Thượng Hội Đồng Giám Mục được khuấy động bởi những câu chuyện về cuộc bách hại đương đại chống lại các Kitô hữu

ROME – Hầu như tất cả các tham dự viên tham dự Thượng Hội đồng Giám mục từ ngày 3-28 tháng 10 về giới trẻ đều cho biết rằng sự hiện diện của hơn 30 đại biểu trẻ tuổi bên trong hội trường đã thay đổi về mặt tính chất – ít gò bó hơn, ít trang trọng hơn, tràn đầy tự tin hơn hơn.

Những người trẻ tuổi, các tham dự viên nói, ngay lập tức cho chúng ta biết những bài phát biểu nào mà họ yêu thích bằng cách cổ vũ, vỗ tay, thậm chí huýt sáo như một khán giả phòng thu khi thực hiện việc quay một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ.

Trước đây, những hành vi như vậy sẽ không được tán thành, nếu không phải nói là bị phản đối một cách tiêu cực. Trong các Thượng Hội đồng trước đây, các quan chức đôi khi khiển trách những tham dự viên nào tán thưởng, đồng thời coi việc đó là không thỏa đáng và không công bằng với những người không nhận được sự tán thưởng này. Tuy nhiên, khoảng thời gian này, về cơ bản, sự hạn chế đó đã không còn tồn tại, khiến cho phản ứng của khán giả trở thành một thước đo hữu ích đối với những thông điệp thực sự gây tiếng vang.

Theo tiêu chuẩn đó, một chủ đề nổi bật, vốn có thể không còn ngạc nhiên khi các Thượng Hội đồng luôn luôn là một lĩnh vực nghiên cứu đối với những thực tế của Giáo hội toàn cầu: Cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu.

Hai tràng pháo tay dài nhất từ trước đến nay được dành cho một bạn trẻ người Iraq và một vị Tổng Giám mục người Ấn Độ, cả hai đều đã tường thuật lại những câu chuyện trực tiếp về sự đau khổ cũng như sự bách hại vì lý do đức tin vào thế kỷ 21.

Safa Al Alqoshy, một tín đồ Công giáo Chaldean đến từ Baghdad, đã phát biểu tại tuần thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục, đồng thời mô tả về sự đau khổ của các Kitô hữu tại quốc gia của mình dưới bàn tay của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cũng như các hình thức chủ nghĩa cực đoan jihadi.

india-690x450“Điều quan trọng đó chính là cần phải chú ý rằng không chỉ có việc bách hại bằng cách giết hại, còn có một cuộc bách hại bởi tâm lý học, bởi cảm xúc. Bạn cảm thấy rằng bạn đang cô độc, bạn không được hỗ trợ”, ông Alqoshy chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Crux ngay sau phần phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng Giám mục.

Thứ năm tuần trước, Đức Tổng Giám mục John Barwa Địa phận Cuttack-Bhubaneswa đã mô tả những nỗi kinh hoàng của một cuộc tàn sát chống lại các Kitô hữu nổ ra ở huyện Kandhamal vào năm 2008, khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Đức TGM Barwa đã kể về câu chuyện của Rajesh Digal, một giáo lý viên trẻ, bị sát hại bởi những phần tử cực đoan theo trào lưu chính thống Hindu vào ngày 26/8/2008. Những kẻ cực đoan đã cố ép buộc Digal phải cải đạo, Đức TGM Barwa nói, và, khi Rajesh bị chôn trong đống bùn lầy lên tới cổ, bọn chúng hỏi anh có từ bỏ Chúa Giêsu Kitô không.

“Digal nhắm mắt lại, nhìn thẳng vào bọn chúng và nói ‘Không!’. Và kẻ sát nhân đã đổ gạch đá lên đầu Rajesh”, Đức TGM Barwa nói. “Anh đã âm thầm làm chứng về Chúa Tể của sự sống. Và đây chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện. Có rất nhiều câu chuyện đầy mạnh mẽ về đức tin”.

Đức TGM Barwa cũng đã phát biểu với Crux trong một cuộc phỏng vấn ngay sau phần phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng. Một thành viên của một bộ lạc thiểu số thiểu số bị áp bức từ Ấn Độ, cháu gái của Đức TGM Barwa, một nữ tu Công giáo, đã bị cưỡng hiếp tập thể trong vụ bạo lực.

Chúng ta sẽ phải làm gì với thực tế rằng đây chính là hai bài phát biểu cho đến nay dường như đã khuấy động mọi người và đồng thời tạo ra những biểu hiện có ý nghĩa nhất về tinh thần liên đới và sự nhận thức sâu sắc?

Trước hết, theo nghĩa này, Thượng Hội đồng Giám mục có lẽ giống như bất kỳ một cuộc tụ họp ngẫu nhiên nào khác của nhiều người thời đại ngày nay, trong đó điều mà tôi từng gọi là “cuộc chiến toàn cầu về các Kitô hữu” không chỉ là câu chuyện về Kitô giáo ấn tượng nhất thời đại của chúng ta, nhưng hầu hết đã không được kể.

Với sự trỗi dậy của ISIS ở Iraq và Syria, ý tưởng về việc các Kitô hữu là nạn nhân của cuộc bách hại đã trở nên không còn xa lạ và đáng ngại. Tuy nhiên, việc không nhận thức về quy mô toàn cầu của tai họa này có thể khiến cho câu chuyện tường thuật của Đức TGM Barwa từ Ấn Độ trở nên hấp dẫn thuyết phục – bất chấp thực tế rằng, theo thống kê, Ấn Độ là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên trái đất để trở thành một Kitô hữu trong thời đại ngày nay, với trung bình mỗi ngày lại có thêm một vụ tấn công về thể lý khác.

Nhìn chung, ước tính thấp nhất đối với số lượng tử đạo Kitô giáo mới mỗi năm vào đầu thế kỷ 21 là vào khoảng 7.000 đến 8.000, trong khi mức cao nhất là gần 100.000. (Tính chính xác khó có thể nắm bắt do sự khó khăn trong việc thu thập số lượng trong các khu vực xung đột, cũng như tranh luận về những gì được kể như là bạo lực “chống lại các Kitô hữu”).

Dù bằng cách nào, cứ mỗi giờ lại có thêm một vị tử đạo mới hoặc cứ mỗi năm phút lại có thêm một vị tử đạo. Thậm chí ngoài điều lo ngại của Kitô giáo, đó quả là một cuộc khủng hoảng nhân quyền với tỷ lệ đáng kinh ngạc.

Nếu như sự thiếu hiểu biết là điều chẳng mau, thì đây chính là một điều tốt lành: Khi người ta trở nên nhận thức được những sự việc đang xảy ra, họ muốn giúp đỡ.

Đức Giám mục Frank Caggiano Địa phận Bridgeport, chẳng hạn, một trong những vị giám chức Hoa Kỳ tham dự Thượng Hội đồng, cho biết rằng ngài đã được truyền cảm hứng để suy nghĩ về những cách thức mà Giáo phận khá đông đảo của ngài có thể giúp đỡ – có lẽ bằng cách thiết lập những mối quan hệ đặc biệt với các Giáo xứ ở nhiều nơi trên thế giới nơi mà các Kitô hữu bị nhắm mục tiêu, chẳng hạn, hoặc những cơ hội để kêu gọi sự tham gia của tất cả những người trẻ của mình vào các dự án phục vụ trực tiếp cho các Giáo hội đau khổ.

Đó chỉ là một phản ứng của vị giám trợ, nhưng nó gợi ý một phong trào rộng lớn hơn của những quả tim và những khối óc tại Thượng Hội đồng nhằm đáp lại những câu chuyện về những vị anh hùng tử đạo mới trong thời đại ngày nay.

Cuối cùng, những câu chuyện này cũng chính là một lời nhắc nhở nghiêm túc đối với Thượng Hội đồng chống lại việc trở nên độc quyền sa lầy với những vấn đề về sự giàu có phong lưu, đồng nghĩa với tất cả những hình thức của các cuộc tranh luận là một Giáo hội xa hoa phải đối mặt với nhiều mối đe dọa hiện sinh hơn.

Quan điểm như vậy chính là một phần cái giá của việc tiếp nhận thành viên trong một Giáo hội toàn cầu – một trong số đó, mặc dù chúng ta thường không bao giờ nhận ra điều này từ các phương tiện truyền thông hoặc các hội nghị xã hội chuyên nghiệp, phương Tây giàu có đại diện cho một phần đóng góp thu hẹp.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết