The Vietnam War - Sự thất bại của con người

“Nếu muốn có hoà bình, hãy chuẩn bị chiến tranh” hay “Nếu muốn tránh chiến tranh, hãy kiến tạo hoà bình”?

chiến tranh                              Gần nửa thế kỷ mẹ mới biết con là liệt sĩ (Ảnh: Tuổi Trẻ online)[/caption]

Chiến tranh Việt Nam hay The Vietnam War là một bộ phim tài liệu 10 tập, dài 18 tiếng, của hai đạo diễn người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick. Bộ phim được nhà sản xuất xếp vào loại phim tài liệu, vì gồm một số đoạn phim tư liệu, các cuộc phỏng vấn một số nhân vật liên quan đến cuộc chiến (theo cách chọn lựa của Ken Burns và Lynn Novick). Phim được công chiếu chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên đài PBS (Mỹ).

Bộ phim một lần nữa khơi gợi, nhắc nhớ người dân Việt Nam về chiến tranh, về khát khao hoà bình, về cái được, cái mất trong chiến tranh, sau chiến tranh. Lướt qua các ý kiến, đánh giá bộ phim trên mạng facebook, chúng ta thấy có những luồng ý kiến, đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào xuất thân của người viết; đó là ý kiến của người miền Nam lớn tuổi, sống ở miền Nam trước 75 hay đó là ý kiến của người trẻ miền Bắc sinh sau 75; đó là ý kiến của người miền Bắc sinh trước 75 và có trải nghiệm chiến tranh hay người chưa từng trải qua, nhưng bị định hướng về cuộc chiến tranh này. Trong đó, đặc biệt có một luồng ý kiến: ngại ngần và rồi từ chối sự nhắc nhớ này. Vì sao vậy? Chúng ta lướt qua ý kiến của vài người trên mạng facebook:

Anh Pham: “Mình cũng thấy ngại xem phim này. Trí thức thiên tả Mỹ dường như coi phim này như phim cúng cụ phong trào phản chiến. Giờ dường như mình hiểu xưa họ phản chiến không nhất thiết vì họ yêu người Việt mình mà vì họ ghét nhau. Giờ họ hết ghét nhau, chỉ còn trí thức cánh tả cố nói lời cuối. Chỉ có người Việt mình là mãi vẫn còn ghét nhau”.

Sau 40 năm kết thúc cuộc chiến mà: Chỉ có người Việt mình là mãi vẫn còn ghét nhau!

Luy Dang – “[…] Vâng, trong chiến tranh không chỉ có một sự thật duy nhất. Đối với người Việt cuộc chiến đó không phải là một vết xước ngoài da, cũng không là một vết thương theo năm tháng sẽ lành, mà là một vết chém sâu thẩm tận trái tim mà lâu thật lâu về sau nữa chưa chắc đã liền da.

Gia đình tôi đã chịu mất mát thật nhiều về cả 2 phía. Mẹ tôi đã đau khổ triền miên khi nhìn những đúa con của mình đi vê 2 ngã. bà luôn sợ rằng chính chúng sẽ tự tay giết nhau bằng những viên đạn nóng hổi có thật, và ngay cả chính tôi cũng đã thật hoảng sợ về điều này. Súng đạn không nhìn rõ mặt ai và chúng tôi thì bất lực không thể thoát ra khỏi cuộc chiến tương tàn thảm khốc đó.

Quý vị cũng biết đó, cuộc chiến đó đã đi qua hơn 40 năm rồi. Nhưng cho đến hôm nay, anh vẫn nói anh đúng, tôi vẫn bảo tôi không hề sai. và chúng ta có lẽ cũng sẽ sẳn sàng xông vào nhau lần nữa, nếu có điều kiện. Người Mỹ nhìn theo kiểu Mỹ, anh bộ đội nhìn theo lý giải của anh bộ đội, người lính miền nam nhìn theo cảm nhận của người miền nam, nhưng còn nhân dân, như mẹ tôi chẳng hạn họ nhìn cuộc chiến đó theo cảm nghĩ thế nào? Đau thương này chồng lên đau thương nọ cam chịu theo tháng ngày khó thể nguôi ngoai. nên cứ mỗi lần khơi lại, vết thương đó lại sưng tấy lên nhức buốt và chẳng có thuốc thang nào chữa khỏi.

Với tôi, tôi chỉ hy vọng lâu rồi nó sẽ qua đi, quên đi. Mọi phân tích tranh luận hoàn toàn không dẫn đến một lợi ích nào. chỉ gây lên thêm sự hờn căm rồi choảng nhau thêm lần nữa thì có.

Vâng, tôi sẽ không tranh luận với ai về đề tài này. quên đi càng sớm càng tốt nếu được, …”

Sau hơn 40 năm cuộc chiến trôi qua mà “cho đến hôm nay, anh vẫn nói anh đúng, tôi vẫn bảo tôi không hề sai” hơn thế nữa “chúng ta có lẽ cũng sẽ sẳn sàng xông vào nhau lần nữa, nếu có điều kiện”!

Vậy là, sau khi đất đai thì thống nhất nhưng vết thương do chia rẽ, oán giận, đau khổ trong lòng hình như vẫn mưng mủ như chưa hề bắt đầu được chữa trị.

Nhân dịp xuất hiện sự nhắc nhớ từ The Vietnam War, chúng ta nhận ra có quá nhiều người, nhiều thế hệ nhìn vào cuộc chiến và nhân danh sự thật để tìm ra điều đúng sai trong từng chi tiết. Có lẽ cuộc chiến nào rồi cũng thế, cũng có quá nhiều thế hệ, cũng có rất nhiều góc nhìn, cũng có khát khao đi tìm câu trả lời cho chính mình: Vì sao thảm cảnh lại xảy ra? Kết quả, chẳng ai có thể hài lòng và điều ấy chỉ lộ ra một sự thật: Chiến tranh là sự thất bại của con người.

Vậy thì, trong tương lai “Nếu muốn có hoà bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”, hay “Nếu muốn tránh chiến tranh, hãy kiến tạo hoà bình”?

Chuẩn bị chiến tranh là sắp đặt chuẩn bị đối phó với nhau, thì khi mâu thuẫn xảy ra phải chăng bao nhiêu công sức chuẩn bị ấy (nhân sự, vũ khí,…) có rất nhiều khả năng được thúc đẩy đem ra xử dụng, tức là điều được chọn chính là chiến tranh, thay vì kiên trì đối thoại? Hơn thế nữa, chính quá trình chuẩn bị đối phó với nhau không phải đã là chiến tranh cho cả bên chuẩn bị và đối phương sao?

Một đằng đầu tư sức lực con người, đầu tư tiền bạc, tích luỹ vũ khí, sắp đặt kế hoạch chuẩn bị đối phó lẫn nhau, để …mong có hoà bình, một đằng theo hướng ngược lại, dồn sức người, sức của vào việc thăng tiến con người, phát triển xã hội nhân bản đúng nghĩa để kiến tạo hoà bình.  Hướng nào là hướng con người nên tiến bước?

Thuận Kiệt

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết