Tháng Truyền giáo Ngoại thường: Khoảnh khắc của sự đổi mới đối với Giáo hội Công giáo Kazakhstan

Các tín hữu Công giáo chỉ chiếm 1% dân số ở Cộng hòa Xô viết cũ. Những lời chứng, đời sống gương mẫu của các Thánh, các cuộc hành hương và Thánh lễ chính là những trung tâm điểm của việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường trong tháng này. “Chúng tôi hy vọng sẽ chạm đến được trái tim của mọi người bằng cách nói chuyện trực tiếp với họ bằng ngôn ngữ của họ”, Linh mục Kropfreiter nói.

KAZAKHSTAN_-_1022_-_Missione_1_(600_x_450)

Nur-Sultan (AsiaNews)Tháng Truyền giáo ngoại thường chính là thời gian đặc biệt để đổi mới tinh thần của Giáo hội Công giáo nhỏ bé của Kazakhstan và đồng thời làm chứng cho Chúa Kitô bằng cách phục vụ mọi người và học ngôn ngữ chính thức của đất nước này , Linh mục Leopold Kropfreiter phát biểu với AsiaNews.

Đối với nhà truyền giáo thuộc Dòng Tôi Tớ Chúa Giêsu và Đức Mẹ thuộc Giáo phận Nur-Sultan (ex Astana), cộng đồng Công giáo địa phương, bị tàn phá bởi sự cai trị của Liên Xô và lao động cưỡng bức, hiện đang trải nghiệm một cuộc sống mới, tái khám phá đời sống của các Thánh và các truyền thống văn hóa của đất nước, mà các nhà truyền giáo được mời gọi để học hỏi nếu họ muốn “ngỏ lời với tâm hồn của người dân”. Bên dưới đây là câu chuyện của vị giáo sĩ.

Việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường là vô cùng quan trọng đối với Giáo hội tại Kazakhstan, một quốc gia nơi mà tỷ lệ người Công giáo chỉ chiếm một con số nhỏ bé và đang có chiều hướng suy giảm. Chỉ hơn một phần trăm trong tổng số 18 triệu dân của Kazakhstan là thành viên của Giáo hội Công giáo. Hơn 70 phần trăm dân số là người Hồi giáo. Trong bối cảnh này, Tháng Truyền giáo có một vai trò đặc biệt quan trọng.

Khi ĐTC Phanxicô công bố Tháng Truyền giáo Ngoại thường vào tháng 10 năm 2019, Ngài đã nhấn mạnh bốn chiều kích, vốn có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện chương trình của Tháng Truyền giáo: cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô trong Giáo hội của Ngài, chứng ngôn truyền giáo, việc đào tạo hoạt động truyền giáo, và tinh thần bác ái truyền giáo. Trong quá trình chuẩn bị, chúng tôi chú trọng đến việc chú ý đặc biệt đến bốn khía cạnh này.

Kazakhstan từng là một phần của Cộng hòa Xô viết. Trong những năm 30 và 40, hàng trăm ngàn Kitô hữu đã bị trục xuất đến Kazakhstan, nơi mà họ bị giam cầm trong các trại tập trung và phải chịu đựng tình trạng lao động cưỡng bức. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều hậu duệ của những người Công giáo này đã có cơ hội trở về các quốc gia xuất xứ của họ dẫn đến kết quả là tỷ lệ người Công giáo ở quốc gia này giảm một cách đáng kể trong khi số người Hồi giáo đã tăng gần gấp đôi trong vòng 30 năm qua.

Các ngôn ngữ chính thức của đất nước là tiếng Kazakh và tiếng Nga. Theo truyền thống, tiếng Nga vẫn được sử dụng làm ngôn ngữ trong phụng vụ. Từ đầu Tháng Truyền giáo Thế giới, các khóa đào tạo tại Kazakhstan, vốn bắt buộc đối với các nhà truyền giáo, đã được cung cấp trên khắp Giáo phận Astana. Bằng cách này, chúng tôi đang hướng tới việc thúc đẩy một cuộc đối thoại chuyên sâu hơn và liên hệ chặt chẽ hơn với người dân Kazakhstan, với dân số khoảng 12 triệu người, chiếm phần lớn cư dân của Kazakhstan. Chúng tôi hy vọng sẽ chạm đến trái tim của mọi người bằng cách nói chuyện trực tiếp với họ bằng ngôn ngữ của họ.

