Tình trạng ngập lụt là một vấn đề phổ biến ở Charleston, Nam Carolina.
Vào năm 2019, thành phố ven biển Đại Tây Dương đã trải qua 89 ngày ngập lụt, hoặc cứ 5 ngày thì có gần 1 ngày trong năm đó. Con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó là 58 ngày, được thiết lập vào năm 2015, và thể hiện một sự thay đổi đáng kể so với hơn nửa thế kỷ trước, khi vào năm 1950, các trận lũ lụt xảy ra khoảng 2 lần một năm, theo một nghiên cứu gần đây của trung tâm khoa học đại dương ven biển thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia.
Ở một khía cạnh nào đó, không có gì ngạc nhiên khi Charleston thường xuyên xảy ra lũ lụt – nó nằm ở độ cao chỉ vài feet so với mực nước biển, bên cạnh đại dương và được bao quanh bởi các con sông và các phụ lưu. Điều đó làm cho nó đặc biệt dễ bị triều cường do mưa lớn và bão ven biển, mặc dù lũ lụt cũng có thể xảy ra vào cả những ngày nắng. Các hiểm họa ngày càng trầm trọng hơn do vấn đề biến đổi khí hậu, gây ra nhiều cơn bão dữ dội hơn và cũng đang làm cho mực nước biển dâng cao.
Nhưng điều đó chỉ giải thích phần nào sự gia tăng các trận lũ lụt ở Charleston, những người liên quan đến các bộ tư pháp cho biết tại một hội thảo trực tuyến về Thông điệp “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxicô, về việc Chăm sóc Ngôi nhà Chung của chúng ta. ” Họ đề cập đến sự phát triển vốn đã thay thế các vùng đầm lầy quan trọng bằng các khu đất ven sông ở một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của đất nước.
“Nếu bạn xây dựng trên đầm lầy muối đó, bạn đang lấy đi vùng đệm đó khỏi mực nước biển dâng, vùng đệm khỏi các trận lũ lụt, bão tố cũng như chỉ là vùng đệm nói chung”, Lee Ann Clements, một nhà khoa học về hải dương học và là Chủ tịch Ủy ban về Hệ sinh thái toàn diện của Giáo phận St. Augustine, Florida cho biết.
“Mọi người rất dễ thấy môi trường ven biển, tài sản ven sông, như điều họ muốn, như mong muốn. Nhưng gây hại cho toàn bộ môi trường và gây hại cho cộng đồng”, bà Lee cho biết.
Lũ lụt cũng đã làm gia tăng khoảng cách về chủng tộc và kinh tế của thành phố phía nam. Các cộng đồng người da đen và nghèo khó nằm ở những khu vực dễ bị lũ lụt nhất, nhưng họ ít có khả năng nhận được sự hỗ trợ nhất, Marina Lopez, một thành viên của Bộ Tư pháp Khu vực Charleston, người đã làm việc với các cộng đồng người Latinh ở Lowcountry, cho biết.
“Chúng tôi không bao giờ có đủ kinh phí cho những khu dân cư nghèo và những việc cần phải làm ở những nơi đó. Nhưng chúng tôi đang thảo luận mà không quan tâm đến số tiền mà chúng tôi sẽ chi để cứu những khu dân cư khá giả hơn”, bà Lopez nói.
Tình hình ở Charleston là một trong những thách thức về môi trường được xác định trong hội thảo Laudato Si’ vào ngày 17 tháng 8. Sự kiện này được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu và Hành động Trực tiếp, hoặc Trung tâm DART, và được đồng tài trợ bởi 5 Giáo phận Công giáo, Allegany Franciscan Ministries, và Chiến dịch Công giáo vì sự Phát triển Con người (CCHD) của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Hội thảo có sự góp mặt của Sơ Ilia Delio thuộc Dòng Phanxicô và Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski Địa phận Miami, mỗi người đều phản ánh về thông điệp của Đức Thánh Cha và cách thức người Công giáo và những người khác có thể phản ứng với thông điệp này.
Vào tháng 7 năm 2020, Chiến dịch Công giáo vì sự Phát triển Con người đã trao một khoản tài trợ 500.000 đô la cho Trung tâm DART, bao gồm 28 tổ chức ở Đông Nam và Trung Tây, để đưa các nguyên tắc của Thông điệp Laudato Si’ vào hành động ở các cộng đồng Đông Nam đang đối mặt với những hiểm họa từ vấn đề biến đổi khí hậu. 17 nhóm trực thuộc DART đang hình thành các nhóm chăm sóc công trình sáng tạo như một phần của sáng kiến, với mục tiêu xác định các tác động về khí hậu trong từng cộng đồng và động viên các tổ chức tín ngưỡng vận động các chính sách địa phương để giải quyết chúng một cách công bằng và bình đẳng.
Hội thảo Laudato Si’ là sự khởi đầu của một loạt các phiên lắng nghe được lên kế hoạch cho những tháng tới nhằm thu hút tới 1.000 người tại mỗi địa điểm trong số 17 địa điểm để tiếp tục thảo luận về các tác động của vấn đề biến đổi khí hậu tại địa phương và các giải pháp nhằm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.
Josette Josue, một giáo dân của Nhà thờ Công giáo Thánh Giacôbê ở Bắc Miami, đã mô tả giá trị bất động sản và giá thuê tăng vọt như thế nào trong khu Little Haiti – nằm gần trung tâm thành phố và do đó xa bờ biển và mực nước biển dâng cao – và buộc mọi người từ bỏ một khu phố nơi họ đã sống trong nhiều thập kỷ.
“Cư dân Haiti đang chuyển ra ngoài trong khi các cộng đồng giàu có đang chuyển đến đây”, bà Josue nói.
Đức Tổng Giám mục Wenski cho biết rằng đối với những cư dân Florida lo ngại về việc nước biển dâng cao, “tin tức chẳng mấy tốt đẹp” trong báo cáo gần đây về tình trạng khí hậu toàn cầu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Đức Tổng Giám mục Wenski cho biết rằng thông điệp cốt lõi từ Đức Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si’ đó là giải quyết những thách thức về môi trường mà hành tinh đang phải đối mặt bắt đầu bằng việc khôi phục các mối tương quan đã rạn nứt với Thiên Chúa, với những người lân cận và với chính Trái đất.
“Tất cả chúng ta đều có sự kết nối với nhau, và nếu chúng ta giải quyết được những vấn đề đang bủa vây chúng ta, chúng ta phải thừa nhận điều đó”, Đức Tổng Giám mục Wenski nói.
Nữ tu Delio, Chủ tịch Josephine C. Connelly Endowed về Thần học tại Đại học Villanova, cho biết một phần của vấn đề là nhân loại đã trở nên mất kết nối với trái đất.
“Chúng ta đã xây dựng một thế giới rất phức tạp cho riêng mình với tốc độ rất nhanh. Và vì vậy chúng ta đã không học được cách thực sự sống trong thế giới này một cách thỏa đáng”, Nữ tu Delio nói.
Điều đó đã dẫn đến não trạng ích kỷ, đặc biệt rõ ràng trong đại dịch coronavirus, là “hãy lo cho tôi trước, để tôi lo cho bản thân mình trước, và nếu tôi còn lại bất cứ thứ gì, may ra tôi có thể giúp bạn”, Nữ tu Delio cho biết thêm. “Và đó quả là một vấn đề sâu sắc đối với chúng ta. Chúng ta không có cảm giác thực sự rằng chúng ta thực sự thuộc về nhau, và chúng ta thuộc về nhau trên Trái đất này”.
Nữ tu Delio cho biết rằng việc giải quyết các vấn đề của vấn đề biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường bắt đầu bằng việc thay đổi chính chúng ta, và các cộng đồng muốn sống theo tinh thần của Thông điệp Laudato Si’ phải phản ánh ý thức của việc quan tâm lẫn nhau và chia sẻ lẫn nhau, coi Trái đất là một phần của cộng đồng đó chứ không chỉ đơn thuần là một kho tài nguyên.
“Mối bận tâm cuối cùng của con người phải là sự toàn vẹn của vũ trụ mà dựa trên đó con người phụ thuộc vào một vật chất tuyệt đối như vậy”, Nữ tu Delio nói. “Chăm sóc Trái đất nghe có vẻ giống như chúng ta đang chịu trách nhiệm, nhưng thực tế là Trái đất quan tâm đến chúng ta. Và nếu chúng ta tự hủy hoại chính mình, rất có thể cuộc sống sinh học đơn thuần sẽ tiếp tục”.
Minh Tuệ (theo Earth Beat)