Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon: Mang lại tiếng nói cho các dân tộc bản địa

Sau Đại Hội đồng lần thứ 14 của Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon vào sáng thứ Hai, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức một cuộc họp báo, trong đó bốn tham dự viên tham gia Thượng Hội đồng Giám mục đã trả lời câu hỏi của các nhà báo về hàng loạt những vấn đề khác nhau.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã khai mạc cuộc họp báo. Ông Ruffini xác nhận rằng Đức Hồng Y Claudio Hummes, nguyên Tổng giám mục Địa phận Sào Paulo, đã trình bày bản dự thảo tài liệu chung kết của Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon. Văn bản chứa đựng những thông tin chi tiết về những vấn đề đã được thảo luận trong các Đại Hội đồng và các nhóm làm việc nhỏ. Những vấn đề này bao gồm việc hội nhập văn hóa, và cuộc hoán cải truyền giáo và sinh thái, trong số những vấn đề khác. Tuy nhiên, thông điệp chính nổi lên đó chính là “quá trình lắng nghe vẫn chưa kết thúc”.

Bà Marcivana Rodrigues Paiva

Bà Marcivana Rodrigues Paiva đại diện cho dân tộc bản địa Sateré-Mawé ở bang Amazonas, Brazil. Bà Marcivana đã đề cập đến vai trò tích cực của phụ nữ trong khu vực lãnh thổ của mình. Bà Marcivana cũng cho biết bà đến với Thượng Hội đồng với tư cách là nhân chứng cho người dân bản địa sống trong bối cảnh đô thị. 35.000 người trong số họ sống ở thành phố Manaus. Người dân bản địa di cư đến các thành phố nơi họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thường tự coi mình là “những người vô hình”, bà Marcivana cho biế.

Đức Giám mục Domenico Pompili

Đức Giám mục Domenico Pompili đến từ Rieti, Ý. Một trận động đất kinh hoàng xảy ra trong Giáo phận của ngài vào tháng 8 năm 2016 đã khiến hơn 250 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa. Công việc tái thiết vẫn còn lâu mới hoàn thành. Amazon chính là “một phép ẩn dụ” đối với trái đất bị tổn thương, Đức Cha Pompili nói, và đồng thời chỉ trích “sự chú ý thái quá đối với những vấn đề kinh tế vốn trao đặc quyền cho các thành phố lớn hơn là các vùng nông thôn”.

Linh mục Dario Bossi, M.C.C.J.

Linh mục Dario Bossi, M.C.C.J. là Bề trên Tổng Quyền Dòng Truyền giáo Comboni ở Brazil và đã trải qua 15 năm qua làm việc ở nước này. Linh mục Dario Bossi đã đề cập đến tác động của việc khai thác khoáng sản và thiệt hại do các công ty đa quốc gia gây ra. Khu vực của ngài “nằm ở trung tâm của Amazon”. Nó bao gồm “khu hầm mỏ ngoài trời lớn nhất phục vụ việc khai thác sắt”, một khu vực bao gồm 900 km và đi qua 100 cộng đồng.

Nạn phá rừng là một vấn đề, Linh mục Dario Bossi nói, bởi vì các công ty sử dụng gỗ để sản xuất nhiên liệu gây ô nhiễm. Cha Bossi cũng đã nói về ảnh hưởng của 30 năm chất thải độc hại đối với dân chúng và về việc thủy ngân trong nước ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.

Cha Bossi cho biết rằng một mạng lưới đại kết hợp tác với Hội đồng Giám mục Brazil, thể hiện nhận thức và cam kết của họ trong việc “tìm kiếm một giải pháp”.

Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P.

Đức Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., Tổng Giám mục Vienna và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Áo, đã phát biểu với các nhà báo tại cuộc họp, ngài cho biết rằng ngài đã trải qua suốt hai tuần lễ tại Amazon để “lắng nghe những kinh nghiệm của họ”. Tại Thượng Hội đồng, ĐHY Schönborn cho biết “chúng ta cần phải hiểu việc những đóng góp của chúng ta có ý nghĩa thế nào đối với Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon”. Thượng Hội đồng cung cấp một cơ hội để lưu tâm đến “những người bị lãng quên bởi thế giới chính trị”, ĐHY Schönborn nói, và đồng thời “mang lại tiếng nói” cho những người dân bản địa tại Amazon mà cuộc sống của họ hiện đang bị đe dọa.

n đề xuất tại Thượng Hội đồng về chức Phó tế vĩnh viễn, theo ĐHY Schönborn, đó chính là nhằm mục đích “giúp đỡ công việc mục vụ tại vùng lãnh thổ rộng lớn này”. Đề cập đến 180 Phó tế vĩnh viễn hiện đang phục vụ trong Tổng Giáo phận Vienna của mình, Đức Hồng Y Schönborn cho biết ngài thiết nghĩ rằng chức Phó tế vĩnh viễn là “hết sức hữu ích và có ý nghĩa đối với đời sống của Giáo hội”.

Câu hỏi về hoạt động khai thác

Cha Dario Bossi đã trả lời một câu hỏi về ảnh hưởng của quá trình chiết xuất, quá trình khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Không có gì bền vững trong quá trình này, linh mục Bossi khẳng định. Hoàn toàn “không có sự công bằng liên thế hệ”. Cha Bossi đã đưa ra ví dụ về cộng đồng của mình, vốn đã đứng lên chống lại “tình trạng bạo lực” này, và đồng thời kêu gọi việc bồi thường thiệt hại. Họ bắt đầu bằng cách xây dựng một khu định cư mới cách xa khu vực bị ô nhiễm, linh mục Bossi nói, “một dấu hiệu cho thấy hy vọng có thể được tìm thấy với chính các cộng đồng tại khu vực Amazon”.

Câu hỏi về những ấn tượng về Thượng Hội đồng Giám mục

Đức Hồng Y Christoph Schönborn đã được hỏi về việc ngài học hỏi được điều gì từ Thượng Hội đồng này và về việc ngài sẽ đem theo điều gì trở về Vienna. ĐHY Schönborn đã trả lời rằng ngài đã bị đánh động bởi “sự can đảm của người dân bản địa , những người đã bị đe dọa trong suốt 500 năm qua”. Chúng ta phải “cảnh giác và chú ý đến ý nghĩa của việc những người này phải chịu áp lực, chịu nguy cơ tuyệt chủng trong nhiều thế kỷ”, ĐHY Schönborn nói. Mặc dù Giáo hội đã sử dụng tiếng nói của mình để bảo vệ họ trong quá khứ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ, ĐHY Schönborn cho biết thêm. Chúng ta cần phải chú ý đến “những người không có tiếng nói”, ĐHY Schönborn kết luận.

Câu hỏi về quyền của người dân bản địa

Bà Marcivana Rodrigues Paiva quay trở lại vấn đề của việc đô thị hóa bằng cách nhấn mạnh rằng việc trở nên “vô hình” ở các thành phố lớn đồng nghĩa với việc người dân bản địa không có quyền lợi. Công việc mục vụ bản địa đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại cho người dân sống ở các khu vực thành thị “sự hỗ trợ và được nhìn nhận”, bà Marcivana nói. Bản sắc văn hóa của họ gắn liền với lãnh thổ của họ, bà Marcivana cho biết thêm. Họ không có bản sắc nếu không có các vùng đất của họ.

Vấn đề về các Phó tế vĩnh viễn

Đức Hồng Y Schönborn được hỏi một câu hỏi tiếp theo liên quan đến vấn đề về các Phó tế vĩnh viễn. Ngài trả lời bằng cách gợi ý rằng ngày càng cần có thêm nhiều linh mục sẵn sàng phục vụ tại Amazon. “Châu Âu có số lượng giáo sĩ dồi dào”, Đức Hồng Y Schönborn nói, “thế nhưng sự công bằng đòi buộc chúng ta cần phải làm một điều gì đó”. Thượng Hội đồng đã thảo luận về vấn đề liên quan đến “sự liên đới trong ơn gọi”, Đức Hồng Y Schönborn nói, và đồng thời cũng hoàn toàn đồng ý rằng “toàn thể Giáo hội cần phải có tinh thần đồng trách nhiệm đối với Amazon”.

Câu hỏi liên quan đến sự phát triển

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho bà Marcivana Rodrigues Paiva và quan tâm đến hình thức của sự phát triển mà mọi người hy vọng. Đời sống tâm linh của người dân của bà tập trung vào trái đất “mà từ đó chúng tôi xuất hiện”, bà Marcivana nói. “Đây chính là lý do tại sao chúng tôi lại có một mối quan hệ mạnh mẽ như vậy với trái đất”. Tổ tiên của chúng ta đã chăm sóc trái đất trong hàng ngàn năm, bà Marcivana Coleues Paiva kết luận. Đó chính là lý do tại sao “tiếng kêu khóc xuất phát từ Amazon đó chính là hãy chăm sóc mẹ trái đất”, bà Marcivana nói.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết