Thời điểm để ĐTC Phanxicô xem xét lại thỏa thuận Trung Quốc – Vatican

Vatican cần xem xét lại thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám mục khi Bắc Kinh tiếp tục đàn áp các Kitô hữu và những người Hồi giáo

Những người biểu tình tham gia một cuộc biểu tình ở Brussels, Bỉ, vào ngày 1 tháng 10, kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Đại hội Uyghur Thế giới, Chiến dịch quốc tế hướng về Tây Tạng, Tổ chức các quốc gia và dân tộc chưa được đại diện, Hiệp hội Uyghur Bỉ và Cộng đồng Tây Tạng ở Bỉ (Ảnh: AFP)

Những người biểu tình tham gia một cuộc biểu tình ở Brussels, Bỉ, vào ngày 1 tháng 10, kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Đại hội Uyghur Thế giới, Chiến dịch quốc tế hướng về Tây Tạng, Tổ chức các quốc gia và dân tộc chưa được đại diện, Hiệp hội Uyghur Bỉ và Cộng đồng Tây Tạng ở Bỉ (Ảnh: AFP)

Cứ mỗi tuần lễ trôi qua, lại có thêm một câu chuyện mới về sự đàn áp ngày càng gia tăng của nhà nước Trung Quốc đối với các tín hữu Công giáo Trung Quốc  – cũng như các tín đồ Tin lành và Hồi giáo – khi chính sách “Hán hóa” tôn giáo, của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tiếp tục không ngừng thực hiện.

Việc này đang ngày càng trở nên rắc rối đối với Vatican và cũng sẽ là một vấn đề rủi ro rõ ràng, mà ai cũng nhận thức được trong chuyến Tông du sắp tới của ĐTC Phanxicô đến Thái Lan và Nhật Bản. Người Công giáo trên khắp khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan, sẽ háo hức mong chờ Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề này trong chuyến viếng thăm.

Đáng chú ý là:  ĐTC Phanxicô sẽ không bị đặt vấn đề trên chuyến chuyên cơ dành riêng cho Giáo Hoàng, nhưng những sự kiện xảy ra trước đây cho chúng ta đoán biết là Ngài sẽ có câu trả lời. Thật thú vị và hấp dẫn: khi chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản lại bắt đầu sau gần 14 tháng  kể từ khi Vatican và Trung Quốc ký kết 1 thỏa thuận mang tính lịch sử nhưng gây tranh cãi,  về việc bổ nhiệm các Giám mục.

Thỏa thuận này đã được thực hiện trong nhiều năm. Thoạt đầu, Vatican chắc chắn đã phải nhượng bộ nhiều hơn tại bàn đàm phán so với Trung Quốc: ĐTC Phanxicô đã giải vạ tuyệt thông cho bảy vị Giám mục bị rút phép thông công (và một vị giám mục đã qua đời). Họ là những người được đề bạt bởi Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CCPA) – hiện được kiểm soát bởi Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – và Hội đồng Giám mục Công giáo Trung Quốc, mà Vatican không công nhận.

Nhưng động thái của Bắc Kinh là phải công nhận khoảng 30 vị Giám chức do Vatican bổ nhiệm, hiện đang làm việc trong Giáo Hội được gọi tên là “Giáo Hội hầm trú”, vốn hoạt động một cách không chính thức và nằm ngoài sự kiểm soát của CCPA, lại bị chậm lại. Bắc Kinh chỉ công nhận hai trong số các vị Giám chức này. Tại thời điểm của thỏa thuận, nhiều người tin rằng đây chính là sự khởi đầu của một quá trình rằng: sẽ chứng kiến việc có thêm nhiều tên gọi của những vị Giám chức được thêm vào danh sách của Bắc Kinh. Thế nhưng, mọi thứ một lần nữa lại tiếp tục rơi vào im lặng.

Những gì chúng ta biết được  là các nhà đàm phán của Vatican đã rất nỗ lực để làm sáng tỏ các chi tiết hiện vẫn còn được giữ bí mật, bao gồm cả việc kết hợp các Giáo phận được Vatican phê chuẩn và các Giáo phận có sự đồng thuận của Bắc Kinh. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến các giám mục. Các giáo phận được Vatican phê chuẩn có từ những năm 1940 trước khi cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến. Việc nói rằng Trung Quốc đã thay đổi kể từ đó là một cách nói nhẹ đi, với sự thay đổi về mặt nhân khẩu học to lớn liên quan đến hàng trăm triệu người. Sẽ thật đơn giản khi Vatican kết hợp các Giáo phận này với các Giáo phận của Bắc Kinh.

Nhưng khi những vấn đề khác chẳng hạn như ranh giới các Giáo phận và các cuộc bổ nhiệm giám mục tương đối dễ đàm phán, thì vấn đề lớn hơn lại là sự chia rẽ liên tục giữa các cộng đồng chính thức và hầm trú. Trong khi ĐTC Phanxicô khuyến khích việc kết hợp các Giáo phận, Ngài cũng đã cho phép các linh mục và giám mục đưa ra quyết định về việc có nên tham gia CCPA như một lựa chọn theo lương tâm của mình hay không.

Báo cáo của ấn phẩm CCPA và những báo cáo khác cho thấy rõ rằng nhiều người cộng đồng hầm trú vẫn sẽ tiếp tục giữ nguyên như vậy và lợi ích chính mà Bắc Kinh hy vọng đạt được với thỏa thuận này hiện vẫn nằm ngoài tầm tay.

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, Bắc Kinh và nhà cầm quyền thuộc các tỉnh thành khác nhau ở Trung Quốc, đặc biệt Hà Bắc, tỉnh lỵ bao quanh Bắc Kinh và là tỉnh có số tín đồ Kitô giáo đông nhất Trung Quốc, đã tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch Hán hóa – một tiến trình đồng nghĩa với việc lay chuyển lòng trung thành của các tín hữu để chỉ tập trung vào Bắc Kinh.

Đó chính là một sự quốc hữu hóa tôn giáo hiệu quả nhưng nó không phải là điều chưa từng xảy ra trước đây. Chẳng hạn, trong Anh Giáo, chế độ quân chủ trị vì, hiện tại là Nữ hoàng Elizabeth II, là người đứng đầu Giáo hội.

Hình ảnh cựu độc tài Mao Trạch Đông và nhà lãnh đạo độc đoán hiện tại của Trung Quốc Tập Cận Bình, buộc phải được đặt trong các nhà thờ và Quốc kỳ của Trung Quốc phải được treo bên ngoài. Đối với người Công giáo thuộc cộng đồng hầm trú và tín đồ của các tôn giáo khác, việc làm trên là lý do khiến họ chọn tiếp tục trung thành với các nhà thờ thuộc cộng đồng không chính thức. Sự kiện này cho thấy có một sự tách biệt rõ ràng về đời sống tinh thần của họ với nhà nước. Điều này sẽ gây ra sự kinh ngạc đáng kể bên trong Vatican.

Trọng tâm của công cuộc truyền giáo

Bắc Kinh cũng đang sử dụng các công cụ kiểm soát của chính phủ, đặc biệt là luật về tài sản và luật cấm trẻ vị thành niên tham gia vào các buổi phụng vụ tại các nhà thờ, các khóa học hè và các hoạt động khác.

Việc làm này như một phát đạn nhắm vào chính trung tâm điểm của việc truyền giáo, làm phá vỡ nguồn cung trong tương lai về các tín hữu và các nhà lãnh đạo Giáo hội. Nếu Vatican bận tâm đến hình ảnh của những kẻ độc tài đang tô điểm cho các bức tường nhà thờ, thì mối đe dọa được gây ra bởi các lệnh cấm đối với trẻ vị thành niên cũng nên được áp dụng đối với những người lang thang ở những hành lang tại Rôma. Hàng loạt quy định đã được ban hành, thường được dự định đặc biệt để đưa các Giáo xứ nghèo ở các khu vực nông thôn vào cuộc xung đột với pháp luật bởi nhiều quy định áp đặt của họ.

Một số linh mục được cho là đã bị cầm tù. Chính quyền Trung Quốc tiếp tục việc thường xuyên giam giữ các linh mục bị Bắc Kinh cho là  có vấn đề, hoặc ngăn cản các Linh Mục tham gia vào các sự kiện tôn giáo. Việc bán Kinh Thánh và các tài liệu Kitô giáo khác trên mạng đã bị cấm.

Bắc Kinh đã hy vọng thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục sẽ mang lại cho họ quyền kiểm soát lớn hơn đối với 10-12 triệu người Công giáo Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Vatican. Con số chính xác của những người thuộc về các cộng đồng chính thức và hầm trú rất khó xác định, nhưng có một sự đồng thuận phỏng chừng,  là con số này gần như đã bị chia tách một nửa.

Với sự kiểm soát như vậy, Bắc Kinh hy vọng sẽ dẫn đến sự công nhận về mặt ngoại giao từ Tòa Thánh, quốc gia châu Âu duy nhất vẫn công nhận Đài Bắc. Việc kết hợp các sự kiện đã khiến Hồng Kông chống lại những kẻ kiểm soát độc đoán của nó ở Bắc Kinh đồng nghĩa với một lời cảnh báo mạnh mẽ cho Đài Loan rằng: Tập Cận Bình đang hướng đến điều đó. Rốt cuộc, sự thống nhất của nó với đại lục vẫn là mong muốn lớn nhất của Đảng Cộng sản. Thật khó để nhận thấy việc Vatican chuẩn bị chịu sự khinh miệt quốc tế khi từ bỏ đàn chiên của mình tại Đài Loan và bằng mọi cách hỗ trợ trong tiến trình này.

Cuối cùng, có một nỗi kinh hoàng khôn xiết kể, về cách thức mà Bắc Kinh đối xử với những người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương. Ước tính khoảng 2 triệu người đã bị vây bắt và bị buộc đưa vào các trại tập trung, nhằm  khiến họ phải từ bỏ tôn giáo của mình. Một báo cáo gần đây đã xác minh rằng 150 người đã chết trong các trại tập trung. Con số thực sự chắc chắn phải nhiều hơn, chưa kể các báo cáo đáng tin cậy về các vụ tra tấn và hãm hiếp có hệ thống.

Điều này  khiến Tập Cận Bình bị liệt vào và được coi đồng hạng với những kẻ giết người hàng loạt như  Adolf Hitler và Joseph Stalin. Giờ đây, không ngoài khả năng rằng: sự đối xử tương tự như thế cũng sẽ có thể được áp dụng đối với các Kitô hữu –  những người không phù hợp với các sắc lệnh của nhà nước.

Với bằng chứng này, ĐTC Phanxicô và Đức Hồng y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh –  kiến trúc sư của thỏa thuận Bắc Kinh, cần phải nghiêm túc tự vấn rằng: liệu mối liên hệ của Vatican với Trung Quốc, theo lương tâm Kitô giáo, có thể được đưa ra thêm nữa không.

Với sự tin tưởng đầy hy vọng, chúng ta chỉ còn một tuần lễ nữa để có được cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về suy nghĩ của họ.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết