Thu nhập từ thuế Nhà thờ của Giáo hội Đức đạt mức cao mới bất chấp sự sụt giảm thành viên kỷ lục

694238F7-9D75-424F-90D9-ABD7CD6ADF78

Thu nhập mà Giáo hội Đức nhận được từ ‘thuế Nhà thờ’ đã đạt mức cao mới bất chấp mức giảm kỷ lục được ghi nhận gần đây về số lượng thành viên Công giáo.

Các Giám mục thu 6,76 tỷ euro vào năm 2019, tăng từ con số 6,64 tỷ vào năm 2018

Theo số liệu chính thức được công bố vào ngày 20 tháng 7 bởi Hội đồng Giám mục Đức, Giáo hội Đức đã thu được từ khoản thuế 6,76 tỷ euro vào năm 2019.

Con số này tăng 112 triệu euro hoặc tăng 1,8% so với số tiền thu được trong năm 2018, khi Giáo hội thu được 6,64 tỷ euro từ thuế.

Vào đầu tháng 7, Giáo hội Tin Lành tại Đức đã báo cáo về thu nhập mà họ nhận được từ thuế Nhà thờ, và Giáo hội Tin Lành cũng đã thu được số tiền cao kỷ lục vào năm ngoái: 5,95 tỷ euro, tăng 116 triệu euro hay 2,7% so với con số 5,79 tỷ euro nó đã nhận được vào năm 2018.

Tuy nhiên, sự phồn thịnh về mặt tài chính đối cả hai Giáo hội dự kiến sẽ không được thực hiện trong năm nay, với cả các quan chức thuộc Giáo hội Công giáo và Tin lành dự báo sự sụt giảm mạnh trong các khoản thu do đại dịch coronavirus.

Nguyên nhân được quy cho các điều kiện thuận lợi trong thị trường lao động Đức vào năm ngoái

Thoạt nhìn, sự gia tăng thu nhập đối với cả hai Giáo hội có vẻ đáng ngạc nhiên, vì vào cuối tháng trước, cả hai Giáo hội đều đã thông báo về sự sụt giảm kỷ lục số lượng các tín hữu tương ứng vào năm ngoái.

Trong trường hợp của Giáo hội Công giáo, có 272.771 người quay lưng lại với đức tin Công giáo vào năm 2019: một sự gia tăng đáng kể đối với con số 216.078 người đã làm như vậy vào năm 2018.

Việc gia nhập và tái gia nhập vào Giáo hội Công giáo cũng đã sụt giảm vào năm ngoái, cũng như các cuộc hôn nhân trong Giáo hội (-10%), Thêm Sức (-7%), Rước lễ lần đầu (-3%) và Rửa tội (-5%), với số lượng các tín hữu Công giáo Đức thường xuyên tham dự các buổi cử hành phụng vụ của Giáo hội cũng chạm mức thấp mới 9,1% trong năm 2019, so với 9,3% vào năm 2018.

Kế đến, phải giải thích thế nào đối với sự gia tăng thu nhập từ thuế Nhà thờ? Các chuyên gia đang quy cho các điều kiện tích cực trong thị trường lao động Đức vào năm 2019, với mức tăng tương ứng về tiền lương và thuế thu nhập.

Tùy thuộc vào tiểu bang mà họ sống, các tín hữu Công giáo Đức, Tin lành, Do Thái và các tín đồ khác, những người là thành viên của các cộng đồng tôn giáo được Nhà nước công nhận, trả từ 8 đến 9% thuế thu nhập của họ để tài trợ cho tổ chức tôn giáo của họ. Hệ thống ‘thuế Nhà thờ’ được giới thiệu theo hình thức hiện tại vào năm 1919 như một cách thức nhằm đảm bảo sự độc lập về mặt tài chính các Nhà thờ với Nhà nước.

Đổi lại việc đóng thuế, các tín hữu được quyền tiếp cận với các Bí tích và được chôn cất theo nghi thức tôn giáo. Những lợi ích đó bị hủy bỏ – cùng với nghĩa vụ nộp thuế mang tính tôn giáo – nếu một cá nhân chọn việc từ bỏ đức tin trong một tuyên bố chính thức bằng văn bản.

Sự sụt giảm số lượng thành viên vào năm ngoái đã chứng kiến tổng dân số Công giáo ở Đức giảm từ 23 triệu vào năm 2018 xuống còn 22,6 triệu người vào năm 2019, trong khi dân số Tin Lành giảm từ 21,14 triệu vào năm 2018 xuống còn 20,7 triệu vào năm 2019.

Trong số 43,3 triệu tín hữu Công giáo và Tin lành tích cực ở Đức, các Giáo hội ước tính rằng chỉ dưới một nửa nộp thuế Giáo hội, với những người không phải trả thuế thu nhập được miễn thuế Giáo hội và, trong trường hợp của Giáo hội Công giáo, khoảng 37% các tín hữu chiếm 97% thu nhập.

Thu nhập thuế của Giáo hội được thu bởi cơ quan thuế Nhà nước, nơi nhận khoảng 3% thu nhập cho dịch vụ đó. Phần còn lại của số tiền này sau đó được phân phối cho các Nhà thờ và các Dòng tu khác nhau.

Các công việc xã hội và viện trợ tị nạn nằm trong số các mục ngân sách chính

Xét về những công việc Giáo hội Công giáo Đức đã chi tiền thuế của Giáo hội vào năm ngoái, một tỷ lệ đáng kể được dành cho các công việc xã hội (591,6 triệu euro) và viện trợ tị nạn trong và ngoài nước (116,1 triệu euro).

Nhận xét trong hướng dẫn mà trong đó thống kê về thuế Nhà thờ được công bố hôm 20/7, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, đã thừa nhận, liên quan đến sự sụt giảm số lượng thành viên, rằng “bất chấp các hoạt động xã hội và mục vụ cụ thể của chúng tôi, chúng tôi không còn là động cơ thúc đẩy đối với một số lượng lớn các tín hữu tham gia vào đời sống Giáo hội”.

Tuy nhiên, Đức Cha Bätzing cũng cho biết thêm rằng Giáo hội Đức cam kết trở thành một sự hiện diện mạnh mẽ trong xã hội, và “đặc biệt là với những người sống bên lề xã hội, cũng như với những người bệnh tật và yếu đuối”.

Trong một thông điệp video đi kèm với việc trình bày các số liệu về thuế của Giáo hội, Đức Cha Bätzing cũng nhấn mạnh rằng bất chấp sự sụt giảm số lượng các tín hữu “ở đây, trong Giáo hội Đức, vẫn còn đây đó rất nhiều câu chuyện đầy tốt đẹp để kể về Giáo hội”.

Ít nhất trong tất cả quá trình cải cách của “tiến trình công nghị” (synodal path), mà Đức Cha Bätzing nói là “một hội thảo về tương lai”, đã bị cáo buộc không khác gì “cuộc cải đổi và đổi mới của Giáo hội”.

Minh Tuệ (theo Novena)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết