Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc sẽ được gia hạn hay sẽ hướng tới một thỏa thuận mới?

Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu giám mục Hồng Kông, phát biểu trong cuộc họp báo ở Hồng Kông vào ngày 26 tháng 9 năm 2018. Ông là một trong những người chỉ trích hiệp định lịch sử của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám mục (Ảnh: AFP)

Đức Hồng Y Joseph Zen, nguyên Giám mục Hồng Kông, phát biểu trong cuộc họp báo ở Hồng Kông vào ngày 26 tháng 9 năm 2018. Ngài là một trong những người chỉ trích thỏa thuận mang tính lịch sử của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám mục (Ảnh: AFP)

Các quan chức của Vatican và Trung Quốc do Cộng sản cai trị chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc thỏa thuận hai năm mà họ đã ký kết vào tháng 9 năm 2018 về việc bổ nhiệm các Giám mục tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức Vatican và Trung Quốc đã không gặp nhau kể từ tháng 11 năm ngoái.

Điều này làm cho cuộc họp theo kế hoạch của họ ở Roma vào cuối tháng này có tầm quan trọng đặc biệt. Bất chấp sự chậm trễ thâm căn cố đế do đại dịch Covid-19 gây ra, một cuộc họp được mong đợi. Liệu họ có thể đồng ý về việc gia hạn thỏa thuận ban đầu, hoặc họ sẽ nỗ lực làm việc hướng tới một thỏa thuận mới, đã bị trì hoãn quá thời hạn tháng Chín?

Không thể phủ nhận đây là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt.

Đây là mối quan hệ chính thức đầu tiên giữa quốc gia đông dân nhất thế giới và Giáo hội Kitô giáo lớn nhất thế giới, và nhóm tôn giáo duy nhất trên thế giới có địa vị chủ quyền. Nó cũng đánh dấu sự hồi sinh của các mối quan hệ mà Vatican đã cắt đứt với Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông cầm quyền vào năm 1951.

Thỏa thuận này là đỉnh cao công việc của ba vị Giáo hoàng, bắt đầu với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và là phần trọng tâm của lời hứa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về sự tập trung vào châu Á trong Triều đại Giáo hoàng của Ngài.

Biểu tượng của một vị Giáo hoàng Dòng Tên nổi bật trong thỏa thuận này hơn 5 thế kỷ sau khi nhà truyền giáo Dòng Tên nổi tiếng Matteo Ricci trở thành một nhân vật hiện diện thường xuyên tại triều đình Trung Quốc, không thể bị đánh giá thấp.

Nhưng đã có nhiều chỉ trích được ghi chép rõ ràng về thỏa thuận này như là một sự khó chịu.

Điều đặc biệt đó là hai nhà phê bình chính lại là các vị Hồng y người Châu Á – Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ke-kiun), nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông, và vị Hồng y ngày càng trở nên thẳng thắn, Đức TGM Charles Maung Bo, chiếc mũ đỏ đầu tiên của Myanmar và là đương kim Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu.

Cả hai đã bày tỏ sự thù ghét đến thấu xương đối với ĐCSTQ – quan trọng là các nhà chức trách cầm quyền chứ không phải người dân Trung Quốc.

Người ta phải nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà Đức Hồng y Bo đã ủng hộ mạnh mẽ Đức Hồng y Zen, một vị Giám chức Dòng Salêdiêng, trong những tháng gần đây.

Một lần nữa vào tuần trước, Đức Hồng y Bo đã bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Hồng Kông sau khi Bắc Kinh áp đặt Luật An ninh Quốc gia mới nghiêm ngặt được công bố và thực hiện trong vòng sáu tuần lễ.

Thay vì xem hai vị Giám chức như là những người ngoài cuộc – và có rất nhiều nhà phê bình phi châu Á bảo thủ khác đối với thỏa thuận trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội – Đức Giáo hoàng Phanxicô cho phép tiếng nói của họ được lắng nghe, và đó là một chiến lược thông minh ở nhiều cấp độ.

Thật vậy, một vị Giáo hoàng độc đoán hơn và kém quả quyết hơn có thể đã quyết định dập tắt những tiếng nói chỉ trích nội bộ đối với một thỏa thuận đã thu hút sự chú ý của Vatican hơn hàng trăm sáng kiến ngoại giao chồng chất khác.

Tuy nhiên, bằng cách cho phép các nhà phê bình lên tiếng, Đức Phanxicô cung cấp cho Trung Quốc một bài học dựa trên dụng cụ trực quan về tự do ngôn luận và thực tế là những người ở gần đỉnh của một tổ chức hoặc quốc gia (cả Vatican) đều có thể có những khác biệt cần được tôn trọng trong khi vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự nghiệp chung của họ.

Đức Hồng y Zen, Đức Hồng y Bo và các nhà bất đồng chính kiến khác cũng có thể lên tiếng cho mọi người khi Đức Phanxicô – người ta chỉ có thể tưởng tượng sự thất vọng ê chề của Ngài – không thể trong khi thực hiện các cuộc đàm phán nhạy cảm với một chính phủ hoang tưởng và độc đoán.

Những người này bao gồm người dân Hồng Kông, những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở khu tự trị Tân Cương – những người đã bị tống giam với số lượng gây sốc (1 triệu người hoặc nhiều hơn theo Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức khác) – và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, các Kitô hữu và những người khác, những người bị đàn áp bởi cuộc công kích ồ ạt của Bắc Kinh nhắm vào các chương trình tôn giáo dưới chế độ cầm quyền của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong khi chiến dịch đàn áp đa diện có tính hệ thống của Bắc Kinh chắc chắn sẽ khiến Roma lo lắng, điều đó hầu như không có gì là mới mẻ.

Điều đáng lo lắng hơn là, bất chấp việc nuốt lời hứa đối với vấn đề này hay các vấn đề khác, Bắc Kinh hầu như không thể hiện bất kỳ sự thiếu sót nào trong việc thực hiện một phần của thỏa thuận ngầm giữa hai bên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đồng ý giải vạ tuyệt thông cho bảy Giám mục còn sống và một Giám mục đã qua đời, những người đã được bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận bắt buộc của Đức Giáo hoàng.

Tuy nhiên, kể từ tháng 9 năm 2018, chỉ có năm Giám mục thuộc cộng đồng hầm trú được ĐCSTQ đưa vào điều hành Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, vốn đã được thúc đẩy sự công nhận trên thực tế bởi thỏa thuận này.

Có lẽ, tài liệu thỏa thuận nêu rõ sự liên đới, nhưng chúng ta không biết nội dung cụ thể, vì các chi tiết của thỏa thuận hiện vẫn còn trong vòng bí mật.

Và hầu hết, nếu không phải tất cả, sự hợp nhất đó về các vị Giám chức đã được thảo luận trước thỏa thuận năm 2018.

Dù thế nào đi chăng nữa, ít nhất 21 Giám mục thuộc cộng đồng hầm trú vẫn tiếp tục ở bên ngoài Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Đồng thời, có ít nhất hai vị Giám mục hiện đang bị cầm tù, và Đức Giám mục Thaddeus Ma Daqin Địa phận Thượng Hải hiện vẫn còn đang trong tình trạng bị quản thúc tại gia.

Bên cạnh đó, chỉ có những hoạt động ảm đạm nơi các linh mục hầm trú tham gia Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc. Đó là các giáo sĩ, chứ không phải những người Công giáo bình thường, tham gia tổ chức này.

Chướng ngại lớn nhất ở đây có lẽ là sự cần thiết phải được Bắc Kinh chấp thuận bằng văn bản đối với các Linh mục tham gia Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc cũng như “cam kết trung thành và vâng phục sự lãnh đạo của đảng”, theo tờ South China Morning Post.

Bắc Kinh cũng có thể bổ nhiệm vài Giám mục vào những thời điểm quan trọng – gần kỷ niệm một năm ký kết thỏa thuận vào năm ngoái, gần việc áp đặt các biện pháp hạn chế cứng rắn mới đối với tôn giáo vào tháng 1, và chỉ tháng trước trong trận khẩu chiến về ngoại giao quốc tế liên quan đến luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.

Nhưng thậm chí ngay cả điều này cũng không đủ để ngăn chặn cảm giác rằng quá trình hai tháng sẽ được nhiều người xem như là một sự vội vàng.

 Sẽ tốt hơn, theo quan điểm của Vatican, khi gia hạn thỏa thuận tạm thời hai năm trong vài tháng, ít nhất là đến cuối năm, trong khi các cuộc đàm phán thích hợp được tổ chức cho một thỏa thuận quan trọng và gây tranh cãi như vậy.

Michael Sainsbury

 ** Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm biên tập chính thức của UCA News.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết