‘The Keys and the Kingdom’ là tiêu đề của một cuốn sách mới khám phá mối quan hệ đang thay đổi giữa Anh quốc và Tòa Thánh kể từ chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1982.
Viết bởi Catherine Pepinster, cựu biên tập viên của tuần báo Công giáo “The Tablet”, cuốn sách nghiên cứu về việc có bao nhiêu người Công giáo ở Anh đã “được chấp nhận” và về việc họ đang ở trung tâm của đời sống công cộng.
Được nhà xuất bản Bloomsbury xuất bản vào ngày 16 tháng 11, cuốn sách tập trung vào các lĩnh vực mà mối bận tâm chung giữa chính phủ Anh và Toà Thánh, cũng như các vấn đề căng thẳng hiện vẫn còn tồn tại. Trên cơ sở của các cuộc phỏng vấn các vị Hồng y, các vị Tổng Giám mục, các chính trị gia và các đại sứ, cuốn sách đưa ra những hiểu biết mới về mối quan hệ phức tạp này – bao gồm vai trò của Văn phòng Ngoại giao Anh trong Cơ mật viện bầu ra vị Giáo Hoàng đương nhiệm.
Để tìm hiểu thêm mối quan hệ này, Philippa HItchen, cộng tác viên Vatican Radio, đã ngồi xuống với tác giả và bắt đầu bằng cách hỏi về ý tưởng cho cuốn sách của cô ấy xuất phát từ đâu …
Bà Pepinster cho biết ý tưởng của cuốn sách này nảy sinh từ nhiều chuyến viếng thăm khác nhau đến Rome trong thời gian bà làm biên tập viên của tờ “The Tablet”, khi bà bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh.
Bà cho biết rằng bà “nhận thấy cần phải giải thích cho mọi người dân ở Anh về mối quan hệ giữa đất nước họ và Giáo hội Công giáo” vì hầu hết mọi người dân – thậm chí cả người Công giáo – có thể không biết về việc có một đại sứ ở Tòa Thánh.
Cuộc chiến với Argentina trước chuyến Tông du Giáo Hoàng
Mặc dù cuốn sách bao gồm một “lịch sử giản lược” của Giáo hội Công giáo ở Anh kể từ thời Cuộc Cải cách, nó tập trung vào giai đoạn kể từ chuyến viếng thăm nước Anh của Đức Gioan Phaolô II, mà theo bà Pepinster, đã đánh dấu một “cột mốc trong lịch sử mối quan hệ giữa Anh quốc và Triều đại Giáo Hoàng” .
Bà nhớ lại chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng đã bị đe doạ bởi cuộc chiến Falklands giữa Anh và Argentina, nhưng bà cho biết chuyến viếng thăm thành công rực rỡ này đã “mở mắt cho nhiều người dân ở Anh” đối với Giáo hội Công giáo và “biến đổi quan điểm của mọi người về Giáo Hoàng”.
Quan hệ quốc tế và trong nước
Ba thập kỉ rưỡi trôi qua, bà Pepinster cho biết rằng người Anh “dường như có một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Giáo hội Công giáo trên trường quốc tế”, với việc các chính phủ liên tiếp tìm ra nền tảng chung cho tình trạng nghèo đói, vấn đề biến đổi khí hậu hoặc nạn buôn người.
Nhưng “trên mặt trận trong nước nó có thể trở nên tồi tệ hơn”, bà tiếp tục, đồng thời miêu tả “các cuộc tranh luận” giữa các Giám mục và tất cả các đảng chính trị về vấn đề quan trọng của giáo dục, vốn là nền tảng của sứ mạng của Giáo hội kể từ khi nó một lần nữa chính thức trở thành một Giáo hội Công giáo vào thế kỷ thứ 19.
Các vị Hồng Y, Đại sứ và Cơ mật viện bầu Giáo Hoàng
Bà Pepinster cũng nhìn lại những ngày trước cuộc bầu cử của ĐTC Phanxicô, đồng thời nhắc lại rằng “cần phải có thêm sự thảo luận vào năm 2013” hơn là trước cuộc bầu cử của Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Cụ thể, bà đề cập đến quan điểm cho rằng “một số Hồng y bỏ phiếu nhất định đã bị đối xử thờ ơ nhạt nhẽo một cách nào đó” khi các cuộc thảo luận được tổ chức ở các địa điểm khác nhau quanh Rome.
Khi nhiều Hồng y đã bị loại vào năm 2005 đến từ khắp nơi thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc, bà Pepinster nói, một cuộc tiếp đón đã được tổ chức tại Đại sứ quán Anh tại Toà Thánh, đồng chủ tọa bởi Đức cố Hồng y Cormac Murphy-O’Connor, trong thời gian đó ngài đã nói chuyện nồng nhiệt với người bạn của mình, Đức Hồng y Bergoglio, đến từ Buenos Aires. Vì nhiều người trong số những người tham dự đã bỏ phiếu cho Bergoglio trong Cơ mật viện bầu Giáo Hoàng, bà kết luận, “người ta có thể nói rằng một văn phòng nước ngoài đã đóng góp một phần cho cuộc bầu cử này”.
Minh Tuệ chuyển ngữ