Một trong những điểm nổi bật của Tháng Truyền giáo Thế giới đó chính là cuộc hành hương truyền giáo đến Đền thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu tại Pavlodar, nằm ở phía đông bắc của đất nước. Chuyến hành hương này chính là một cơ hội tuyệt vời để tiếp xúc với nhiều nhà truyền giáo và các tín hữu mà những câu chuyện về cuộc sống và chứng ngôn của họ đã được chứng minh là một sự phong phú tuyệt vời cho chúng ta. Con đường đến địa điểm hành hương này dẫn qua những thảo nguyên rộng lớn, hoang vu. Điểm dừng chân đầu tiên trên tuyến đường dẫn đến đây chính là thị trấn than đá Ekibastuz, nơi mà rất nhiều người đã phải chịu đựng công việc lao động nặng nhọc trong những điều kiện tồi tệ nhất có thể trong thời Liên Xô. Một điểm dừng nữa bao gồm thị trấn Shalbakti gần biên giới Nga. Các nhà truyền giáo, những người đến từ khắp mọi miền trên trái đất, sống và làm việc với tinh thần nhiệt huyết vì Thiên Chúa và vì người dân tại Kazakhstan.

KAZAKHSTAN_-_1022_-_Missione_2_(600_x_450)

KAZAKHSTAN_-_1022_-_Missione_8_(600_x_450)

KAZAKHSTAN_-_1022_-_Missione_14_(600_x_450)

Cuộc hành hương bắt đầu bằng việc cử hành Thánh lễ, sau đó là cuộc trò chuyện về đời sống truyền giáo của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu. Điều đó trở nên rõ ràng từ đời sống gương mẫu của vị Thánh vĩ đại đối với sứ mạng truyền giáo của thế giới rằng tất cả những người đã được rửa tội đều có thể trở thành một nhà truyền giáo.

Điểm nổi bật của cuộc hành hương đó chính là Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Thomas Peta chủ sự, người đã nhấn mạnh trong bài giảng Thánh lễ của mình rằng vùng đất truyền giáo đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là mảnh đất tâm hồn của một người. Chỉ khi chúng ta thực sự quy hướng về Thiên Chúa, thì lúc đó chúng ta mới có khả năng trở thành một trong những nhà truyền giáo của Ngài.

Sau Thánh lễ là một chương trình hòa nhạc đầy sắc màu, trong đó bao gồm các nhóm người trong nhiều loại trang phục dân tộc trình diễn những bài hát dân gian bằng ngôn ngữ của họ, tiếng Kazakh, tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Đức và tiếng Ba Lan. Ở đây, người ta có thể trải nghiệm thực tế rằng Giáo hội hoàn toàn không phải là một Giáo hội quốc gia, mà trên thực tế, đó chính là Giáo hội hoàn vũ hay nói cách khác – Giáo hội Công giáo.

Tháng Truyền giáo Thế giới tại Kazakhstan đã dẫn đến một sự nhận thức mới rằng tất cả mọi Kitô hữu đã được rửa tội đều có một ơn gọi để trở thành một nhà truyền giáo. Nhiệm vụ tuyệt vời tiếp theo của chúng ta sẽ chính là mời tất cả mọi người thậm chí ngay cả với một nền tảng Hồi giáo theo cách thức cởi mở và can đảm hơn để ngày càng trở nên thân thuộc hơn với Giáo hội của Chúa Kitô.

Linh mục Leopold Kropfreiter

Nhà Truyền giáo thuộc Giáo phận Nur-Sultan (ex Astana)

 Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết