Thế giới của chúng ta sẽ như thế nào sau cuộc khủng hoảng coronavirus? Tất cả tùy thuộc vào chúng ta

Một y tá trong phòng cấp cứu vận chuyển một thùng hoa được tặng lên một đoạn đường dẫn đến phòng cấp cứu bên ngoài Trung tâm bệnh viện Elmhurst ở New York, Thứ Bảy, ngày 28 tháng 3 năm 2020. (Ảnh AP / Kathy Willens)

Một y tá trong phòng cấp cứu đang chuyển một thùng hoa được tặng lên một đoạn dốc dẫn đến phòng cấp cứu bên ngoài Trung tâm bệnh viện Elmhurst ở New York, Thứ Bảy, ngày 28 tháng 3 năm 2020. (Ảnh AP / Kathy Willens)

Nhà thơ vĩ đại người Anh John Milton đã bị mù ở tuổi 44 vào năm 1652, nhiều năm trước khi ông xuất bản bài thơ mang tính sử thi của mình, “Thiên đường đã mất” (Paradise Lost). Trong khi vật lộn với việc đột ngột mất thị lực của mình, ông đã viết ra dòng sonnet cuối cùng có vẻ phù hợp nhất với một thế giới trong tình trạng bị cách ly: “Họ cũng phục vụ những người chỉ đứng và chờ đợi” (“On His Blindness”, Sonnet 19).

Trong thời kỳ khủng hoảng như chúng ta ngày nay, có một sự thôi thúc tự nhiên đó là ra ngoài và làm một điều gì đó, bất cứ điều gì, để giúp đỡ người khác. Thay vào đó, chúng ta được yêu cầu ở yên một chỗ và ở yên trong nhà. Đã đến lúc cần phải nhắc nhở bản thân rằng chúng ta vẫn có thể phục vụ người khác khi chúng ta đang đứng và chờ đợi.

Đối mặt với một loại virus nguy hiểm và lén lút vốn có thể vô tình lây truyền giữa chúng ta, nhiệm vụ của chúng ta ngày nay đó là xây dựng hệ thống phòng thủ cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách tạo khoảng cách vật lý với nhau và tránh tiếp xúc tự nhiên mà chúng ta đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta một cách nào đó cảm thấy như bị tấn công từ phía không nhìn thấy.

Nhưng thay vì nguyền rủa sự bất lực bắt buộc mà chúng ta dường như đã phải chịu, có lẽ điều quan trọng là phải hình dung ra những gì mà một thế giới bị trừng phạt và hối hận dày vò có thể trở thành, mà cuối cùng, có thể là sự phản ánh tốt hơn về việc đâu là con người thực sự của chúng ta.

Hướng tới một quốc gia có tâm hơn

Khi chúng ta rút lui trở về nhà, suy ngẫm về cuộc sống bị phá vỡ của chúng ta và nhìn thấy các thành phố và thị trấn chìm ngập trong sự im lặng, chúng ta có thể trở nên tỉnh táo hơn, nhận thức rõ hơn về bản thân, gia đình và những người thân yêu. Chúng ta có thể suy nghĩ về cách chúng ta đã sống và cách chúng ta đối xử với người khác và với thiên nhiên, môi trường mà thậm chí giờ đây dường như dễ thở hơn, bầu trời xanh ngập tràn nếu chúng ta quan tâm nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nếu chúng ta đủ may mắn để có thể tiếp cận với những không gian mở. Việc sống cuộc sống quan tâm hơn trong một thế giới khác với quá khứ dường như là kết quả đáng giá của cuộc khủng hoảng hiện đang nhấn chìm chúng ta.

Khuyến khích những con người biết quan tâm nhiều hơn

Khi chúng ta nhận thấy có thêm một chút thời gian trong tay, nhiều người trong chúng ta có cơ hội tiếp cận với những người khác, không chỉ là bạn bè thân thiết, gia đình và đồng nghiệp mà cả những người mà chúng ta có ý định gọi điện thoại trong nhiều tuần, có thể là nhiều năm trời, và cuối cùng cũng có thể làm được. Chúng ta có thể làm mới các cuộc trò chuyện bị gián đoạn và nhớ lại những khoảnh khắc khi chúng ta có thể quan tâm đến nhau nhiều hơn. Một con người quan tâm hơn trong một thế giới ít điên cuồng hơn dường như là một kết quả khả dĩ khác của sự phong tỏa hay cách ly toàn cầu chưa từng có này.

Xây dựng một tương lai nhiều hy vọng hơn

Khi chúng ta tự thấy mình chẳng biết làm gì tiếp theo, không thể trả lời tất cả các câu hỏi, không chắc chắn về tương lai của chúng ta, chúng ta chuyển sang những nguồn an ủi nội tại của mình, hướng tới việc cầu nguyện và những thực hành tâm linh cổ xưa và mới mẻ, để tìm ra ý nghĩa trong việc mất đi những người bạn, những người thân yêu, thậm chí ngay cả những người xa lạ vốn đã trở thành nạn nhân của căn bệnh hiểm nghèo đột nhiên rơi xuống các gia đình và các cộng đồng của chúng ta như một tên trộm trong đêm.

Tuy nhiên, chúng ta từ chối từ bỏ và ngã quỵ trước nỗi sợ hãi và thay vào đó, chúng ta tin rằng chúng ta có khả năng cùng cộng tác với nhau để cùng nhau vượt qua và xây dựng một tương lai nhiều hy vọng hơn. Là một nhân loại, nhiệm vụ tập thể của chúng ta đó là giữ cho niềm hy vọng sống động, vì lợi ích của các thế hệ mai sau.

Khi cơn ác mộng này cuối cùng cũng chấm dứt, chúng ta sẽ thức dậy với một thế giới hoàn toàn thay đổi. Nó không bao giờ có thể giống như trước kia nữa.

Nhưng những gì thế giới của chúng ta sẽ trở thành sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách chúng ta phản ứng vào lúc này, vào những cách thức chúng ta có thể làm việc cùng nhau mặc dù bị ngăn cách bởi những lớp ngăn cách, phụ thuộc vào cách thức chúng ta có thể mở đôi mắt và trái tim với những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta: gia đình , bạn bè, mọi người, cộng đồng, quốc gia và một thế giới lành mạnh hơn.

Nó sẽ phụ thuộc vào cách thức chúng ta nuôi dưỡng những giá trị thực sự được kể đến trong một thế giới không có những bức tường: sự quảng đại hào phóng, sự tin tưởng lẫn nhau, tình yêu, niềm tin vào tương lai, và Đức tin vào Đấng Toàn Năng, Chúa tể của lịch sử.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết