Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Pan- Amazon đã kết thúc mọi công việc vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10, bằng cách phê duyệt tất cả 120 đoạn trong tài liệu chung kết của Thượng Hội đồng (chỉ có bản tiếng Tây Ban Nha) với số phiếu chiếm đa số hai phần ba cần thiết, bao gồm cả một đề xuất phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn “có phẩm chất phù hợp và được quý trọng” vốn là những phó tế vĩnh viễn trong các cộng đồng của khu vực rộng lớn này.

ĐTC Phanxicô rời phiên họp cuối cùng của Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon tại Vatican hôm 26 tháng 10 năm 2019. (Ảnh: CNS / Paul Haring)
Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Pan- Amazon đã kết thúc mọi công việc vào chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng 10, bằng cách phê duyệt tất cả 120 đoạn trong tài liệu chung kết của Thượng Hội đồng (chỉ có bản tiếng Tây Ban Nha) với số phiếu chiếm đa số hai phần ba cần thiết, bao gồm cả một đề xuất phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn “có phẩm chất phù hợp và được quý trọng” vốn là những phó tế vĩnh viễn trong các cộng đồng của khu vực rộng lớn này.
Trong khi đề xuất sau đó thu hút được nhiều sự chú ý của giới truyền thông và có nhiều phiếu chống nhất (128-41), điều quan trọng nhất xuất hiện từ Thượng Hội đồng đó chính là sự cam kết dứt khoát của Giáo hội ở chín quốc gia thuộc khu vực Amazon nhằm tìm kiếm những đường hướng mới trong việc rao giảng Tin Mừng và thúc đẩy công lý cũng như thể hiện tinh thần liên đới với 34 triệu dân của trong khu vực, bao gồm khoảng 2,5 triệu người bản địa bị cô lập tự nguyện, bảo vệ quyền sống, đất đai và văn hóa của họ, và đồng thời chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực và bóc lột mà họ là đối tượng.
Đồng thời, nó cam kết Giáo hội trong khu vực để nỗ lực làm việc để bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, vốn thường được mô tả là một trong những lá phổi của trái đất và có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với nhân loại. Nó nhấn mạnh những rủi ro lớn đối với toàn thế giới về nạn phá rừng Amazonia và đồng thời báo cáo rằng 17% rừng đã bị phá hủy, một thực tế đe dọa toàn bộ hệ sinh thái. Nhưng tài liệu chugn kết cho biết vẫn có thể cứu vãn các khu rừng nhiệt đới và hệ sinh thái cũng như người dân bản địa, cũng thông qua việc sử dụng các công nghệ và khoa học tiên tiến.
Thượng Hội đồng Giám mục là một cơ quan tư vấn và các đề xuất của nó được coi như là những khuyến nghị đối với Đức Giáo Hoàng. Ngài sẽ quyết định cách tốt nhất để sử dụng chúng. Phát biểu ở phần cuối của Thượng Hội đồng, ĐTC Phanxicô đã đưa ra những chỉ dẫn cho văn bản và các phiếu bầu sẽ được công bố và tuyên bố ý định ban hành một Tông Huấn hậu Thượng Hội đồng dựa trên những kết luận của Thượng Hội đồng trước cuối năm này.
ĐTC Phanxicô ca ngợi các phương tiện truyền thông về công việc báo cáo về Thượng Hội đồng nhưng đồng thời kêu gọi họ không chỉ tập trung vào “các câu hỏi về vấn đề kỷ luật” – đề cập đến việc phong chức Linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn, nhưng đồng thời nhấn mạnh những vấn đề quan trọng hơn và rộng lớn hơn vốn chính là trọng tâm của các thảo luận của Thượng Hội đồng: các chiều kích sinh thái, văn hóa, xã hội và mục vụ của nó.
ĐTC Phanxicô cũng lưu ý trong nhận xét của mình rằng vai trò của phụ nữ trong Giáo hội Amazon đã được đề cao tại Thượng Hội đồng, và đồng thời cho biết rằng “chúng tôi đang lắng nghe” những cuộc thảo luận trong Thượng Hội đồng về chức Phó tế cho phụ nữ.
Tài liệu chung kết cho biết trong “phần lớn” các cuộc tham vấn được thực hiện tại Amazon, “chức Phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ đã được đề nghị”, và đồng thời cho biết thêm rằng chủ đề này rất quan trọng trong suốt quá trình diễn ra Thượng Hội đồng Giám mục. Sau đó, đề cập đến Ủy ban nghiên cứu về chức Phó tế cho phụ nữ mà ĐTC Phanxicô đã thiết lập vào năm 2016, vốn đã “đạt được một phần kết quả dựa trên thực tế về chức Phó tế cho phụ nữ là như thế nào trong các thế kỷ đầu của Giáo hội và ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay”, Tài liệu chung kết thể hiện mong muốn của Thượng Hội đồng trong việc “chia sẻ những kinh nghiệm và suy tư của chúng ta với Ủy ban và đồng thờichờ đợi những kết quả của nó” (103).
Đoạn này đã nhận được sự ủng hộ của 137 Giám mục, trong đó có 30 vị không tán thành.
Trong những lời phát biểu của mình, ĐTC Phanxicô đã nhắn nhủ với các tham dự viên tham gia Thượng Hội đồng Giám mục, “Tôi đã chấp nhận nhiệm vụ khó khăn của anh chị em” nhằm tái lập Ủy ban Giáo hoàng về chức Phó tế cho phụ nữ, “có lẽ với các thành viên mới”, để tiếp tục nghiên cứu về “cách thức chức Phó tế vĩnh viễn hoạt động trong Giáo hội sơ khai”.
“Chúng ta vẫn chưa nhận ra ý nghĩa của phụ nữ đối với Giáo hội. Chúng ta chỉ nghĩ về phương diện chức năng của họ. Nhưng vai trò của người phụ nữ trong Giáo hội vượt xa những gì họ có thể làm”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh.
Trong đề mục về “những đường hướng mới” cho một “sự biến đổi công nghị tính” trong tài liệu chung kết, Thượng Hội đồng cho biết rằng đó quả là “một sự cấp bách” đối với Giáo hội tại Amazon, “nhằm thúc đẩy và trao các thừa tác vụ cho cả đàn ông và phụ nữ theo cách thức công bằng” (95).
Có nhiều đề xuất cụ thể được định sẵn vốn sẽ có tác động lâu dài đối với Giáo hội và các dân tộc trong khu vực. Một trong số đó là đề xuất quan trọng về việc thiết lập “một nghi thức phụng vụ cho các dân tộc bản địa của Amazon” – mặt khác muốn đề cập đến “nghi thức bản địa Amazon”, bên cạnh 23 nghi thức khác nhau vốn đã tồn tại trong Giáo hội Công giáo (116- 119).
Liên quan đến khả năng phong chức Linh mục những người đàn ông đã kết hôn thuộc các cộng Giáo hội tại Amazonia, Thượng Hội đồng lưu ý rằng nhiều cộng đồng này hiếm khi được cử hành Bí tích Thánh Thể, thậm chí suốt một năm hoặc lâu hơn do thiếu linh mục. Thượng Hội đồng đề nghị thiết lập các tiêu chí để “phong chức Linh mục cho những đàn ông trong cộng đồng, những người đã trải qua thời gian thi hành chức vụ Phó tế vĩnh viễn đầy hiệu quả và đã nhận được một sự đào tạo đầy đủ cho chức tư tế, có một gia đình hợp pháp đã được thiết lập hợp pháp và ổn định, nhằm duy trì đời sống của cộng đồng Kitô hữu thông qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của vùng Amazon”. Đồngc thời cũng cho biết thêm rằng, “Về vấn đề này, một số Nghị phụ đã ủng hộ cách tiếp cận mang tính toàn cầu hơn đối với chủ đề này”.
Thượng Hội đồng cũng đề nghị rằng Giáo hội Amazonia phải thiết lập “một Văn phòng Mục vụ và Môi trường xã hội nhằm hỗ trợ cuộc tranh đấu bảo vệ sự sống, thực hiện một sự chẩn đoán đối với vùng lãnh thổ và các xung đột môi trường xã hội tại mỗi Giáo hội địa phương và khu vực, để có thể đảm nhận một vị thế quan trọng, đưa ra quyết định và bảo vệ quyền của những người dễ bị tổn thương nhất… Và đồng thời thiết lập một văn phòng về khu vực Amazonia trong Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican” (85).
Thượng Hội đồng ủng hộ việc thiết lập “các sứ vụ đặc biệt cho việc ‘chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta’ và đồng thời thúc đẩy hệ sinh thái toàn diện ở cấp Giáo xứ và trong mỗi khu vực tài phán thuộc Giáo hội” (82). Thượng Hội đồng kêu gọi nỗ lực mục vụ lớn hơn để hỗ trợ những người di cư trong khu vực, xuyên qua biên giới các quốc gia, với sự chú ý đặc biệt đến việc chống lại nạn buôn người và bạo lực đối với phụ nữ. Thượng Hội đồng thúc giục cuộc đối thoại lớn hơn nhằm xây dựng cầu nối với các cộng đồng Kitô giáo khác và đồng thời khuyến khích cuộc đối thoại liên tôn. Thượng Hội đồng cũng kêu gọi Giáo hội cần phải trở nên gần gũi và đồng hành với những người bản địa trẻ tuổi, đồng thời lưu ý tỷ lệ tự tử cao trong giới trẻ và tỷ lệ những thanh thiếu niên bị hình sự hóa và bị giam giữ ở mức cao.
Tài liệu của Thượng Hội đồng ủng hộ Giáo hội tại Amazon trong việc biến giáo dân trở thành “những nhân tố đặc quyền” trong việc xây dựng một xã hội công bằng và liên đới trong việc “chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta” (93), và đồng thời cho biết rằng, nếu không có các linh mục, Giám mục có thể giao phó việc chăm sóc mục vụ của một cộng đồng cho một giáo dân, “với một nhiệm vụ chính thức thông qua một hành động mang tính nghi lễ” (96). Tài liệu kêu gọi Giáo hội tại Amazon khuyến khích “chức Phó tế vĩnh viễn” như là một vấn đề cấp bách.
Tài liệu đề xuất việc thiết lập “các cấu trúc công nghị tính mang tính khu vực trong Giáo hội Amazon”, vốn mang tính xuyên quốc gia vì nó liên quan đến chín quốc gia (112-113). Nó cũng đề xuất việc thiết lập “một cơ cấu thuộc Hội đồng Giám mục, vốn thúc đẩy công nghị tính giữa các Giáo hội trong khu vực” (115). Tài liệu kêu gọi việc thành lập “một trường đại học Công giáo Amazon” (114) và đồng thời ủng hộ “những đường hướng mới” trong sứ vụ mục vụ tại đô thị (34). Tài liệu kêu gọi Giáo hội trong khu vực cần phải “tránh xa các thế lực thực dân mới bằng cách lắng nghe các dân tộc Amazon và thực hiện một cách minh bạch hoạt động tiên tri của mình” (15). Tài liệu Thượng Hội đồng cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với “các vị anh hùng Tử đạo” của khu vực không chỉ trong quá khứ mà cả ngày nay khi họ nỗ lực làm việc vì “một hệ sinh thái toàn diện” (15).
Tài liệu chung kết dài 33 trang được chia thành năm chương về Amazonia theo các tiêu đề sau: Từ việc Lắng nghe cho đến Sự chuyển đổi toàn diện; Những đường hướng mới của sự chuyển đổi mục vụ; Những đường hướng mới của sự chuyển đổi văn hóa; Những đường hướng mới của sự Hoán cải môi sinh; Những đường hướng mới của chuyển đổi công nghị tính.
Đức Hồng Y Michael Czerny, S.J., trình bày văn bản về Tài liệu chung kết tại cuộc họp báo của Vatican vào ngày 26 tháng 10, đã nhấn mạnh lời kêu gọi đối với bốn “cuộc chuyển đổi” bởi vì, nếu không có những sự chuyển đổi này thì sẽ không có “những đường hướng mới” và sẽ không có “những thay đổi thực sự”.
“Với việc Amazon đang bị thiêu rụi”, Đức Hồng Y Michael Czerny cho biết rằng, “ngày càng có thêm nhiều thừa nhận rằng mọi thứ cần phải được thay đổi. Chúng ta không thể tiếp tục lặp lại những câu trả lời cũ lĩ cho các vấn đề cấp bách và mong muốn có được những kết quả tốt hơn”.
Đề cập đến nhu cầu cấp thiết đối với cuộc hoán cải môi sinh ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và xã hội, Đức Hồng Y Michael Czerny cho biết rằng cuộc khủng hoảng sinh thái sâu sắc đến mức nếu chúng ta không thay đổi, thì “chúng ta sẽ không làm được điều đó”.
Minh Tuệ (theo America)