Thánh Clemente trông như thế nào?

S-Clement_Rinn-slider-696x294

Khuôn mặt của Thánh Clemente Hofbauer

Lưu ý về bức tranh đầu tiên

Khi tiếng chuông kinh cầu Đức Bà vang lên, vào ngày 15 tháng 3 năm 1820, Thánh Clement Maria Hofbauer qua đời. Thi thể Ngài được diện lên bộ trang phục theo truyền thống Dòng Chúa Cứu thế, dây stole màu tím, được thêu biểu tượng của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và một chiếc mũ cạnh vuông. Thi thể Ngài đã được chuyển đến ngôi nhà trống của các giáo sĩ Ursuline để tạo điều kiện cho các chuyến viếng thăm tang. Tin buồn nhanh chóng lan khắp Vienna và một đám đông tín hữu đổ xô đến để chào tạm biệt Ngài lần cuối.

Đêm khuya, sau khi dòng du khách ngừng lại,  Cha Friedrich Rinn Dòng Tên, một trong những tín đồ nhiệt thành của Thánh Clemente, bắt đầu vẽ chân dung của Thánh Clemente, và đề ở dưới cùng câu trích sách Huấn Ca: “Phúc cho ai được nhìn thấy ông, và cho kẻ được an nghỉ trong tình yêu Thiên Chúa, vì tất cả chúng tôi chắc chăn cũng sẽ được sống” (Hc 48,11).

Hình 1 - Rinn F., Clemente M. Hofbauer (15 marzo 1820)

Hình 1 – Rinn F., Clemente M. Hofbauer (15 marzo 1820)

 

Từ bức tranh này (Hình 1), như ghi chú của Cha Michele Haringer (Cuộc đời may mắn của Thánh Clemente M. Hofbauer, Roma 1888, 332 ghi chú 4), gần như tất cả các bức tranh về Thánh Clemente Maria Hofbauer đã ra đời.

Tuy nhiên, đây không phải là hình ảnh đầu tiên của Thánh Nhân được vẽ bởi Cha Rinn. Thực tế, ngài đã làm điều đó trong khi Thánh Clemente vẫn còn sống. Đó là một bản vẽ nhỏ bằng màu nước  trên bìa cứng, được bảo quản trong Văn Phòng Lưu Trữ DCCT ở Tỉnh Vienna (Hình 2).

Trong khi trong bức chân dung ngày 15 tháng 3 năm 1820, Thánh Clemente được chiêm ngưỡng trong sự im lặng của cái chết, thì trong bức tranh sơn màu nước, ngài được mô tả đang tạo dáng, có lẽ đang ngồi, với đầu quay về phía người quan sát và tay trái của ngài đặt lên trên cánh tay phải như thể đang tỳ lên một chiếc bàn. Vì không có thuật mổ xẻ cách chính xác về bức tượng bán thân và sự thiếu rõ nét của khuôn mặt và bàn tay, nhiều người cho rằng đây là một bản phác thảo, hướng tới một bức tranh dứt khoát tiếp theo. Có lẽ Rinn đã nhanh chóng vẽ lên vị Thánh, cẩn thận hơn trong việc nắm bắt các đặc điểm hình thái của cái đầu và biểu hiện của khuôn mặt hơn là chăm sóc sự chính xác hình thức.

Fig. 2 – Rinn F., Clemente M. Hofbauer (Ritratto acquerello)

Fig. 2 – Rinn F., Clemente M. Hofbauer (Ritratto acquerello)

Tuy nhiên, trong cả hai cách trình bày, có thể thấy được biểu cảm của vị Thánh là thanh thản và mỉm cười. Đây là một đặc điểm mà một số nhân chứng trong quá trình phong thánh đã ghi nhớ. Trong số nhiều người, Chị Giacoma de Welschenau đã nhấn mạnh rằng: Sự xuất hiện của ngài mang dấu ấn của sự nghiêm túc dễ thương, một niềm vui thầm lặng và một sự bình yên không bị quấy rầy bởi một niềm say mê thực sự (Haringer M., o.c., 340).

Từ bức tranh sau đây, có thể thấy rằng các họa sĩ không phải lúc nào cũng chỉ đề cập đến tác phẩm cuối cùng của Rinn. Trên thực tế, một vài thập kỷ sau cái chết của Thánh Clemente, tác giả E. von Unkrechtsberg, một giáo dân Dòng Ba của DCCT, đã đặt một bức chân dung với màu nước làm tài liệu tham khảo và gửi một bức ảnh về họa sĩ Joseph von Führich (1800- 1876), người mà sau này sẽ được gọi là “Nhà thần học với nét bút”, là nhân vật quan trọng nhất của phong trào hội họa Nazarene ở Áo và, từ năm 1840, trở thành giáo sư biên soạn lịch sử tại Học viện Vienna.

Von Unkrechtsberg, trong bức thư của mình, đã chỉ rõ rằng, trong bức tranh sơn màu nước, “ngoại trừ, có lẽ, mái tóc của Thánh Clemente quá ngắn và quá xám”, “Người tôi trung của Chúa” đã được vẽ với sự sáng chói rõ ràng mà Ngài có trước khi qua đời (Cf. Monumenta Hofbaueriana, XII, 1939, 59).

Fig.-3-Petrak-A.-Clemente-M.-Hofbauer-Incisione-619x1024

Ngoại trừ bản in khắc của A. Petrak, ngày 1864 (Hình 3), mô phỏng tuần tự bức chân dung năm 1820, trong các tác phẩm của các họa sĩ sau này, trong số đó có H. Windahausen Jr, H. Burkhardt, G. Gagliardi, chỉ để đặt tên một số ít, có thể xác minh rằng tất cả họ đã lấy hai tác phẩm của Cha Rinn làm mô hình, trong một số trường hợp riêng lẻ, trong những trường hợp khác bằng cách hợp nhất chúng thành một tác phẩm.

Từ hai bức chân dung của Cha Friedrich Rinn, có thể nhận biết các đặc điểm thân thể và biểu cảm đặc trưng nhất của Thánh Clemente, từ mô tả chi tiết về người theo dõi ngài đầu tiên tại Vienna, Giuseppina Biringer, chúng ta cũng được biết về ý nghĩa của vóc dáng con người, thái độ và y phục. Đây là lời chứng cuẩ Biringer trong án tuyên thánh:

Ngài có vóc dáng trung bình và dáng người khỏe khoắn, ngực và vai rộng, cổ khá ngắn, đầu tròn và dáng chuẩn, khuôn mặt khá tròn chứ không thuôn. Mặc dù ngài luôn duy trì thái độ trang nghiêm, ngài vẫn dễ thương và luôn mỉm cười. Đôi mắt ngài thường hé ra; nhưng khi ngài nói về bất kỳ sự thật nào của đức tin, thì ngài sẽ thay đổi khuôn mặt ngay tức khắc. Khi bước đi, ngài hướng thẳng về phía trước, chỉ có phần đầu hơi cúi một chút. Mặc dù ngài ăn ít và bị áp bức bởi công việc liên tục, ngài cũng không bị cho là hốc hác; và cả khi ngài được nhìn nhận là một người đàn ông mạnh mẽ và tràn đầy sức sống, cả tư thế cơ thể và bất kỳ chuyển động nào khác đều không kiêu kỳ. Ngài luôn mặc áo dòng; vào mùa hè, ngài mặc một chiếc áo choàng bằng vải đen nhạt có cổ áo , mà ngài thường quấn quanh mình để không thể nhìn thấy chuỗi tràng hạt mà ngài thường cầm trên tay; vào mùa đông, ngài mặc một chiếc áo choàng bằng vải màu ngọc lam. Cái đầu, ngay cả khi ngài ra ngoài đường, cũng được che  bằng một chiếc calotte màu đen đơn giản (mũ sọ). Tóc ngài màu đen, và trong vài năm gần đây đã chuyển thành hoa râm” (Hariger M., o.c., 338).

Cha A. Marrazzo C.S.R. – Cha A. Owczarski C.Ss.R.

Hoàng Việt chuyển ngữ (theo Scala News)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết