Chi phí nhập khẩu thực phẩm cho các nước nghèo luôn cao hơn các nước khác. Trong bản báo cáo mới đây của Food Outlook của FAO (Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc) đã tố cáo điều này và xác định rằng các chi phí phát sinh đã tăng gần gấp năm lần kể từ năm 2000 và dự kiến tăng 3% trong năm nay do giá cá, ngũ cốc và hàng hóa.
Nhập khẩu thực phẩm đã tăng 8% trong một năm kể từ năm 2000, nhưng mức tăng này tăng gấp đôi đối với hầu hết các nước nghèo. Chi phí nhập khẩu chiếm 28% tổng doanh thu từ xuất khẩu hàng hóa sang các nước kém phát triển, gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ phần trăm cho các nước phát triển là 10%.
Tác giả của báo cáo, Adam Prakash, nhà kinh tế của FAO, nhấn mạnh rằng “nó cho thấy xu hướng đã xấu đi theo thời gian, công bố thách thức ngày càng tăng, đặc biệt đối với những nước nghèo, những người đang cố gắng đáp ứng nhu cầu thực phẩm tối thiểu, thông qua thị trường quốc tế”.
Do giá lương thực tăng, nhiều người ở các nước đang phát triển ăn ít hơn, mua các sản phẩm rẻ hơn hoặc có chế độ ăn ít đa dạng hơn.
Báo cáo dành một chương nói về sự phát triển thương mại dành cho các loại trái cây nhỏ ở vùng nhiệt đới, chẳng hạn như ổi và vải thiều, 86% sản xuất ở châu Á với giá trị 20 tỷ USD. Những sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở cấp địa phương, và thường đóng góp đáng kể vào thu nhập và nhu cầu dinh dưỡng của các nhà sản xuất nhỏ, nhưng bắt đầu có một sự quan tâm quốc tế cho những đóng góp của nó cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, ổi là loại trái cây có giá trị nhất, cùng với mít, nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt. Cho đến nay, chỉ có khoảng 10% sản phẩm được bán ra nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á, với Thái Lan là một nước xuất khẩu lớn, nhưng việc hổ trợ giá vào thị trường của các nước phát triển cho thấy tiềm năng thương mại lớn cho các nhà xuất khẩu của các nước thu nhập thấp chưa được phát triển. (L’Osservatore Romano 14/07/2018)
Ngọc Yến Radio Vatican