cho] có một cái gì nhìn thấy ở những người dân đó nói lên rằng, ‘Si se puede’ ( ‘Vâng, chúng tôi có thể’) .
Cô cho biết thêm: “Là một trạng sư khi chúng ta đang cố gắng cứu một người khỏi bị trục xuất, và cảm thấy không cầm được nước mắt khi chứng kiến một đứa bé 5 tháng tuổi tại một trung tâm giam giữ”.
Minh Tuệ chuyển ngữ