MỘT THÂN MÌNH
“Thừa tác vụ, hoạt động và sự hiện diện của chúng ta có phù hợp với những gì Thánh Thần đòi hỏi Đấng Sáng Lập Nam và Nữ của chúng ta không? Chúng có thích hợp để thực hiện ngày nay, cùng những mục vụ và công việc đó trong xã hội và Giáo Hội? Chúng ta có cùng niềm khát vọng của giáo dân, chúng ta có gần gũi với họ để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của họ, nhờ đó, thực sự thấu hiểu nhu cầu và giúp đáp ứng cho họ?” (Thư của Giáo hoàng Đức Phanxicô gửi đến tất cả những người sống đời thánh hiến nhân nhân dịp Năm Đời sống Thánh hiến, 2014).
Đây là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay. Chúng vẫn là những lời hỏi mà cách này hay cách khác, Giáo Hội luôn tự hỏi mình khi cảm thấy rằng mình không đáp ứng đầy đủ những gì người nam và người nữ cần trong từng nhu cầu cụ thể, khi cấu trúc của một thời điểm nhất định không còn cho phép chúng ta hoàn thành sứ mạng của mình. Đó là lý do tại sao Giáo Hội từ ban đầu đã ở trong tình trạng tái cấu trúc không ngừng, đã hiểu rằng nhập thể vốn có trong chính bản chất và sứ mạng. Đó là lý do tại sao vào một thời điểm nào đó trong lịch sử, châm ngôn “Ecclesia semper reformanda est” (Giáo Hội phải luôn luôn trong quá trình canh tân) đã được đặt ra. Đó là nhu cầu thường trực và mong muốn không ngừng của Giáo Hội để trung thành với Tin Mừng và với sứ mạng đã nhận lãnh từ Đấng Cứu Thế để đáp ứng tốt hơn những thách thức của từng thời gian và địa điểm cụ thể.
Trong suốt lịch sử, Chúa Thánh Thần đã khơi dậy các đặc sủng trong Giáo Hội để giúp đỡ Giáo Hội đáp ứng những mục vụ khẩn cấp cụ thể, truyền cảm hứng cho những nhà cải cách như thánh Bênêđictô, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa Avila, thánh Phanxicô Assisi, thánh Inhaxiô, thánh Anphongsô, thánh Clêmentê…; họ biết cách đáp ứng nhu cầu thời gian của họ để mà, nếu không đánh mất những thứ thiết yếu, họ biết cách tái xây dựng để tạo ra sự sống, luôn trung thành với Đấng Cứu Thế và Giáo Hội. Nó giống nhau nguyên tắc của aggiornamento được đưa ra bởi Đức Gioan XXIII trong buổi bình minh của Công đồng Vaticanô II.
Nền tảng của Dòng Chúa Cứu Thế là hoa trái sự quảng đại của Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban cho Giáo Hội của Ngài một đặc sủng thừa sai mới ngang qua bàn tay của thánh Anphongsô Maria de Liguori, thời gian này ở miền Nam nước Ý vào đầu thế kỷ 18. Một đặc sủng được tái tạo ở thánh Clêmentê khi nó vượt qua dãy Alps và buộc việc loan báo Tin Mừng phải được thực hiện theo một cách thức mới. Tại sao theo một cách mới? Bởi vì có một thực tế mới yêu cầu “thích nghi có nghĩa là đối với tình huống của những người cụ thể, trong hoàn cảnh và theo khả năng hiểu biết chân lý Kitô giáo của họ” (Hajduk, Spicilegium 2020, I, p.108). Tất cả những điều này nghe có vẻ rất quen thuộc với chúng ta khi chúng ta sử dụng thuật ngữ “tái cấu trúc” ngày nay.
Chúng ta khó có thể tưởng tượng được sự hỗn loạn của thời kỳ mà thánh Clêmentê sống, một thời kỳ được đánh dấu mạnh mẽ bởi thời Khai Sáng, Chủ nghĩa Josephine và xã hội hiện đại của thế kỷ XVIII và XIX. Đây là những năm của Napoléon thống trị châu Âu, những năm được đánh dấu bằng một sự căm ghét, đặc biệt đối với Giáo Hội. Đây là bối cảnh thánh Clêmentê thực hiện sứ mệnh của mình. Bối cảnh này là hầu như luôn luôn thù địch: “Khi mọi thứ dường như đang hưng thịnh ở St. Benno’s trong Warsaw, quân đội của Napoléon đang giải tán nhóm các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mà thánh nhân hình thành. Khi ngài nghĩ rằng ngài đã tìm thấy một nơi ẩn náu ở Thụy Sĩ yên bình, đó là lúc các giáo sĩ và chính phủ tiểu bang đang gặp khó khăn. Khi một một nhóm thanh niên đầy hứa hẹn bắt đầu hình thành xung quanh thánh nhân ở kinh đô, Vienna, cảnh sát đã cho ngài lựa chọn xa xứ hoặc rời khỏi nhà thờ. Khi những khó khăn này được khắc phục, hoàng đế chuẩn bị ký sự chấp thuận tu viện, chính lúc đó cái chết đã cướp đi niềm an ủi khi nhìn thấy sứ mạng của mình thành toàn về mặt vật chất” (Cha Ferrero, Chú giải lịch sử về thánh Clêmentê, 229). Chỉ sau khi thánh nhân qua đời, người ta mới thấy được thành quả sứ mạng của ngài. Và những trái cây này sẽ không bao giờ được thu hoạch nếu ngài không giả định thực tế về thời gian của mình và đã thực hiện các ứng đáp phù hợp (tái cấu trúc). Sau khi trở về từ Rôma để lãnh thừa tác vụ linh mục, thánh nhân không thể chỉ đơn giản là sử dụng các cấu trúc và phương pháp mà ngài đã biết ở đó. Hoàn cảnh buộc ngài phải để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần muốn đưa ngài đi và sử dụng các phương pháp truyền giáo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của giáo dân. Và đó chính xác là những gì ngài đã làm.
Dấu hiệu và hạt giống của sự đổi mới trong thời đại của thánh nhân
Trong thời đại có nhiều thay đổi như thời của chúng ta, Kitô hữu có thể bị cám dỗ để bám vào quá khứ, vào “những gì đã luôn được thực hiện.” Thánh Clêmentê cho chúng ta thấy rằng có thể đổi mới từ bên trong: từ trái tim, từ cộng đoàn, từ Giáo Hội, và từ thế giới. Điều thực sự thú vị về thánh Clêmentê “là nhìn thấy ngài xuất hiện từ một thế giới của quá khứ (ẩn sĩ, Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tiên khởi, nhà thờ nước Áo) để trở thành hiện thân, từng chút một và trong tất cả sự đơn giản, trong thế giới mới của thời Khai Sáng, của các cuộc cách mạng, của chủ nghĩa Lãng mạn và sự Phục hồi, cho đến khi thánh nhân chiếm một trong những vị trí đầu tiên trong sự đổi mới của Kitô giáo ở Trung Âu ”(Cha Ferrero).
Đúng là nhiệm vụ không hề dễ dàng, và tiến trình canh tân này của Hội Dòng và Giáo Hội cần có thời gian. Thánh Clêmentê dạy chúng ta rằng, khi đối mặt với những thăng trầm của mình, đó là tất cả nghi vấn được đặt ra và trang bị cho bản thân sự kiên nhẫn: “Can đảm lên! Chúa hướng dẫn mọi sự,” thánh nhân đã từng nói (R. Decot), trong khi tái tổ chức và đặt tất cả các nguồn lực một cách sáng tạo, để phục vụ sứ mạng. Thánh Clêmentê, xa vời với việc trở thành một vị thánh phục vụ hoặc một người có tài năng đặc biệt, đã trở thành một con người đối diện với những khủng hoảng của thời đại mình, người đã không ngừng gieo hạt giống, ngay cả khi đối mặt với sự vô định khi nhìn thấy thành quả của nó. Thật là thú vị khi chiêm ngắm thế nào là gian khổ việc tông đồ ở Warsaw và Vienna đã lần lượt và mang lại kết quả mà chính ngài đã không ngờ. Đối mặt với những bất trắc và mới lạ, cùng với niềm tin và tình yêu dành cho Giáo Hội, thái độ của Clêmentê khi chấp nhận rủi ro thất bại và sai lầm, lại mở ra con đường sáng ngời khi nó xảy đến. Theo cách này, giống như hạt cải (Mt 13:31), Thánh nhân là một dấu hiệu và một mầm mống của sự đổi mới trong thời đại của ngài.
Hôm qua và hôm nay: hai thời đại, cùng một hằng số
Với Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội đã bước vào một tiến trình hoán cải không chỉ “từ bên trong” mà còn bằng cách hiểu chính nó như một Giáo Hội hướng đến ngoại vi. Trong mong muốn của ngài đối với sự canh tân của Giáo Hội, ngàiđã tố cáo những người chống lại sự thay đổi trong và tự bào chữa bằng cách nói, “nó luôn được thực hiện theo cách này.”
Theo cách tương tự, Hội Dòng đã dấn bước vào quá trình tái cấu trúc này, ngụ ý sự thay đổi cấu trúc và khả năng truyền giáo, tìm thấy một số kháng cự nhất định đối với việc chuyển sang tác vụ thừa sai đã được quyết định. Đây là lý do tại sao vào thời điểm này, thật là phù hợp để tham chiếu Hiến pháp số 13 nói với chúng ta về sự năng động thừa sai: “Trong việc thực hiện sứ mạng của mình, Hội Dòng tìm cách hành động với những sáng kiến táo bạo và năng động. Được kêu gọi để thực hiện một cách trung thành sứ mạng thừa sai mà Thiên Chúa đã ủy thác qua nhiều thời đại, họ đang nổ lực để thi hành sứ mạng của mình.”
Hiến pháp 90 quy định rằng “Các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế sẽ là những nhà thừa sai hiệu quả hơn ở mức độ họ thích nghi với hoạt vụ tông đồ của mình ngày càng đầy đủ hơn và kết hợp nó với một sự canh tân không ngừng chính mình: tâm linh, khoa học và mục vụ.”
Điều này đã được thánh Clêmentê hiểu rõ. Ngài dạy chúng ta hôm nay “tầm quan trọng của việc điều chỉnh các hoạt động mục vụ sao cho phù hợp với bối cảnh cụ thể để công bố cho mọi người về niềm vui của đời sống trong Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài” (Hajduk, 9).
Câu hỏi để suy tư:
– Tái cấu trúc đối với chúng ta ngày nay là một từ đồng nghĩa với việc hoán cải lòng trí và con tim. Mối ràng buộc nào có thể có hoặc không có lợi cho quá trình tái cấu trúc và sự đổi mới trong Giáo Hội và Hội Dòng hôm nay?
– Chúng ta có mở ra với “những điều ngạc nhiên của Chúa” hay chúng ta khép mình lại, vì sợ hãi, trước những sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần? (ĐTC Phanxicô, tháng 5 năm 2013)
– Chúng ta có quyết tâm đi trên những con đường mới mà sự ngạc nhiên của Thiên Chúa cho chúng ta thấy, hay chúng ta cuốn mình vào những cấu trúc lỗi thời đánh mất khả năng thích ứng? (ĐTC Phanxicô, tháng 5 năm 2013)
Lời cầu nguyện
Lạy Thiên Chúa nhân hậu vô biên, Ngài phục hồi vạn vật trong Đức Giê su Kitô, Đấng Cứu Thế và bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần, Chúa đổi mới mọi thứ theo hình ảnh của Ngài. Xin ban cho chúng con, nhờ sự chuyển cầu của thánh Clêmentê, cũng có thể đọc các dấu chỉ của thời đại và có thể ứng đáp một cách trung thành và theo một cách hoàn toàn mới, để đáp trả lời gọi Ngài ban cho chúng con trở nên cộng tác viên trong công trình Cứu Chuộc. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp nâng đỡ Hội Dòng của chúng con ở đây và bây giờ, đặc biệt là trong quá trình tái cấu trúc này. Amen.
Chuyển ngữ: Tâm An